Bài tiểu luận: Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta

doc
Số trang Bài tiểu luận: Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta 30 Cỡ tệp Bài tiểu luận: Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta 185 KB Lượt tải Bài tiểu luận: Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta 39 Lượt đọc Bài tiểu luận: Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta 214
Đánh giá Bài tiểu luận: Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................3 1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC...............................................................4 1.1. Khái niệm...........................................................................................4 1.2. Đặc điểm............................................................................................4 1.3. Thuận lợi của DNTN..........................................................................5 1.4. Khó khăn của DNTN..........................................................................5 2. CÔNG TY CỔ PHẦN..............................................................................6 2.1. Khái niệm...........................................................................................6 2.2. Nguyên tắc cơ cấu..............................................................................6 2.3. Ưu và khuyết điểm của công ty cổ phần.............................................7 2.3.1. Ưu điểm....................................................................................7 2.3.2. Khuyết điểm.............................................................................8 3. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC...............................................................9 3.1. Khái niệm...........................................................................................9 3.2. Chủ sở hữu.........................................................................................9 3.3. Phân loại.............................................................................................9 3.3.1. Dựa vào hình thức tổ chức.......................................................9 3.3.2. Dựa vào nguồn vốn..................................................................10 3.4. Lý do thành lập DNNN......................................................................10 3.5. Cơ cấu quản lý....................................................................................11 4. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN..................................................11 4.1. Khái niệm...........................................................................................11 4.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................11 4.2.1. Chủ tịch công ty........................................................................12 4.2.2. Giám đốc hoặc tổng giám đốc..................................................12 1 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 4.2.3. Kiểm soát viên..........................................................................13 4.2.4. Hội đồng thành viên.................................................................13 4.2.5. Cuộc họp hội đồng thành viên..................................................14 5. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN..................................14 5.1. Khái niệm...........................................................................................14 5.2. Đặc điểm............................................................................................14 5.2.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp....................................................14 5.2.2. Điều lệ công ty..........................................................................15 5.2.3. Quyền lợi của thành viên..........................................................15 5.2.4. Cơ cấu tổ chức..........................................................................17 6. CÔNG TY HỢP DOANH.........................................................................17 6.1. Khái niệm...........................................................................................17 6.2. Chủ sở hữu.........................................................................................18 7. HỢP TÁC XÃ...........................................................................................21 7.1. Khái niệm...........................................................................................21 7.2. Đặc điểm............................................................................................21 7.3. Nguyên tắc hoạt động.........................................................................22 7.4. Vai trò kinh tế của hợp tác xã.............................................................23 7.5. Phân biệt giữa hợp tác xã và công ty cổ phần.....................................23 8. Tóm tắt ưu và khuyết điểm của các loại hình doanh nghiệp.....................25 KẾT LUẬN....................................................................................................27 2 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam MỞ ĐẦU Trải qua các thời kỳ, biến cố trong lịch sử nước ta đã dần đi lên đổi mới, thực hiện thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta dần hồi phục và ngày càng phát triển với nhiều mô hình kinh tế khác nhau, mỗi mô hình kinh tế lại có những đặc điểm kết cấu khác nhau. Chính