Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

docx
Số trang Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 5 Cỡ tệp Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 22 KB Lượt tải Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 1 Lượt đọc Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa 15
Đánh giá Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Lê Nhật Hạ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD LỚP 11 BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA Câu 1: Giữa cung và cầu tồn tại mối quan hệ A. Giá trị cân bằng (giá trị thị trường) B. Cả a và c C. Giá trị cân bằng (giá cả thị trường) D. Giá cả hàng hóa Câu 2: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào? A. Luôn cao hơn giá trị B. Luôn ăn khớp với giá trị C. Luôn thấp hơn giá trị D. Luôn xoay quanh giá trị Câu 3: Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết trong lưu thông. B. Tự phát từ quy luật giá trị. C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. D. Điều tiết sản xuất. Câu 4: Tăng cường lao động không làm thay đổi: A. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng hóa B. Giá cả của một đơn vị hàng hóa C. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa D. Lượng giá trị của các hàng hóa Câu 5: Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị? A. Đổi mới nền kinh tế. B. Cả a, b, c đúng. C. Thống nhất và mở cửa thị trường. D. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội. Câu 6: Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng sản phẩm biểu hiện như thế nào? A. Giá cả < giá trị B. Giá cả = giá trị C. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian lao động cá biệt phù hợp thời gian lao động xã hội cần thiết Câu 7: Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào? A. Nâng cao chất lượng hàng hóa. B. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. C. Giảm chi phí sản xuất. D. Cả a, b, c đúng. Câu 8: Tăng năng suất lao động sẽ làm cho A. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm B. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi C. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng D. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm Câu 9: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết C. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết D. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết Câu 10: Vì sao giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau? A. Vì chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh … B. Vì chịu tác động của quy luật giá trị C. Vì chịu sự chi phối của người sản xuất D. Vì thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau Câu 11: Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12: Giá cả hnagf hóa trên thị trường không đổi, năng xuất lao động tăng làm cho A. Lượng giá trị của hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng B. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm C. Lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm D. Lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng Câu 13: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây? A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết B. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết D. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết Câu 14: Yếu tố nào dưới đây làm cho giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của hàng hóa? A. Số lượng hàng hóa trên thị trường B. Khả năng của người sản xuất C. Nhu cầu của người tiêu dùng D. Cung-cầu, cạnh tranh Câu 15: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. Giá trị hàng hóa B. Giá trị trao đổi C. Thời gian lao động cá biệt D. Giá trị sử dụng của hàng hóa Câu 16: Ngoài giá trị, giá cả quy luật thị trường còn phụ thuộc vào A. Cạnh tranh B. Cạnh tranh, sức mưa của đồng tiền C. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền D. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị Câu 17: Quy luật giá trị vận động thông qua A. Giá cả thị trường B. Trao đổi C. Giá trị thị trường D. Giá trị trao đổi Câu 18: Công thức lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là: A. T - H - T B. T - H - T’ C. H - T - H D. Cả a và b Câu 19: Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là A. Người sản xuất ngày càng giàu có B. Kích thích lực lượng sản xuất, năng xuất lao động tăng C. Người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa D. Người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ Câu 20: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa B. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa Câu 21: Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa Câu 22: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào? A. Tổng giá cả < Tổng giá trị B. Tổng giá cả > Tổng giá trị C. Tổng giá cả = Tổng giá trị D. Tổng giá cả # Tổng giá trị Câu 23: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thong phải căn cứ vào đâu? A. Thời gian lao động cá biệt B. Thời gian lao động xã hội cần thiết C. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa D. Thời gian cần thiết Câu 24: Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta? A. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển B. Xóa bỏ mô hình kinh tế cũ C. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa D. Để mọi cá nhân tự do sản xuất bất cứ mặt hàng nào Câu 25: Tiền tệ ra đời do A. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa B. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa C. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa D. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa Câu 26: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ? A. 6 giờ. B. 3 giờ. C. 5 giờ. D. 4 giờ. Câu 27: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Giá cả thị trường B. Số lượng hoàng hóa trên thị trường C. Nhu cầu của người tiêu dùng D. Nhu cầu của người sản xuất Câu 28: Quy luật giá trị có mấy tác động? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 29: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào? A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật giá trị D. Quy luật kinh tế Câu 30: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị? A. Phân biệt giàu-nghèo giũa những người sản xuất hàng hóa B. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên D. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng Câu 31: Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. B. Điều tiết trong lưu thông. C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết sản xuất. Câu 32: Điều tiết sản xuất là A. Phân phối lại chi phí sản xuất giữa ngành này với ngành khác B. Sự phân phối lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác C. Điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác D. Điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành Câu 33: Quy luật giá trị tác động như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Cả a, b, c đúng B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. C. Kích thích LLSX phát triể và năng suất lao động tăng lên D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa Câu 34: Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị? A. Anh A B. Anh B C. Anh C D. Anh A và anh B Câu 35: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Tạo năng suất lao động cao hơn B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển Câu 36: Quy luật giá trị tồn tại ở nền sản xuất nào dưới đây? A. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa B. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa C. Nền sản xuất hàng hóa D. Mọi nền sản xuất ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D D C B D D A A A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B D D D A C A C B A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B C B C C D A B C A 31 32 33 34 35 36 B B A D B C
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.