Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền

pdf
Số trang Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền 18 Cỡ tệp Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền 607 KB Lượt tải Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền 2 Lượt đọc Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền 89
Đánh giá Bài tiểu luận Triết học: Học thuyết âm dương, ngũ hành và vận dụng trong y, dược học cổ truyền
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 18 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG, NGŨ HÀNH VÀ VẬN DỤNG TRONG Y- DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN GVHD: TS. VŨ VĂN VINH HVTH: PHẠM TRẦN THU HÀ CH 20- MHV: 1511014 HÀ NỘI 2015 1 PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Học thuyết Âm Dƣơng 1.2. Học thuyết Ngũ Hành CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG- NGŨ HÀNH TRONG YDƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN 2.1. Mối quan hệ giữa học thuyết Âm dƣơng và học thuyết Ngũ hành vận dụng trong Y- dƣợc cổ truyền 2.2. Sự vận dụng thuyết Âm Dƣơng trong y- dƣợc học cổ truyền: 2.1.1. Học thuyết Âm Dương và cơ thể. 2.1.2. Học thuyết Âm Dương và sính lý. 2.1.3. Học thuyết Âm Dương và bệnh lý. 2.1.4. Học thuyết Âm Dương và chẩn bệnh. 2.1.5. Học thuyết Âm Dương và điều trị. 2.1.6. Học thuyết Âm Dương và phòng bệnh. 2.1.7. Học thuyết Âm Dương và dược học. 2.3. Sự vận dụng thuyết Ngũ Hành trong y- dƣợng học cổ truyền: 2.3.1. Học thuyết Ngũ Hành và cơ thể. 2.3.2. Học thuyết Ngũ Hành và sinh lý. 2.3.3. Học thuyết Ngũ Hành và bệnh lý. 2.3.4. Học thuyết Ngũ Hành và chẩn bệnh. 2.3.5. Học thuyết Ngũ Hành và điều trị. 2.3.6. Học thuyết Ngũ Hành và phòng bệnh. 2.3.7. Học thuyết Ngũ Hành và dược học. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, một trong những nền văn minh sớm nhất của nhân loại, đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Chính trong quá trình lịch sử đó, học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành ra đời. Hai học thuyết này không những được nhiều trường phái triết học tìm hiểu, lý giải, khai thác mà còn được nhiều ngành khoa học khác quan tâm vận dụng, nổi bật là sự vận dụng trên lĩnh vực Y- dược học cổ truyền. Chính vì vậy, tìm hiểu học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành là việc cần thiết để lý giải những đặc trưng của nền Y-dược học cổ truyền phương Đông. 2. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành và việc vận dụng hai học thuyết này vào Y- Dược học cổ truyền. 3. Phạm vi nghiên cứu: Học thuyết Âm Dương, Học thuyết Ngũ Hành và việc vận dụng trong Y- Dược học cổ truyền. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1. Cơ sở phƣơng pháp luận Đề tài triển khai dựa trên nội dung của thuyết Âm Dương- Ngũ Hành và việc vận dụng trong nền Y- Dược học cổ truyền. 4.2. Các phƣơng pháp cụ thể Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: Phương pháp lịch sử, Phương pháp phân tích tổng hợp,… 5. Kết cấu đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Vận dụng học thuyết Âm Dương, học thuyết Ngũ Hành vào Y- dược học cổ truyền. 