vì vậy chúng sẽ tạo tiền đề cho các Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội và sự lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của các Doanh Nghiệp, Đảng và Nhà Nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách và phương pháp quản lí nhằm khuyến khích đầu tư phát triển các doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển tốt các doanh nghiệp không những góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế mà còn tạo sự ổn định chính trị, xã hội trong nước. Với đề tài tiểu luận “Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta” nhóm sẽ cùng mọi người tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, vấn đề nghiên cứu còn phong phú và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài này một cách tốt nhất. 3 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam NỘI DUNG 1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1. Khái niệm - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ có tài sản, có trụ sở giao dịch, và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp…Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. 1.2. Đặc điểm -Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. -Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. -Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. -Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. -Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một mình bạn bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ. -Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho khách hàng hơn các loại hình khác do quy định “chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. Một số loại hình doanh nghiệp tư nhân phổ biến : -Dịch vụ phục vụ cà phê, nước giải khát, dịch vụ ăn uống, bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, bán tạp hóa, bán văn phòng phẩm, quà lưu niệm, bán quần áo, bán lẻ thực phẩm… 4 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 1.3. Thuận lợi của DNTN -Thủ tục thành lập DNTN đơn giản, dễ dàng. -Người chủ sở hữu toàn quyền quyết định kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh, do vậy dễ kiểm soát các hoạt động. -Tính linh hoạt do người chủ có thể thay đổi ngành hàng kinh doanh của mình theo ý muốn. -Tính bí mật, mọi khoản lợi nhuận do doanh nghiệp đem lại đều thuộc về họ, họ không phải chia xẻ bí quyết nghề nghiệp hay kinh doanh với người khác, trừ khi họ muốn làm như vậy. -Giải thể dễ dàng, DNTN có thể bán cơ sở kinh doanh của mình cho bất kỳ người nào họ muốn với bất cứ lúc nào theo giá họ chấp nhận. 1.4. Khó khăn của DNTN -Khó khăn của DNTN liên quan đến số lượng tài sản, vốn có giới hạn mà một người có thể có, thường họ bị thiếu vốn và bất lợi này có thể gây cản trở cho sự phát triển. - Không có tư cách pháp nhân. -Trách nhiệm pháp lý vô hạn, như đã nêu ở trên chủ sở hữu được hưởng toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng nếu thua lỗ thì họ cũng gánh chịu một mình. -Yếu kém năng lực quản lý toàn diện, không phải người chủ doanh nghiệp nào cũng đủ trình độ để xử lý tất cả những vấn đề về tài chính, sản xuất, tiêu thụ. -Giới hạn về sự sinh tồn của doanh nghiệp, nguyên do là tính chất không bền vững của hình thức sở hữu này, mọi sự cố xảy ra đối với chủ doanh nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp không tồn tại được nữa. 5 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 2. CÔNG TY CỔ PHẦN 2.1. Khái niệm: Công ty cổ phần một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông (Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông) + Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. + Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. (Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu).  Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là trên thị trường chứng khoán. 2.2. Nguyên tắc cơ cấu: Công ty cổ phần được cơ cấu theo luật pháp và điều lệ công ty nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, minh bạch và hoạt động có hiệu quả. - Công ty Cổ phần phải có Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị Ban Điều hành. - Cơ quan tối cao của CTCP là Đại hội đồng Cổ đông.Các cổ đông tiến hành bầu Hội đồng Quản trị với Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó Chủ tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản trị sẽ tiến hành thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Giám đốc điều hành. Hội đồng này cũng có thể tiến hành thuê, bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này. Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban Kiểm soát. 6 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam + Ban kiểm soát Kiểm soát sổ sách kế toán tài sản, các bảng tổng kế năm tài chính của công ty và triệu tập Đại hội đồng khi cần thiết; Trình Đại hội đồng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết năm tài chính cuả công ty; Báo cáo về sự kiện tài chính bất thường xảy ra về những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính cuả HĐQT - Quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty. - Quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới, người lao động nói chung là quan hệ quản lý. - Quan hệ giữa các chủ sở hữu (cổ đông của công ty) và những người quản lý cần được tách bạch. 2.3. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần 2.3.1. Ưu điểm Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty. Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần. Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần. Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu. 7 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 2.3.2. Nhược điểm Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của luật pháp; Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém; Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông; Khả năng thay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân thủ theo những quy định trong Điều lệ của công ty, ví dụ có trường hợp phải do Đại hội đồng Cổ đông của Công ty Cổ phần quyết định. 8 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 3. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3.1. Doanh nghiệp nhà nước là gì ? Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty tư nhân chỉ phải tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nước thường phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội, hoạt động vì lợi ích của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại của thị trường. Điều đó dẫn đến việc các Doanh nghiệp Nhà nước không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân 3.2. Chủ sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước. Khi thành lập, doanh nghiệp không có quyền chủ sở hữu đối với tài sản mà hình thức chỉ là người quản lí, kinh doanh trên cơ sở sở hữu nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển số vốn do nhà nước giao nhằm để duy trì khả năng kinh doanh,vốn được sử dụng từ vốn ngân sách và doanh nghiệp nhà nước tự tích lũy. 3.3. Phân loại 3.3.1. Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có 5 loại, gồm: Thứ nhất, công ty Nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty Nhà nước. Thứ hai, công ty cổ phần Nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty Nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn. Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. 9 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty Nhà nước hoặc có thành viên là công ty Nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp. 3.3.2. Dựa theo nguồn vốn: có hai loại Thứ nhất, Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công ty Nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên. Thứ hai, Doanh nghiệp do Nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ phần Nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn mà Nhà nước chiếm trên 50% vốn góp. 3.4. Lý do thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Độc quyền tự nhiên: độc quyền tự nhiên , do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, sản xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất, đảm bảo không xảy ra chuyện doanh nghiệp tư nhân trở nên độc quyền và dựa vào đó bóc lột người tiêu dùng. Thất bại của thị trường vốn: Có một số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn và mức độ rủi ro cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua thị trường vốn rất khó khăn. Ngoại ứng: Các nhà đầu tư tư nhân không muốn đầu tư vào các ngành mà lợi ích của nó lan tỏa sang nhiều ngành khác trong khi họ không thu được phí từ sự lan tỏa này chia sẽ lợi ích các ngành khác và vì thế làm lợi cho cả nền kinh tế. Công bằng xã hội: Khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vương tới các khu vực nghèo đói, vùng sâu, vùng xa vì lợi nhuận thấp. Vì thế, phải có các Doanh nghiệp Nhà nước làm việc này để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ và tiện ích tối thiểu của công chúng. 10 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 3.5. Cơ cấu quản lí Tuỳ thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức quản lý được quy định cho doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị, doanh nghiệp Nhà nước không có hội đồng quản trị và tổng công ty nhà nước là khác nhau. Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn có cơ cấu tổ chức quản lý như sau: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc Các doanh nghiệp Nhà nước không quy định như trên có giám đốc và bộ máy giúp việc. Hình thức tổ chức giám sát tại các doanh nghiệp này do Chính phủ quy định. 4. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 4.1. Khái niệm – Công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. – Công ty TNHH Một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Công ty TNHH Một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 4.2. Cơ cấu tổ chức Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 và pháp luật có liên quan. Trường hợp 1:Một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo ủy quyền, cơ cấu tổ chức quản lý gồm: - Chủ tịch - Tổng giám đốc - Kiểm soát viên 11 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Trường hợp 2:Từ hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức gồm: - Hội đồng thành viên . - Giám đốc hoặc tổng giám đốc. - Kiểm soát viên. 4.2.1. Chủ tịch công ty + Người được chủ sở hữu bổ nhiệm làm đại diện, làm chủ tịch công ty. + Chức năng: nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. 4.2.2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc + Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. + Chức năng: Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. 12 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Tuyển dụng lao động. + Điều kiện của tổng giám đốc Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý công nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Không phải là người có liên quan của thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền hoặc chủ tịch công ty. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty 4.2.3. Kiểm soát viên + Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. + Chức năng: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định; Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty. 4.2.4. Hội đồng thành viên - Thành phần: Gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền. Đứng đầu hội đồng thành viên là chủ tịch hội đồng thành viên do chủ sở hữu quyết định. - Chức năng: là đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. - Cơ chế làm việc: hoạt động theo cơ chế tập thể bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bảng. 13 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 4.2.5. Cuộc họp hội đồng thành viên + Cuộc họp hợp lệ khi có 2/3 tổng số thành viên thanh gia cuộc họp + Quyết định được thông qua khi có hơn ½ số thành viện dự họp chấp nhận và từ ¾ số thành viên dự họp chấp nhận đối với các cuộc họp quan trọng: sửa đổi, bổ sung điều lệ, tổ chức lại công ty. 5 . CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 5.1. Khái niệm - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. - Trách nhiệm của thành viên Chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp. Trừ: Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. - Chuyển nhượng vốn góp Chỉ được chuyển nhượng theo quy định trong trường hợp: - Mua lại phần vốn góp. - Chuyển nhượng phần vốn góp - Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt. 5.2. Đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên Tư cách pháp nhân có từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 5.2.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân của công ty TNHH, của cổ đông sáng lập và cổ đông là cá nhân đầu tư nước ngoài. 14 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 5.2.2. Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. - Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. - Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự. - Vốn điều lệ các thành viên đóng góp các phần khác nhau tùy vào khả năng của mình - Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.. 5.2.3. Quyền của thành viên - Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. - Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp,trừ trường hợp thành viên công ty góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết (nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại) - Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. - Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản. - Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ. - Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. - Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định. 15 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam - Trừ trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền: + Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. + Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm. + Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty. + Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định trên thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định trên. - Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghĩa vụ của thành viên - Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ 02 trường hợp sau: + Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. + Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo quy định trên. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn 16 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. - Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau: + Mua lại phần vốn góp. + Chuyển nhượng phần vốn góp + Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt. + Thay đổi vốn điều lệ - Tuân thủ Điều lệ công ty. - Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. - Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi: + Vi phạm pháp luật. + Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác. + Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty. 5.2.4. Cơ cấu tổ chức - Hội đồng thành viên. - Chủ tịch Hội đồng thành viên. - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. - Ban kiểm soát (bắt buộc nếu có từ 11 thành viên trở lên) 6. CÔNG TY HỢP DOANH 6.1. Khái niệm Công ty hợp danh là doanh nghiệp ít nhất hai thành viên hợp danh, trong đó có sự liên kết giữa các cá nhân góp vốn để hoạt động dưới hình thức công ty. Sự khác nhau cơ bản giữa công ty hợp danh với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần đó là trong công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất 2 thành 17 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam viên hợp danh là những người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (trách nhiệm vô hạn). Có hai loại công ty hợp danh là : Hợp danh vô hạn : hợp danh trong đó tất cả các thành viên của công ty đều là thành viên hợp danh. Hợp danh hữu hạn : hợp danh trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh và ngoài ra có thêm thành viên góp vốn là những người chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. 