Bài tiểu luận: Lợi ích và bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liên hệ Việt Nam

docx
Số trang Bài tiểu luận: Lợi ích và bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liên hệ Việt Nam 24 Cỡ tệp Bài tiểu luận: Lợi ích và bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liên hệ Việt Nam 57 KB Lượt tải Bài tiểu luận: Lợi ích và bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liên hệ Việt Nam 3 Lượt đọc Bài tiểu luận: Lợi ích và bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liên hệ Việt Nam 162
Đánh giá Bài tiểu luận: Lợi ích và bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liên hệ Việt Nam
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 BÀI THẢO LUẬN MÔN NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Nhóm 5 Thành viên: - Nguyễn Thị Thảo Ngân (nhóm trưởng) Lê Thị Phương Thảo Trần Thị Hoàn Thiều Thị Hường (thư ký) Trần Thị Lan Hương Hoàng Minh Nhật Tạ Minh Anh Mai Thị Ngoan Trần Thị Huyền Vũ Thị Thu Thúy Nguyễn Thị Khánh Trinh Mục lục I. Lợi ích và bất lợi của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.......................4 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................................4 2. Hình thức đầu tư...............................................................................................7 3. Lợi ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................8 4. Bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài...................................................10 II. Liên hệ Việt Nam.............................................................................................12 1. Thực trạng......................................................................................................12 2. Lợi ích............................................................................................................15 3. Bất lợi.............................................................................................................18 4. Nguyên nhân..................................................................................................20 5. Giải pháp........................................................................................................21 2 3 Đề tài: Lợi ích và bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liên hệ Việt Nam. Bài làm: I. Lợi ích và bất lợi của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". b. Nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài  Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất)của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp.  Chu kỳ sản phẩm 4 Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu rathị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.  Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này!  Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.  Tiếp cận và chuyển giao công nghệ Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực 5 đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.  Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên củaNhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. 2. Hình thức đầu tư a. Phân theo bản chất đầu tư  Đầu tư phương tiện hoạt động Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.  Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. b. Phân theo tính chất dòng vốn  Vốn chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. 6  Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.  Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. c. Phân theo động cơ của nhà đầu tư  Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.  Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí v.v...  Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 3. Lợi ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế VN từ tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bền vững ở tất cả các địa phương trong cả nước góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào VN trong một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, khí hòa dầu,tin học, ô tô..... 7 Trước hết ta phải khẳng định là: Đầu tư nước ngoài đem lại nhiều lợi ích cho thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là những nước đang phát triển như VN.  Đem lại nguồn vốn để phát triển kinh tế: Trong các lí luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn,nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. VN là một trong những nước đang phát triển, vì vậy mà chúng ta rất cần ngồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Việc huy động, thu hút vốn từ nước ngoài sẽ giúp nước ta có ngồn vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tận dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,…  Khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chúng ta còn có thể thu hút được khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới: điều đó góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế trong nước, thu hút được các chuyên gia nước ngoài vào làm việc, từ đó tạo điều kiện cho đội ngũ kĩ sư trong nước có điều kiện học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm tiến tới làm chủ công nghệ.  Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng” chính sách thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lí thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lí kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lí đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.  Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là ở các vùng kinh tế còn kém phát triển: từ đó góp phần nâng cao mức sống của người dân, tránh lãng phí nguồn lực lao động (nước ta lại là một nước có cơ cấu dân số trẻ có nguồn lực lao động dồi dào). Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. 8      Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kĩ năng nghề nghiệp mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được công ty cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kĩ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở VN, bình quân trong thời kì 2005-2010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 16 vạn việc làm mỗi năm. Ngoài ra khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động gián tiếp trong 6 năm qua. Giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà Nước: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. FDI cũng đã giúp VN có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của VN. FDI chiếm một tỉ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của VN, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong ngành may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện Học tập được kinh nghiệm quản lí, lãnh đạo điều hành doanh nghiệp công ti chuyên nghiệp của các nước tiên tiến hơn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lí, điều hành của các nhà lãnh đạo trong nước Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước: khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ công ty có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia mà ngay cả các công ty khác trong nước có quan hệ làm ăn với công ty cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tạo đà phát triển cho kinh tế trong nước: việc Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế,…FDI đã hỗ trợ VN một 9 cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để VN gia nhập ASEAN, kí kết thỏa thuận chung với EU, bình thường hóa và thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường vốn cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhất là khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam là chưa cao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều tác động tích cực, nhưng tác động đó không tự nhiên xảy ra. 4. Bất lợi của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Mặc dù FDI đã mang lại nhiều lợi ích cho nước trực tiếp nhận đầu tư, nhưng nó cũng có không ít những bất lợi gây thua thiệt ảnh hưởng xấu cho họ. Trong quá trình thu hút và quản lý FDI, các nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể phải đối điện với những bất lợi sau:  Thứ nhất, thực tiễn thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư này chỉ thực sự tích cực và góp phần làm dịu lạm phát khi chúng làm tăng cung những hàng khan hiếm, tăng nhập khẩu phụ tùng thiết bị sản xuất và công nghệ tiên tiến, từ đó làm tăng tiềm lực xuất khẩu, khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nước chủ nhà và giúp hạn chế sức ép tăng tỷ giá tiền tệ thực tế. Ngược lại, nếu thiên về khuynh hướng kích thích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãn những tiêu dùng cao cấp vượt quá khả năng kinh tế và sự tích luỹ cần thiết của nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất cân đối tài khoản vãng lai, do đó làm tăng các xung lực lạm phát tương lai của đất nước.  Thứ hai, nếu việc chuyển giao công nghệ (cả phần “cứng” lẫn phần “mềm”) không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu, thì mặc nhiên “những lợi thế tương đối của nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ – đó là một mặt. Mặt khác, khi đó nước tiếp nhận không chỉ không cải thiện được tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn phải chịu thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ “bất cập” này theo kiểu “bỏ 10 II. thì vương, thương thì tội”. Ngoài ra, còn phải kể thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế – kỹ thuật của nước tiếp nhận dòng đầu tư kiểu ấy gây ra. Do đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không như mong đợi, hoặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường, tức “một tiền gà, ba tiền thóc”.  