Bài tiểu luận: Sinh học phát triển cá thể và quần thể

pptx
Số trang Bài tiểu luận: Sinh học phát triển cá thể và quần thể 20 Cỡ tệp Bài tiểu luận: Sinh học phát triển cá thể và quần thể 820 KB Lượt tải Bài tiểu luận: Sinh học phát triển cá thể và quần thể 0 Lượt đọc Bài tiểu luận: Sinh học phát triển cá thể và quần thể 10
Đánh giá Bài tiểu luận: Sinh học phát triển cá thể và quần thể
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÀI TIỂU LUẬN SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ Giảng viên hướng dẫn: GS –TSKH Vũ Quang Mạnh Họ và tên: Đỗ Trung Đức Bộ môn : Di truyền học I II III • Pha phân chia ở tế bào thực vật • Pha sinh trưởng ở tế bào thực vật • Pha phân hóa ở tế bào thực vật I. Pha phân chia ở tế bào thực vật. 1. Gian kỳ. a. Pha G1 Các sự kiện chính: • Chín; hoạt động; già • Bước vào vùng phân bào mới • Bước vào pha Go, pha nghỉ hay pha phân hoá Cuối pha G1, tế bào có thể: • Bước vào pha Go: tế bào bước vào vùng chuyên hoá • Đi vào pha S để tiếp tục bước vào pha phân chia. Chức năng của các tế bào pha G1: - Đầu pha G1, các tế bào con vừa được phân chia, vì vậy khối lượng tế bào con bằng 1/2 tế bào mẹ. - Các tế bào con phải tổng hợp các enzim và các phân tử rARN, tARN, mARN trước khi bước vào pha M. b. Pha S hay pha sao chép ADN S G1 S c. Pha G2 Các đặc tính của pha G2: - Pha này ngắn, kéo dài từ 4-5 giờ, bắt đầu ngay sự tái bản ADN vừa hoàn thành. - Tế bào thường chứa một số lượng gấp đôi ADN. - Pha này chuẩn bị cho pha phân bào: một số yếu tố được tổng hợp, đặc biệt là yêu tố gây xoắn nhiễm sắc thể. 2. Nguyên phân a. Kì đầu: Các hiện tượng xảy ra trong nhân: - Mỗi nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc thể con nối liền với nhau ở tâm động nằm trong eo sơ cấp. - Hạch nhân giảm kích thước và biến mất hoàn toàn. - Màng nhân phân cắt thành các bọng nhỏ. Các hiện tượng xảy ra trong tế bào chất: - Hình thành hai cực phân bào, từ các cực này, các vi quản của thoi phân bào hình thành. b. Kì giữa: - Các nhiễm sắc thể kì giữa được xoắn mạnh nhất. - Các nhiễm sắc thể xếp hàng một trên mặt phẳng xích đạo - Các vi quản đính thoi mà một đầu của chúng néo trên các vùng đính thoi (cực dương), đầu khác nằm trong khối vật chất của các cực phân bào ( cực âm). c. Kì sau: - Đặc trưng của kì sau là các nhiễm sắc thể được phân thành hai lô giống nhau. - Mỗi nhiễm sắc thể tương đồng di chuyển về một trong hai cực của tế bào. - Sự phân chia tế bào chất: Tế bào chất được phân chia thành hai phần chứa hai nhân con, nó được bắt đầu cuối pha sau, do hình thành rảnh phân chia (thể sinh màng) trên màng ngoại chất. d. Kì cuối: - Các nhiễm sắc thể trở nên ít chặt, chúng tháo xoắn. - Màng kép nhân được cấu tạo lại. - Cuối chu kì phân bào, các hạch nhân xuất hiện lại từ các tổ chức hạch nhân của một vài nhiễm sắc thể có eo thứ cấp. Đồng thời màng ngoại chất và vách xenluloza hình thành để tách hai tế bào con ra khỏi tế bào mẹ. II. Pha sinh trưởng kéo dài Gồm 3 loại mô sinh trưởng Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh tầng Mô phân sinh lóng 1. Đặc trưng sinh lý. - Tế bào tăng nhanh về kích thước và khối lượng. - Bắt đầu xuất hiện không bào. - Sự hấp thụ nước thẩm thấu của không bào có ý nghĩa quan trọng 2. Các tác nhân điều tiết sinh trưởng kéo dài. Ðiều kiện quan trọng nhất cho tế bào giãn được là sự có mặt của các phytohormone kích thích sự giãn của tế bào. Chất quan trọng nhất là auxin và giberellin *AUXIN *GIBERELLIN III. Pha phân hóa • Các tế bào sau khi hoàn thành pha giãn bằng các con đường khác nhau mà chúng phân hóa thành các tế bào của các loại mô thực hiện các chức năng sinh lý riêng biệt, cho nên về hình thái và cấu trúc của tế bào đã thay đổi nhiều. Sự phân hoá này nhờ một số gen ở bên trong tế bào quy định. Chẳng hạn một số tế bào mất hết chất nguyên sinh và hóa gỗ như tế bào của mô dẫn; Một số tế bào theo hướng giảm nhân và ty thể (tế bào rây); Một số tế bào theo hướng hình thành lục lạp (mô dậu) hoặc cutin hóa, suberin hóa (mô bì).... • Trong cây có khoảng 15 loại tế bào chuyên hóa của các mô chức năng, nhưng suy cho cùng thì chúng đều được phân hóa từ một tế bào khởi nguyên là hợp tử. Sở dĩ có sự phân hóa theo các đường hướng khác nhau để hình thành nên nhiều loại tế bào hoàn toàn khác nhau là do sự hoạt hóa phân hóa các gen vốn có trong mỗi tế bào, tức là quá trình mà một gen trước đây không hoạt động nay được hoạt hóa và đồng thời một số gen đang hoạt động thì bị ức chế và ngừng hoạt động. Do đó sự phân hóa tế bào chỉ là sự hoạt hóa phân hóa gen mà không làm cho tế bào có thêm hoặc mất đi vốn gen của chúng. CÁM ƠN THẦY VÀ MỌI NGƯỜI ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.