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI 1.1. Học thuyết Âm Dƣơng: Khái niệm ban đầu của âm, dương đến từ sự quan sát thiên nhiên và môi trường: “Âm”- là bên râm của sườn núi, “ Dương” là phía bên nhiều nắng. Sau đó, suy nghĩ này được sử dụng trong việc tìm hiểu những thứ khác nhau, mà chúng xuất hiện theo dạng từng cặp, có đặc tính là đối lập, mâu thuẫn thống nhất, bổ sung cho nhau trong tự nhiện: bầu trời và trái đất, nước và lửa, ngày và dêm, nam và nữ… 1.1.1. Định nghĩa: Học thuyết Âm Dương là vũ trụ quan của triết học Trung Hoa cổ đại về cách thức vận động của mọi vật, mọi hiện tượng; dùng để giải thích sự xuất hiện, tồn tại, chuyển hóa lặp đi lặp lại có tính chu kỳ của sự vật. 1.1.2. Nội dung học thuyết Âm dƣơng: Khái niệm Âm- Dương được hình Thiếu âm tượng hóa bằng một vòng tròn khép kín. Đường cong chữ S ngược chia hình tròn ra hai phần, trong mỗi phần có một vòng tròn Thái dương nhỏ. Ở đây, vòng tròn lớn mang ý nghĩa sự thống nhất của một sự Thái âm vật, chữ S ngược cho phép liên hệ sự tương đối và chuyển hóa âm dương; hai vòng tròn nhỏ biểu thị hai thái cực âm và dương ( thiếu Thiếu dương âm và thiếu dương) Hình 1: Biểu tượng Âm dương  Âm dƣơng đối lập: - Là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh lẫn nhau giữa hai mặt Âm- Dương. - Học thuyết Âm dương cho rằng mọi thứ đều có hai mặt của nó là âm và dương. Hai mặt này tương tác, kiểm soát lẫn nhau để giữ trạng thái cân bằng liên tục.  Âm dƣơng hỗ căn: - Là nương tựa lẫn nhau, bắt rễ với nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau. - Âm dương liên kết với nhau để tạo thành một thực thể, chúng không thể thiếu nhau hoặc đứng một mình. Chúng phụ thuộc vào nhau để có thể xây dựng nên định nghĩa và chỉ có thể được đo bằng cách so sánh với nhau. 4 So sánh giữa âm và dương còn liên quan đến đối tượng được so sánh- âm dương mang tính chất tương đối. Âm dƣơng bình hành- tiêu trƣởng: - Là cùng vận động song song với nhau nhưng theo hướng đối lập, cái này tăng thì cái kia giảm, cái này mất đi thì cái kia xuất hiện. - Âm và dương đạt được một trạng thái cân bằng bởi sự tương tác và kiểm soát lẫn nhau. Sự cân bằng này không tĩnh và cũng không tuyệt đối, nhưng được duy trì trong một giới hạn nhất định. Tại thời điểm nào đó, âm thịnh lên, dương suy giảm đi và ngược lại. - Khi một thuộc tính phát triển đến cùng cực, nó sẽ trải qua một sự biến đổi ngược lại thành thuộc tính đối diện“Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương”.. Sự chuyển đổi đột ngột này thường diễn ra trong một tình huống cố định. Sự chuyển đổi này là nguồn gốc của tất cả các thay đổi, cho phép âm dương hoán đổi cho nhau ( âm dương chuyển hóa) Tóm lại, hai thuộc tính cơ bản của âm dương đó là: - Tồn tại khách quan, có sẵn trong vạn vật. - Âm dương mang tính tương đối. Học thuyết Ngũ hành: Định nghĩa: Học thuyết Ngũ Hành là vũ trụ quan của triết học Trung Hoa cổ đại dùng để mô tả mối tương tác giữa sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Nội dung học thuyết Ngũ Hành: Vạn vật đều được cấu thành bởi năm vật chất, năm yếu tố cơ bản đó là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy -  1.2. 1.2.1. 1.2.2.  Hiện tƣợng Vật chất Màu sắc Vị Hóa sinh Khí Phương Mùa Mộc Gỗ, cây Xanh Chua Sinh Phong Đông Xuân Hỏa Lửa Đỏ Đắng Trưởng Thử Nam Hạ Ngũ hành Thổ Đất Vàng Ngọt Hóa Thấp Trung Trưởng hạ Kim Kim loại Trắng Cay Thu Táo Tây Thu Thủy Nước Đen Mặn Tàng Hàn Bắc Đông Bảng 1: Ngũ hành và giới tự nhiên 5 Mộc: là hình thái sinh trưởng ( nghĩa hẹp là cây, gỗ). Đặc tính của mộc là hướng lên trên, hướng ra ngoài. Mộc đại diện cho công năng sinh trưởng không ngừng của vạn vật. - Hỏa: là sức nóng ( nghĩa hẹp là lửa). Đặc tính của hỏa là bốc lên trên ( thượng thăng). Hỏa đại diện cho tính năng thăng hoa, chói lọi và ấm nóng. Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng hun đốt, bốc lên trên và ôn nhiệt đều thuộc Hỏa. - Thổ: nghĩa hẹp là đất. Đặc tính hóa sinh, truyền tải và thu nạp… được coi là mẹ của vạn vật. Thổ bao gồm sự sinh trưởng, là cội nguồn cho sự sinh tồn. Tất cả các sự vật có tính năng sinh hóa, truyền tải, thu nạp đều quy nạp vào Thổ. - Kim: nghĩa hẹp là kim loại. Đại biểu cho tính năng ngưng kết, tính thanh trừng, túc giáng, thu liễm, sạch sẽ. Tất cả các sự vật và hiện tượng sau khi sinh trưởng mà đạt được trạng thái ngưng kết thì được quy vào Kim. - Thủy: nghĩa hẹp là nước. Đặc tính là tư nhuận, hướng xuống dưới và bể tàng. Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng mát lạnh, tư nhuận, bể tàng, hướng xuống dưới đều được quy nạp vào Thủy.  Trong điều kiện bình thƣờng: Ngũ hành hoạt động theo quy luật Tương sinh- Tương khắc ( Hình 2 ): - Tương sinh: Hành này hỗ trợ, thúc đẩy hành kia, theo quy luật hành đứng sau, sinh ra, thúc đẩy hành đứng phía trước: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc, cứ thế phát triển luân hồi. - Tương khắc: Hành này ức chế, kìm hãm hành kia. Hành kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa lại khắc kim.Tương sinh- Tương khắc không tồn tại đơn độc, trong tương sinh giúp đỡ nhau để sinh trưởng đã có ngụ ý tương khắc để duy trì sự cân bằng, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.  Trong điều kiện khác thƣờng:Ngũ hành hoạt động theo quy luật Tương thừaTương vũ. - Tương thừa: Hành đi khắc mạnh hơn hành được khắc: kim khắc mộc- kim mạnh hơn mộc; mộc khắc thổ- mộc mạnh hơn thổ; thổ khắc thủy- thổ mạnh hơn thủy; thủy khắc hỏa- thủy mạnh hơn hỏa. - 6 Tương vũ: Hành bị khắc mạnh hơn hành đến khắc: hành mộc mạnh hơn hành kim, thổ mạnh hơn mộc, thủy mạnh hơn thổ, hỏa mạnh hơn thủy, kim mạnh hơn hỏa.  Quy luật chế hóa (chế ƣớc) ngũ hành: Chế hóa là chế ức và sinh hóa phối hợp với nhau. Chế hóa bao gồm cả tương sinh và tương khắc, hai hiện tượng này gắn liền với nhau nhằm biểu thị sự cân bằng trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hóa khác thường. - Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. - Hỏa khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa. - Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ. - Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim. - Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc thủy. - Tóm lại, các quy luật của thuyết Ngũ Hành nói lên sự vận động, chuyển hóa, chế ước lẫn nhau. Một hành bị ràng buộc và quan hệ chặt chẽ với bốn hành đứng cạnh. Mỗi hành đều tự vận động bên cạnh sự hoạt động của bốn hành còn lại, càng làm cho các quy luật hoạt động của ngũ hành phức tạp và thêm phong phú. 7 Chƣơng 2: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƢƠNG, HỌC THUYẾT NGÙ HÀNH TRONG Y- DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN Mặc dù học thuyết Âm dương và học thuyết Ngũ hành đã ra đời cách đây hơn 30 thế kỷ, song cho đến hiện nay, hai học thuyết này vẫn không ngừng được vận dụng và phát huy đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền. Vì chúng đã nêu ra được những quy luật có tính tiền đề. Những quy luật đó đã được các nhà y học vận dụng vào lĩnh vực của mình, ngày càng làm cho chúng thêm sâu sắc, phong phú và trở thành phương tiện chủ đạo cho mọi hoạt động của Y học cổ truyền, về phòng và trị bệnh, trong đó kể cả phần Y lần phần Dược. Mối quan hệ giữa Âm dƣơng và Ngũ hành trong Y- Dƣợc học cổ truyền: Các nhà y học Phương Đông cho rằng: “ Cơ thể con người có rất nhiều bộ phận ( tạng, phủ, kinh, lạc…), mỗi bộ phận đều có Dương và Âm được phân loại vào Ngũ hành, do đó, chỉ dùng riêng một học thuyết để giải thích và phân tích vấn đề con người có lúc sẽ không được toàn diện. ChỈ khi nào kết hợp cả