Thứ ba, để hấp thụ được 1 USD đầu tư nước ngoài, theo tính toán của các chuyên gia thế giới, nước tiếp nhận cũng phải có sự bỏ vốn đầu tư đối ứng từ 0,5 – 3 USD, thậm chí nhiều hơn. Thêm nữa, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và dịch vụ tương ứng. “Hợp lực” của những yếu tố đó sẽ tạo nên những xung lực lạm phát mới do tính chất “quá nóng” của tăng trưởng kinh tế gây ra.  Thứ tư, cần tính đến tác động kinh tế-xã hội và môi trường tổng hợp của các dự án FDI, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và là nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc biệt, các dự án xây dựng sân golf ở đồng bằng, vùng đất màu mỡ và những dự án “bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai.  Thứ năm, các nước nhận đầu tư có thể phải tiếp nhận những công nghệ và kĩ thuật lạc hậu, từ đó có thể gây ra rất nhiều những thiệt hại cho nước sở tại về môi trường, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Các chủ đầu tư nước ngoài thường tính giá cao hơn hoặc tối thiểu bằng với mặt bằng giá quốc tế cho các nhân tố đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… từ đó gây ra những thua thiệt cho nước nhận đầu tư. Nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như giảm thuế, miễn thuế,… từ đó có thể tạo ra những bất lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước trong quá trình cạnh tranh. Đôi khi các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán ra không thích hợp đối với các nước kém phát triển. Liên hệ Việt Nam 1. Thực trạng 11 Hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để có được thành tựu đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987) với nhiều chính sách ưu đãi, mang tính hấp dẫn và thông thoáng hơn so với Luật Đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm về FDI còn hạn chế nên nhiều quy định của Luật chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam. Trong khi đó, do nhiều quốc gia nhận thức được tầm quan trọng của FDI nên đã đưa ra nhiều chiến lược cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút FDI. Do đó, để thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã phải liên tục điều chỉnh, bổ sung luật pháp, chính sách FDI. Luật Đầu tư nước ngoài đã qua năm lần sửa đổi và trở thành Luật Đầu tư chung năm 2005. Việc liên tục sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ đến cộng đồng đầu tư quốc tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh sự thông thoáng trong các quy định của Luật qua mỗi lần sửa đổi, coi Việt Nam là điểm đến lý tưởng. Song không ít nhà đầu tư nước ngoài còn băn khoăn, lo ngại, thậm chí phản ứng trước tính không ổn định và thiếu thực tiễn của các chính sách FDI. Năm 2005, trước những hạn chế, thiếu tính hấp dẫn của chính sách FDI, Việt Nam đã điều chỉnh Luật Đầu tư nước ngoài thành Luật Đầu tư chung. Các nội dung chính sách FDI của lần điều chỉnh này đã tiến gần với thông lệ quốc tế và đáp ứng được căn bản yêu cầu của WTO. Tuy nhiên, nhiều quy định cụ thể của Luật (2005) còn chưa được rõ ràng, chưa đồng bộ và nhất quán với các chính sách hiện hành có liên quan đến đầu tư nước ngoài, do đó khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại và các bộ, ngành, địa phương lúng túng trong thực hiện. Mặt khác, mục tiêu của việc hoạch định và điều chỉnh chính sách FDI không chỉ nhằm thu hút nhiều đầu tư nước ngoài (tăng về “lượng”), mà còn phải giải quyết được các vấn đề về “chất” của FDI và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Thực tế, các chính sách FDI của Việt Nam còn thiên về lượng hơn là chất, hầu như chưa chú trọng nhiều đến sự phát triển bền vững. Điều này được thể hiện khá rõ ở việc giá trị gia tăng trong các sản phẩm của FDI ở Việt Nam còn thấp, ít sự liên kết (tác động lan tỏa) giữa khu vực có vốn FDI với các doanh nghiệp nội địa, phần lớn công nghệ được chuyển 12 giao ở trình độ trung bình so với thế giới và còn ít công nghệ sạch – thân thiện với môi trường. Điều chỉnh chính sách FDI là công việc thường xuyên của các cơ quan hoạch định chính sách. Mỗi lần điều chỉnh, Luật đã có nhiều quy định thay đổi, trong đó có những thay đổi đảm bảo nguyên tắc “không hồi tố,” nhưng cũng có những thay đổi hoặc bổ sung làm giảm tính nhất quán của các chính sách. Mặt khác, qua thực tiễn cho thấy, quy trình điều chỉnh chính sách FDI của Việt Nam còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ của các nhà đầu tư nước ngoài và sự phối hợp ít kịp thời giữa các bộ, ngành trong việc đưa ra những kế hoạch hành động cụ thể. Vì vậy nhiều chính sách FDI chưa được các nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ, nhiều thông tin, phân tích của các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra không chính xác và thiếu thực tiễn, các biện pháp thực hiện chính sách còn chung chung, thiếu sự chi tiết hóa. Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD, bằng 71,2% so với cùng kỳ 2013. Như vậy, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có chiều hướng giảm nhẹ so với thời điểm Việt Nam đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài (vượt mốc 20 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng FDI của Việt Nam còn cứng nhắc, chưa khoa học và hợp lý cho từng thời kỳ. Hiện Việt Nam chỉ mới thiên về kêu gọi vốn đầu tư, chưa có chiến lược chăm sóc các nhà đầu tư sau khi được cấp phép đầu tư; Cơ cấu sử dụng nguồn lực FDI của Việt Nam cũng chưa thực sự hợp lý, chỉ tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; loại hình doanh nghiệp FDI mà Việt Nam thu hút đầu tư lại chỉ là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp có quy mô lớn. Tóm lại, chính sách FDI và hệ thống các ưu đãi khuyến khích đầu tư của Việt Nam còn nhiều điểm yếu cần khắc phục. Cụ thể như: Thứ nhất, Việt Nam chưa có chiến lược dài hạn về thu hút FDI. Trong vòng 2 thập kỷ qua mức độ thu hút FDI của Việt Nam khá ấn tượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các mục tiêu khác của việc thu hút FDI vẫn chưa đạt được như như mục tiêu về tạo công ăn việc làm hay như mục tiêu thu hút các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao nhằm tạo ra các giá trị gia tăng nội địa cao và kỳ vọng chuyển giao công nghệ trong ngành sản xuất cũng như nông – lâm – thủy 13 hải sản đã không thành hiện thực khi phần lớn các công ty đa quốc gia vào Việt Nam chỉ đầu tư vào các dây chuyền sản xuất đơn giản, công nghệ thấp, ít giá trị gia tăng. Thứ hai, chính sách thu hút FDI hiện tại tương đối phức tạp và mơ hồ. Có quá nhiều các dạng ưu đãi đầu tư được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc thực hiện. Các quy chế về ưu đãi đầu tư còn thiếu, tạo kẽ hở cho các nhà đầu tư không trung thực trục lợi. Chưa kể, các ưu đãi đầu tư đa phần là ưu đãi về thuế, trong khi các biện pháp khuyến khích đầu tư khác như đào tạo lao động, liên kết công nghiệp, chuỗi cung ứng… lại thiếu vắng. Thứ ba, hệ thống phân cấp quản lý về cấp giấy phép và ưu đãi đầu tư hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Mục tiêu cơ bản của việc phân cấp là rút ngắn thơi gian cấp giấy phép đầu tư và tạo sự khác biệt lành mạnh trong việc xúc tiến và thu hút đầu tư giữa các lĩnh vực và địa phương. Thứ tư, chính sách và thể chế hiện hành lại không có những nhân tố thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Khảo sát cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, chỉ 5% sử dụng công nghệ cao, 15% sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa sau khi Luật Đầu tư chính thức có hiệu lực, cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, hiện có tới 80% các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài – đây là hình thức khép kín, không có chuyển giao công nghệ ra ngoài. Thứ năm, giám sát hậu đầu tư là nhân tố quan trọng trong việc thu hút thêm dự án mới và phát huy tối đa tác động tích cực của FDI đến nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động giám sát này ở Việt Nam còn chưa thực sự bài bản. Nguyên nhân là do các chế tài về vai trò, vị trí của lực lượng thực hiện nhiệm vụ này còn thiếu; pháp luật, quy định còn nhiều kẽ hở, chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Trong vòng 2 thập kỷ qua mức độ thu hút FDI của Việt Nam khá ấn tượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các mục tiêu khác của việc thu hút FDI vẫn chưa đạt được như như mục tiêu về tạo công ăn việc làm hay như mục tiêu thu hút các doanh nghiệp FDI có công nghệ cao nhằm tạo ra các giá trị gia tăng nội địa cao. 2. Lợi ích 14 Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện đang trở thành một bộ phận chủ yếu của quan hệ kinh tế thế giới. Nó là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia phát triển và là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước. Việt nam hiện là nước đang phát triển vì vậy đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế, là một trong những chỉ số căn bản đánh giá khả năng phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam từ tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bền vững ở tất cả các địa phương trong cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam trong một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, khí hóa dầu, tin học, ô tô,… Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: đầu tư nước ngoài đem lại nhiều