Bài tập lớn môn quản trị danh mục đầu tư

doc
Số trang Bài tập lớn môn quản trị danh mục đầu tư 24 Cỡ tệp Bài tập lớn môn quản trị danh mục đầu tư 447 KB Lượt tải Bài tập lớn môn quản trị danh mục đầu tư 42 Lượt đọc Bài tập lớn môn quản trị danh mục đầu tư 315
Đánh giá Bài tập lớn môn quản trị danh mục đầu tư
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh LỜI MỞ ĐẦU Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự phát trển ngày càng mạnh mẽ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu (EU), của các khối thị trường chung, ... đòi hòi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng, không thể thiếu của thị trường chứng khoán trong sự phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán rất hấp dẫn tuy nhiên nó cũng là một kênh đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro và phương pháp giảm thiểu rủi ro là đầu tư vào nhiều loại CK khác nhau hay đầu tư theo danh mục. Đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tư. Vì vậy, việc quản trị danh mục đầu tư là việc làm rất quan trọng và hết sức cần thiết để có thể mang lại lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư. Với nhu cầu đầu tư vào một danh mục đầu tư gồm hai chứng khoán và một tài sản phi rủi ro, nhóm lựa chọn hai cổ phiếu là FPT – Công ty Cổ phần FPT và DPM Công ty cổ Phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí. Quản trị danh mục đầu tư Trang 1 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh PHẦN I. PHÂN TÍCH VĨ MÔ I. Tổng quan về tình hình kinh tế - chính trị thế giới Có thể nói nợ công và thâm hụt ngân sách Chính phủ là chủ đề nóng trong suốt năm vừa qua, đặc biệt ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone). Năm 2011 đã khởi đầu với một loạt các diễn biến tiêu cực xung quanh vấn đề giải cứu đồng Euro. Hành động của Moody’s trong việc hạ mức tín nhiệm của Hy Lạp và Tây Ban Nha đã làm dấy lên những lo ngại trong giới đầu tư, khiến chi phí vay nợ của những thành viên yếu nhất trong khu vực Eurozone này liên tục tăng cao. Bạo loạn xảy ra tại Hi Lạp càng tạo thêm áp lực lên Chính phủ nước này, khiến lãi suất trái phiếu tăng cao kỉ lục. Bên kia bờ Đại Tây Dương, Standard & Poor’s đã chuyển đánh giá về vấn đề nợ của Mỹ từ ổn định sang tiêu cực, khi quá trình thỏa hiệp chính trị giữa các Đảng phái trong Chính phủ liên bang Mỹ về cắt giảm chi tiêu diễn ra rất chậm chạp. Cùng với đó, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản xảy ra vào tháng 3/2011 đã kéo lùi các thị trường tài chính trên thế giới. Giá dầu bất ngờ tăng cao trong tháng 4 do lo ngại về sự giảm sút nguồn cung bởi bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Những diễn biến phức tạp này đã khiến giá vàng liên tục thiết lập những mức kỉ lục mới trong giai đoạn từ tháng 7/2011 tới tháng 9/2011, trong khi giới đầu tư quốc tế vội vã tìm kiểm một nơi trú ẩn tài chính an toàn, đặc biệt khi Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8. Đáng chú ý, trong năm 2011, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong bối cảnh hậu kích cầu, Chính phủ nước này đã phải liên tiếp tiến hành nâng các mức lãi suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát do lo ngại tăng trưởng đã trở nên quá nóng. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu tái cân bằng nền kinh tế bằng việc khuyến khích tiêu dùng của dân cư và giảm tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới và các khu vực Tăng trưởng Thế GDP (%) giới Châu Á – Thái Bình Dương Châu ÁĐông Châu Âu Đại Dương MỹLaTinh Trung Đông Và Châu Phi Bắc Mỹ Đông Âu 2010 5,2 8,4 2,6 3,3 6,1 4,7 3,0 2,3 2011* 3,9 6,3 1,8 3.7 4,5 4,4 1,6 1,9 2012* 3,8 6,5 3,3 3,2 4,0 4,3 1,8 0,7 Nguồn: IMF; *: Số liệu dự báo công bố vào tháng 12/2011 Quản trị danh mục đầu tư Trang 2 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Theo thống kê mới