hai học thuyết thì mới có thể thu được kết quả đầy đủ. Như Ngũ tạng, Lục phủ thì tạng là âm, phủ là dương; muốn giải thích sự phát triển của tạng (phủ) thì dùng học thuyết Âm dương để thuyết minh. Nếu nói về quan hệ sinh lý giữa tạng phủ thì dùng thuyết Ngũ hành để thuyết minh vì giữa ngũ tạng có quan hệ tương sinh- tương khắc, hợp lại là quy luật chế hóa, tương thừa- tương vũ” Vì vậy, phải vận dụng kết hợp cả Âm dương và Ngũ hành khi bàn đến thực tế lâm sàng mới có thể phân tích sâu sắc kỹ càng hơn về những vấn đề trong Y học và các lĩnh vực khác. Có thể thấy, trên cơ bản Âm dương hợp với Ngũ hành thành một khâu hoàn chỉnh, giữa Âm dương với Ngũ hành có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. 2.2. Vận dụng học thuyết Âm dƣơng trong Y- dƣợc học cổ truyền: 2.2.1. Âm dƣơng và cơ thể: ( Hình 3)  Học thuyết âm dương khẳng định cơ thể con người là một khối thống nhất. Các cơ quan trong cơ thể được phân loại vào các khía cạnh âm hay dương dựa trên chức năng và vị trí của chúng.  Ngũ tạng: Can, tâm, tỳ, phế, thận- thuộc Âm. Lục phủ: Vị, đởm, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu- thuộc Dương. Trong mỗi tạng phủ, đều có phần âm phần dương ( Can: có can âm, can dương; Tâm: có tâm âm, tâm dương…) Tính chất tương đối của âm dương thể hiện ở tạng như: Tâm là tạng thuộc dương trong âm: tâm nằm ở ngực thuộc phần dương. Hay Can là tạng âm trong âm: can nằm ở phần trung tiêu- phần bụng- thuộc âm. 2.1. 8  Lưng: thuộc Dương. Phần ngực thuộc Dương trong dương.  Các đường kinh Dương trên cơ thể được phân bố ở phía sau lung, mé ngoài của chân, tay và mạng sườn. Các đường kinh Âm được phân bố ở phía bụng, phía trong cánh tay và chân…  Khí, trạng thái năng lượng cơ thể đưa lại công năng của cơ nhục, hoạt động của tạng phủ… thuộc Dương. Huyết, tinh, tân dịch- thuộc Âm.  Da lông thuộc Dương. Xương tủy thuộc Âm. Hình 3: Phân loại Âm Dương của cơ thể 2.2.2. Âm dƣơng và sinh lý:  Khi phần âm và phần dương trong cơ thể cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh. Bản thân cơ thể luôn có sự điều chỉnh để âm dương cân bằng.  Thuộc tính âm- vật chất dinh dưỡng: là cơ sở vật chất cho sự chuyển đổi thành thuộc tính dương- cơ năng hoạt động. Trong khi các kết quả hoạt động của thuộc tính dương dẫn đến sự hình thành các thuộc tính âm. Âm dương chuyển hóa qua lại lẫn nhau.  Khí tạo ra huyết và thúc đẩy lưu thông. Mặt khác, huyết mang và nuôi dưỡng khí.  Tạng thuộc âm do có chức năng tàng trữ. Phủ thuộc dương do có chức năng truyền tải, tiêu hóa, bài tiết. 9 2.2.3. Âm dƣơng và bệnh lý:  Học thuyết âm dương cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm dương dẫn đến tình trạng thắng hoặc suy của âm, dương ( Hình 4) Hình 4: Mất cân bằng âm dương  Sự xuất hiện của bệnh tật còn liên quan tới chính khí- sức đề kháng của cơ thể và tà khí- các tác nhân gây bệnh. Học thuyết âm dương có thể được sử dụng để khái quát hóa các mối quan hệ tương tác giữa sức đề kháng của cơ thể và các tác nhân gây bệnh.  Các yếu tố gây bệnh được chia thành yếu tố gây bệnh mang thuộc tính âm hay thuộc tính dương. Chính khí cũng bao gồm 2 phần âm và dương. Tác nhân gây bệnh mang thuộc tính dương: thường có khuynh hướng ảnh hưởng tới vật chất dinh dưỡng ( âm). Tác nhân gây bệnh mang thuộc tính âm: thường có khuynh hướng ảnh hưởng tới công năng hoạt động ( dương)  Thay đổi bệnh lý rất đa dạng, được giải thích trên sự mất cân bằng âm dương dẫn đến các vấn đề và biểu hiện bệnh lý khác nhau, được tóm tắt thành bảng sau: 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.