lợi ích cho thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt nam: a. Đem lại nguồn vốn để phát triển kinh tế Việt nam là một trong những nước đang phát triển vì vậy chúng ta rất cần nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Nhưng hiện nay đất nước rất thiếu vốn, đầu tư trong nước không đủ nên ta phải đi huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Nhờ đó mà giúp nước ta có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tận dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,.. Nhằm mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp về cơ bản, và phát triển kinh tế Việt Nam theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chính là nguồn vốn quan trọng hỗ trợ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam. Nhìn chung, đóng góp của FDI qua các giai đoạn đều chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn giai đoạn 2001-2006, thì giai đoạn 2007-2014, với sự gia tăng đáng kể về vốn giải ngân, khu vực ĐTNN có sự cải thiện về đóng góp. Cụ thể từ năm 2007 cho đến 2012, vốn FDI luôn chiếm tỷ trọng từ 21-30% trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội b. Có thể tiếp nhận khoa học công nghệ tiên tiến thế giới Với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, khoảng cách phát triển khoa học công nghệ giữa các nước phát triển, nhất 15 là Việt Nam với các nước công nghiệp phát triển còn lớn. Việc các nước đang phát triển tự nghiên cứu để phát triển khoa học kỹ thuật cho kịp với trình độ của các nước phát triển là việc khó khăn và tốn kém. Đây là cơ hội cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam để có thể tiếp thu được kỹ thuật- công nghệ thuận lợi nhất, tạo điều kiện thuận lợi để rút ngắn con đường phát triển của mình. Ví dụ như nhờ sự chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT), nước ta đã đón nhận sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án đầu tư này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao. c. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là các vùng kinh tế còn kém phát triển Ở Việt nam bình quân trong thời kì 2005-2010 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 16 vạn việc làm mỗi năm. Ngoài ta khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động gián tiếp trong 6 năm qua. Điều này thể hiện rõ nhất ở các khu công nghiệp, khu kinh tế. d. Giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. FDI cũng đã giúp Việt nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong ngành may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện. e. Học tập được kinh nghiệp quản lý, lãnh đạo điều hành doanh nghiệp của nước ngoài Nhiều công ty chuyên nghiệp của các nước tiên tiến hơn đầu tư vào Việt Nam, họ xây dựng đội ngũ nhân viên và tiến hành quản lý nhân viên như môi trường quốc tế chuyên nghiệp, khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp hơn, nguồn nhân lực ở Việt Nam sẽ học hỏi được những kinh nghiệm quý báu. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các nhà lãnh đạo trong nước. 16 f. Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước Do có sự cạnh tranh cao, buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới phương pháp, cách thức, đồng thời tích cực học hỏi để đổi mới khoa học công nghệ để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó thúc đẩy phát triển kinh tế nước ta và sự trưởng thành rõ rệt của các doạnh nghiệp trong nước. g. Tạo đà phát triển cho kinh tế trong nước Việc Việt nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt nam trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế,… FDI đã hỗ trợ Việt nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEAN, ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ.Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam đã tăng lên đáng kể. 3. Bất lợi a. Nước tiếp nhận đầu tư - FDI phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới: bên cạnh lúc ta đang cần vốn thì sau một cơn khủng hoảng thì FDI có xu hướng giảm, đòng thời quy mô bình thường của một dự án cũng giảm hơn so với thời gian trước.Lấy ví dụ năm 2008 FDI vào Việt Nam là 64 tỷ USD nhưng đến năm 2009 là 21.48 tỷ USD. - Tỉ lệ vốn còn thất: tỷ lệ góp vốn vào liên doanh của Việt Nam còn quá thấp, lại thường bằng vốn đất đai, nhà xưởng hay lao động điều này dẫn đến sự thiệt thòi cho bên Việt Nam trong việc ra quyết định cũng như hưởng quyền lợi. - Chưa thu hút được đối tác: phần lớn lượng vốn FDI đến từ châu Á đặc biệt là Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật, Singapore và một số nước khác như: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Pháp, Canada, Pháp. Năm 2009 vừa qua Hoa Kỳ đứng thứ đầu trong bảng xếp hạng các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Các