6.2. Chủ sở hữu Các thành viên là các chủ sở hữu chung của công ty hợp danh. Có hai loại thành viên công ty hợp danh : Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Công ty hợp danh được thành lập dựa trên sự góp vốn của các thành viên. Số vốn do tất cả các thành viên góp được ghi vào Điều lệ công ty và được gọi là Vốn điều lệ. Các thành viên có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết. Riêng đối với các thành viên hợp danh, nếu công ty kinh doanh lỗ thì phải chịu lỗ. Về nguyên tắc, thành viên hợp danh không được chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác nếu không được các thành viên hợp danh khác đồng ý. Khi không muốn tiếp tục tham gia công ty hợp danh, thành viên hợp danh có quyền rút khỏi công ty và phần vốn góp sẽ được công ty hoàn trả theo giá thoả thuận hoặc theo giá được xác định trong Điều lệ công ty.Việc rút khỏi công ty phải được đa số thành viên hợp danh còn lại đồng ý. Khi thành viên rút khỏi công ty thì tư cách thành viên đương nhiên bị chấm dứt. Tuy nhiên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng ký việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh. Thành viên góp vốn có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác song không giống như cổ đông được tự do chuyển 18 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam nhượng cổ phần của mình; việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên góp vốn bị hạn chế bởi quy định trong Điều lệ công ty. Điều lệ công ty có thể có những quy định cấm chuyển nhượng phần vốn góp hoặc chỉ chuyển nhượng giữa các thành viên trong công ty hoặc chỉ được chuyển nhượng cho người khác nếu được các thành viên hợp doanh đồng ý Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thoả thuận quy định trong Điều lệ công ty song phải bảo đảm các thành viên hợp danh đều được quyền tham gia quản lý công ty. Do đó, pháp luật quy định Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên hợp danh, là cơ quan quyết định tất cả các hoạt động quản lý, kinh doanh của công ty. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm việc quản lý công ty và cử một trong số các thành viên hợp danh làm Giám đốc. Giám đốc làm nhiệm vụ phân công, điều hoà và phối hợp công việc của các thành viên hợp danh và điều hành các công việc trong nội bộ công ty. Việc biểu quyết trong Hội đồng thành viên được tiến hành theo nguyên tắc đa số phiếu. Tuy nhiên khi quyết định các vấn đề sau đây thì phải được thông qua theo nguyên tắc nhất trí, tức là được tất cả các thành viên hợp danh chấp thuận : Cử giám đốc công ty; Tiếp nhận thành viên mới; Khai trừ thành viên hợp danh; Bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; Tổ chức lại, giải thể công ty. Hợp đồng giữa công ty với thành viên hợp danh hoặc với vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột của thành viên đó. Số phiếu biểu quyết của thành viên hợp danh không tỷ lệ với số vốn góp. Khi biểu quyết, mỗi thành viên hợp danh chỉ có một phiếu. 19 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 7. HỢP TÁC XÃ 7.1. Định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của Hợp tác xã theo qui định của pháp luật”. Điều 1 - Luật Hợp tác xã năm 2003 7.2. Đặc điểm của hợp tác xã: Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể. Các xã viên là chủ của hợp tác xã, có toàn quyền quyết định những vấn đề tổ chức, hoạt động và phân phối lợi ích trong hợp tác xã trên cơ sở những quy định của Luật Hợp tác xã và những văn bản có liên quan; Hợp tác xã có thể được thành lập khi có số lượng xã viên từ 7 trở lên, được đăng ký và hoạt động tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật; Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội, rộng mở cho tất cả những ai có nguyện vọng trở thành thành viên hợp tác xã. Hợp tác xã ra đời dựa trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết. Mỗi xã viên có 1 phiếu bầu; Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã là mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho tất cả các xã viên, tập thể và cộng đồng; 20 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Xã viên có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ, thực hiện tốt những quy định trong Điều lệ của hợp tác xã, hợp tác, xây dựng và phát triển hợp tác xã. 7.3. Nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã:  Tự nguyện: Mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần giai cấp, mọi hộ gia đình, mọi pháp nhân có đủ điều kiện theo qui định của Luật Hợp tác xã, tán thành và đáp ứng các qui định của Điều lệ Hợp tác xã đều có quyền gia nhập hợp tác xã. Khi không muốn tham gia hợp tác xã nữa, xã viên có quyền làm đơn tự nguyện xin ra hợp tác xã, được hưởng các quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo Điều lệ Hợp tác xã qui định. Hợp tác xã do chính các xã viên tự nguyện góp vốn hoặc vừa góp vốn vừa góp sức lập ra nhằm đáp ứng những yêu cầu chung, lợi ích chung do chính mình đặt ra.  Dân chủ, bình đẳng và công khai: Tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; Hợp tác xã công khai tới xã viên trong Đại hội xã viên hoặc thông báo bằng văn bản định kỳ trực tiếp tới từng xã viên, nhóm xã viên sinh sống theo địa bàn hoặc thông tin trên bản tin hàng ngày tại trụ sở hợp tác xã về: + Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, + Phân phối thu nhập, + Việc trích lập các quỹ, + Các đóng góp xã hội, + Các quyền lợi và nghĩa vụ của từng xã viên, tình hình hoạt động của Ban quản trị, Ban kiểm soát, ..., trừ những vấn đề thuộc bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ sản xuất do Đại hội xã viên quyết định.  Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: 21 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Mọi hoạt động của hợp tác xã đều do hợp tác xã tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và hoạt động hợp pháp của hợp tác xã. Mỗi xã viên trong hợp tác xã được hưởng quyền lợi theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, cùng chịu trách nhiệm về những rủi ro của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp của mình, cùng nhau quyết định những giải pháp khắc phục rủi ro.  