nhất, thương mại thế giới trong 3 quý đầu năm 2011 đã tăng trưởng 6,8% so với cùng kì năm 2010, và con số của cả năm 2011 sẽ khó có thể khả quan hơn khi quý 4 bị ảnh hưởng bởi lực cầu suy yếu do sự tăng trưởng chậm chạp của khu vực EU. Cụ thể, thương mại của các nước OECD đã tăng 6%, trong khi của các nước ngoài OECD tăng 8,2%. Những chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế ở các nước phát triển. Theo IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,8% trong năm 2012, giảm từ mức 3,9% của năm 2011 và 5,2% của năm 2010. Sự giảm tốc này là hậu quả của những bất ổn tài chính và nỗi lo sợ rủi ro nợ công lan tỏa ra bên ngoài phạm vi những nền kinh tế châu Âu. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ thay thế các chương trình kích thích của giai đoạn 2010 - 2011, và phần lớn các nước phát triển có sẽ có mức GDP dưới sản lượng tiềm năng trong năm 2012. Mặc dù vậy, so với các nước phát triển, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển sáng sủa hơn, bởi sự suy yếu của cầu ngoại sinh được dự báo sẽ được bù đắp bởi cầu nội địa nhờ những chính sách kinh tế linh hoạt của các Chính phủ. Với những biến động của tình hình thế giới như trên đã tác động phần nào đến tình hình kinh tế trong nước nói chung và doanh nghiệp sản xuất trong nước nói riêng. Ngoài ra, còn tác động đến quyết định của nhà đầu tư trong việc tìm kiếm lợi nhuận. II. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam 1. Về chính trị - xã hội: Việt Nam trong thởi gian chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế… Và là một điểm đến an toàn hấp dẫn cho các nhà đầu tư với chính sách ngày càng thông thoáng hơn. 2. Về kinh tế:  Về tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm 2011 đạt 5,89%. Trong đó, tốc độ GDP quý I đạt 5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và quý IV là 6,2%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,66% với mức tăng chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,32% với mức tăng 5,53%, và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% với mức tăng 6,99%. Quản trị danh mục đầu tư Trang 3 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh  Lạm phát Năm 2011, lạm phát Việt Nam tăng 18.58% so với năm 2010. Trong đó, mặt hàng thực phẩm là tăng mạnh nhất với mức tăng 26.49%. Do đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong rỗ hàng hóa của người dân Việt Nam nên đã làm tăng mạnh chỉ số CPI. Tiếp theo là lĩnh vực giáo dục tuy tăng 23.18% so với năm 2010. Mức lạm phát tăng cao trong 4 tháng đầu năm lên tới mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóa năng lượng và cung tiền.Từ tháng 5 trở đi, nhờ những nỗ lực ổn định giá cả hàng hóa quyết liệt của Chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011. Trong số 11 nhóm hàng hóa, chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thông có tốc độ tăng giá âm khoảng 4% so với năm 2010 còn tất cả các mặt hàng còn lại đều có tốc độ tăng khá cao, nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó chủ yếu là lương thực và thực phẩm) và giáo dục. Tuy nhiên, lớn hơn cả yếu tố giá hàng hóa, chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt vài năm trở lại đây lại được coi là yếu tố chính tác động đến mức lạm phát năm 2011.  Đầu tư trực tiếp Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam năm 2011 tiếp tục sụt giảm. Cụ thể, nguồn vốn FDI năm 2011 đạt 14,7 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó vốn đăng ký mới giảm tới 35% khi chỉ đạt 11,6 tỷ USD. Tuy nhiên tỷ trọng đầu tư của nguồn vốn FDI đã có sự dịch chuyển, năm 2010 có tới 34,3% tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực bất động sản trong khi năm 2011 này thì chỉ có 5,8% tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này còn tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng lần lượt là 54,1% và 76,4%. Trong khi đó, vốn giải ngân đạt 11 tỷ USD, tương ứng với mức giải ngân năm 2010.  