nước như Anh, Pháp, Canada, Đức… vẫn giữ những vị trí rất khiêm tốn. Trong số 10 17 nước đứng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì có 5 nước thuộc Châu Á còn lại là các Châu lục còn lại (tính đến ngày 15/12/2009). - Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều: một số dự án đã đi vào hoạt động 3 - 4 năm nhưng vẫn bị thua lỗ. Nguyên nhân lỗ vốn có nhiều, song yếu tố đáng cảnh báo là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định quá lớn do định giá máy móc, thiết bị nước ngoài đưa vào liên doanh quá cao. Ngây lãng phí tài sản của doanh nghiệp và nó cũng làm ảnh hưởng tớ sự phát triển của đất nước. - Cơ cấu đầu tư theo ngành chưa thật hợp lý: Trong ngành công nghiệp, công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là công nghiệp chế biến và chế tạo. Không tạo được sự phát triển đồng đều giữa các ngành các lĩnh vực làm cho có thể nền kinh tế phát triển không cân đối và vững trắc đòng thời tạo phân biệt các vùng miền càng trở nên rõ nét. - Tạo ra sự cạnh tranh gay gắt: bên cạnh mặt tích cực sự cạnh tranh đó cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam quá yếu kém về mọi mặt nếu so với các công ty liên doanh, hay 100% vốn nước ngoài về vốn, công nghệ và đặc biệt là cách quản lý, thiếu hẳn sự năng động và nhạy bén để thích nghi được với cơ chế thị trường. Rõ nhất là sản xuất bia, bột giặt, dệt, da, lắp ráp điện tử, chế biến nông sản, xi măng. - Các dự án và vấn đề quy hoạch: mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm, nhưng mô hình này ở Việt Nam cũng xuất hiện những yếu tố hạn chế. Trước hết đó là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoạch, chạy theo số lượng mà chưa tính đến hiệu quả. Ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tổng diện tích là 9000 ha, nhưng mới lấp đầy 23% diện tích còn 77% còn lại vẫn còn chờ các chủ đầu tư. Nước ta còn nghèo, nhưng Nhà nước đã dành hàng trăm triệu USD để xây dựng kết cấu hạ tầng của các khu công nghiệp để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng diện tích cho thuê được quá ít so với dự kiến. Không tận dụng được nguồn lực săn có. b. Nước đi đầu tư 18 - Hầu hết các dự án mới: hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa thu được kết quả kinh doanh cao. Hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đều là những dự án mới được thực hiện, chưa bước vào giai đoạn sản xuất kinh doanh nên kết quả kinh doanh hầu như chưa có, hoặc nếu có cũng đang còn ở trong giai đoạn đầu nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường và công suất khai thác dự án chưa cao nên đang còn trong tình trạng thua lỗ. - Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký rất thấp: theo bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết tháng 8 năm 2006 tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký vẫn chưa đạt được 10% trong khi đó các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đạt tỷ lệ 55%. - Số lượng dự án và quy mô đầu tư còn ít: điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghệp Việt Nam trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh trên thị trường thế giới. - Lĩnh vực đầu tư tập trung chủ yếu vào một số ngành: lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn hạn hẹp, mới chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp, xây dựng, thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất hàng gia dụng, nông nghiệp và một số loại hình dịch vụ. - Đối tác đầu tư quen thuộc: đối tác mà Việt Nam thực hiện đầu tư còn chưa rộng rãi, mới chỉ tập trung ở một số nước như Mỹ, Nga, Anh, Nhật, Singapo, Lào, Campuchia… Hoạt động đầu tư sang các nước phát triển khác còn hết sức khiêm tốn so với việc các nước đó đầu tư trực tiếp sang Việt Nam. Ngoài ra còn một số khó khăn như hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài và các dự án liên doanh chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn. Công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chậm, chưa rõ ràng. 4. Nguyên nhân Hình thức đầu tư trực tiếp ở nước ngoài còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế, vì thế chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây nên tình trạng đó để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục thiết thực và hiệu quả. Như đã phân tích ở trên, có thể thấy những nguyên nhân chính gây ra những bất cập như: 19  Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và theo địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế - xã hội do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn còn ít; trình độ lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài còn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên do khung pháp lí về đầu