Hợp tác và phát triển cộng đồng: Các hợp tác xã trong từng địa phương, trong từng vùng và trong phạm vi cả nước cũng cần quan tâm hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất - kinh doanh và trong các hoạt động khác, cùng nhau đoàn kết xây dựng, phát triển phong trào hợp tác xã ngày một lớn mạnh; Các hợp tác xã trong nước cũng cần hợp tác với các hợp tác xã trong khu vực và các nước khác trên thế giới để một mặt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và mặt khác, góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. 7.4. Vai trò của kinh tế hợp tác và HTX. Kinh tế hợp tác (KTHT) và HTX là nhu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và phát triển KTHT và HTX không chỉ giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh tranh, chống lại sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn, mà về lâu dài Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế HTX là một bộ phận quan trọng cùng với kinh tế Nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế đó cũng là nền tảng chính trị-xã hội của đất nước để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. 7.5. Phân biệt giữa Hợp tác xã và công ty Cổ phần Hợp tác xã Về mục đích Công ty cổ phần - Cung cung cấp các sản phẩm, - Tối đa hoá cổ tức cho các cổ dịch vụ với giá và chất lượng tốt đông. nhất cho xã viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. 22 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Về sở hữu Sở hữu Sở hữu - Xã viên góp vốn để trở thành - Cổ đông góp cổ phần để trở chủ sở hữu của hợp tác xã thành chủ sở hữu của công ty cổ Vốn góp xác nhận tư cách xã phần. viên Cổ phần không ghi danh. - Vốn góp để xác định tư cách - Cổ phần không ghi danh được xã viên. phép chuyển sang dạng cổ phần đặc biệt. Hoàn trả cổ phần - Tùy theo quy định của Điều lệ hợp tác xã, xã viên có thể được thanh toán phần vốn góp của mình Hoàn trả cổ phần Trách nhiệm trả nợ Trách nhiệm trả nợ - Điều lệ công ty có thể bao gồm một số điều khoản chi phối việc mua và hoàn trả cổ phần. - Xã viên chịu trách nhiệm hữu - Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong tổng vốn góp của hạn trong tổng vốn đầu tư của mình mình Về quản lý Quyền biểu quyết ngang nhau Mỗi cổ phần một phiếu bầu - Mỗi xã viên chỉ có quyền có - Mỗi cổ đông có quyền có một một phiếu bầu, bất kể số vốn xã phiếu bầu cho mỗi cổ phần anh ta viên đóng góp. có trong công ty. Không được bỏ phiếu thay Được phép bỏ phiếu thay - Xã viên không được bỏ phiếu - Cổ đông được phép bỏ phiếu thay cho xã viên khác. thay cho cổ đông khác. Về phân phối Phân chia thặng dư thu nhập - Thặng dư được trích lập các quỹ của hợp tác xã, phân phối cho các thành viên tỷ lệ theo vốn góp, mức độ từng xã viên giao dịch kinh tế với hợp tác xã Phân chia lợi nhuận - Lợi nhuận được phân phối ở dạng chia lãi cổ tức hoặc tái đầu tư lại trong công ty 23 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam (mức sử dụng dịch vụ của hợp tác xã), công sức đóng góp của xã viên 8. TÓM TẮT ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Loại hình Ưu điểm Doanh nghiệp - Một chủ đầu tư, chủ động tư nhân giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Công ty TNHH Công phần ty Khuyết điểm - Không có tư cách pháp nhân. - Trách nhiệm chỉ do một người chịu nên dễ xảy ra các tình trạng tiêu cực như tham nhũng, trốn thuế. - Nhiều thành viên cùng - Công ty TNHH chịu sự tham gia góp vốn. điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh - Có tư cách pháp nhân. nghiệp tư nhân. - Chịu trách nhiệm hữu hạn - Việc huy động vốn bị hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn. chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Cổ - Nhiều thành viên cùng - Các cổ đông có thể mất tham gia góp vốn. quyền kiểm soát công ty. - Có tư cách pháp nhân. - Việc quản lý và điều hành - Chịu trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có về tài sản theo tỷ lệ vốn. thể rất lớn. - Công chúng có thể tham gia vào công ty bằng việc mua cổ phiếu cua công ty. -Nó mang tính thống nhất, - Không năng động sáng Doanh nghiệp đồng bộ, kịp thời giải quyết tạo, thụ động trong sản các vấn đề nảy sinh trong xuất, mọi quyền quyết định Nhà nước 24 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam nền kinh tế. đều thuộc quản lí cấp trên. - Lợi nhuận có được cũng thuộc về nhà nước, các doanh nghiệp chỉ được hưởng mức lương ấn định. Doanh nghiệp - Nhiều thành viên cùng - Hạn chế của công ty hợp Hợp doanh tham gia góp vốn. danh là do chế độ liên đới - Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn nên có thể hoạt động nhân danh mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. công ty - Công ty hoạt động dựa trên - Thông thường chỉ áp dụng với các doanh nghiệp hoạt uy tính của các thành viên động trong lĩnh vực chuyên môn như Công ty Luật. Hợp tác xã - Có tư cách pháp nhân - Sở hữu manh mún của các - Xã viên cùng góp vốn, xã viên đối tài sản của mình cùng tham gia hoạt động sản làm hạn chế các quyết định xuất kinh doanh và cùng của Hợp tác xã, tính chất làm ăn nhỏ lẻ, canh tác tồn nhận lợi nhuận tại. 25 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 26 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam 27 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Bảng phân công công việc: 28
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.