tư còn nhiều phiền hà; thủ tục rườm rà; việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đối với các nội dung phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế  Chi phí dành cho đào tạo lao động cũng trở thành một nguyên nhân gây khó khăn cho các chủ đầu tư ở nước ngoài vào Việt Nam. Với dây chuyền sản xuất hay công cụ khai thác, dịch vụ sử dụng công nghệ cao đòi hỏi lao động cũng phải có trình độ tương ứng mà thực trạng lao động ở nước ta còn rất nhiều thiếu sót, quá trình đào tạo sẽ mất thời gian dài và chi phí là không hề nhỏ để thuê các chuyên gia, xây dựng trường lớp dậy nghề...v.v  Về phương thức chuyển giao công nghệ: được thực hiện thông qua cá hình thức liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác kinh doanh. Tuy vậy, hình thức chuyển giao này vẫn gặp nhiều khó khăn.  Về lao động, nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu lợi nhuận cao nên chưa thực hiện đúng các quy định của Luật lao động (cách hành xử với người lao động, giờ làm, lương...) gây ra những cuộc đình công, phản ứng trong dư luận thực tế đã xảy ra ở các doanh nghiệp đầu tư của Đài Loan, Trung Quốc  Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí dẫn đến sự méo trong nền kinh tế  Về hệ thống xử lí rác thải của cá nhà máy xí nghiệp: các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng vào đầu tư các thiết bị xử lí rác thải dẫn đến việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây nhiều tác hại cho những hộ dân cư xung quanh, gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ. Hơn thế nữa, Việt Nam đang dần trở thành bãi rác công nghệ do nước ngoài thải ra với thiết bị máy móc cũ kĩ lạc hậu gây ô nhiễm không khí, nguồn nước,... 5. Giải pháp 20 Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, về chỉ tiêu Ngân sách, việc đưa ra các chính sách thuế … - - - - - - Về tiền tệ: chính phủ cần thực hiện các chính sách giữ cho lãi suất tiền ở mức thích hợp để kích thích đầu tư là tốt nhất. Giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức hợp lí, Nếu tỉ giá hối đoái quá cao sẽ hạn chế đầu tư do chi phí đầu tư lớn mà lại không hiệu quả. Về chi tiêu Ngân sách: Chính phủ có các chính sách hỗ trợ đầu tư Chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp như:kinh phí đào tạo nghề cho người lao động, chi phí thuê mặt bằng đất đai… Về chính sách thuế: mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, có những chính sách thuế ưu tiên cho các vốn đầu tư có trong quan hệ mậu dịch của quốc gia.Vì nó liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của chủ đầu tư và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của chủ đầu tư do vậy nhà nước phải có những chính sách thuế phù hơp chi tiết đến từng ngành nghề, từng vùng… Cắt giảm các thủ tục xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho dự án, quy hoạch khu đô thị, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, đơn giản hóa quá trình xúc tiến FDI. Muốn thúc ñẩy thu hút vốn FDI Nhà nước phải chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, lao động được đào tạo có chuyên môn cao. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng di chuyển đến các vùng có giá nhân công rẻ, dồi dào và có chất lượng. Đổi mới cơ chế FDI nhằm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nâng cao xây dựng quy hoạch đối với FDI, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, , đẩy mạnh các thủ tục hành chính, cải tổ bộ máy quản lí, phân cấp và cơ chế thu hút vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, xúc tiến FDI, tăng cường công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn đào tạo trong nước phục vụ có hiệu quả hoạt động FDI. 21 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP –TỰ DO – HẠNH PHÚC BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN Kính gửi: thầy giáo bộ môn Nhập môn tài chính – tiền tệ Hôm nay ngày 19/10/2015 nhóm 6 họp thảo luận - Địa điểm: Phòng C19 - Thời gian họp: Sau ca 1 ngày 19/10 - Nội dung cuộc họp  Bầu nhóm trưởng, thư ký  Phân công công việc cho từng thành viên, thời gian nộp bài  Phân công người làm word, làm slide, thuyết trình - Thành phần tham gia  Nguyễn Thị Thảo Ngân  Lê Thị Phương Thảo  Trần Thị Hoàn  Thiều Thị Hường  Trần Thị Lan Hương  Hoàng Minh Nhật  Tạ Minh Anh  Mai Thị Ngoan  Trần Thị Huyền  Vũ Thị Thu Thúy  Nguyễn Thị Khánh Trinh - Kết quả cuộc họp  Bạn Nguyễn Thị Thảo Ngân làm nhóm trưởng và bạn Thiều Thị Hường làm thư ký  Phân chia công việc như sau  Nguyễn Thị Thảo Ngân: làm slide  Thiều Thị Hường: tổng hợp word  Nguyễn Thị Khánh Trinh: thuyết trình  Lê Thị Phương Thảo:  M 22  M  M  M  M  M  Hạn nộp bài là chủ nhật ngày 25/10/2015 Thư ký Nhóm trưởng
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.