Xuất nhập khẩu Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2010. Tính chung cả năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33% so với năm cùng kỳ 2010 trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7%. Đơn giá của nhiều mặt hàng xuất - nhập khẩu tăng là yếu tố góp phần khá lớn vào tăng trưởng xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch xuất khẩu tăng 11,4% so với năm 2010 còn kim ngạch nhập khẩu tăng 3,8%. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 35,2% tỷ trọng, nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm 40,6% còn nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 21,9%, và vàng tái xuất chiếm 2,3%. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm tư liệu sản xuất chiếm tới 90,6%, nhóm hàng vật phẩm tiêu dung chiếm 7,6%, và nhóm vàng tăng 1,8%. Theo đó, thâm hụt cán cân thương mại năm 2011 là 9,5 tỷ USD, và bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Mức nhập siêu này thấp hơn mức mục tiêu 16% Quản trị danh mục đầu tư Trang 4 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh mà chính phủ đã đề ra, đồng thời là mức thấp nhất trong vòng 5 năm và là năm có tỷ lệ nhập siêu thấp nhất so với kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 2002.  Lãi suất Lãi suất vẫn nằm ở mức cao vào thời điểm cuối năm 2011, nhiều ngân hàng đang huy động ngầm 16% - 17%. Lãi suất cho vay VND trung bình 19%/năm. Cụ thể, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khoảng 17 - 19%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác khoảng 17 - 21%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 22 - 25%/năm. Với mức lãi suất như trên việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn là khá khó khăn. Mức lãi suất trần đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên được áp dụng trong cả năm 2011 là 14%/năm, còn mức lãi suất trần đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng được NHNN khống chế ở mức 6%/năm. Đối với đồng USD, lãi suất huy động USD đối với cá nhân và đối với doanh nghiệp vẫn chủ yếu là 2%/năm và 0,5%/năm theo quy định của NHNN trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến vẫn ở mức 6 - 7,5%/năm đối với ngắn hạn và 7,5 - 8%/năm đối với trung và dài hạn. 3. Triển vọng năm 2012 Trong năm 2012, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá được định hướng tiếp tục thắt chặt. Trong đó, tổng phương tiện thanh toán dự kiến sẽ tăng khoảng 14 - 16%, tín dụng tăng trưởng khoảng 15 - 17%. Việc kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng thấp này, so với mức bình quân 29,4%/năm của 10 năm trước và 33%/năm của 5 năm trước, được kì vọng sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô qua việc kiềm chế lạm phát. Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2012 từ 5% - 5.5%. Dự báo chỉ số CPI ở mức 12% - 13% trong năm 2012. Sự hạ nhiệt của chỉ số CPI trong năm 2012 là do giá lương thực thực phẩm đang có xu hướng giảm trên toàn thế giới theo nhận định của FAO vào ngày 13/01/2012. Dự báo năm 2012, xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 108 tỷ USD, tăng 12%-13% so với năm 2011. Dự kiến năm 2012, dòng vốn FDI giải ngân đạt 10 11 tỷ USD. Trên bình diện kinh tế thế giới, kết quả của vấn đề khủng hoảng nợ công là việc thắt chặt chi tiêu của Chính phủ và người dân các nước, dẫn tới tổng cầu giảm, có thể dẫn tới suy thoái và giảm phát ở một số nước phát triển. Bên cạnh đó, việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm các quốc gia sẽ gây hiệu ứng tâm lí lo sợ rủi ro lan tỏa trong giới đầu tư trên các thị trường tài chính thế giới khiến các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) thu hẹp, đặc biệt rút khỏi các thị trường vốn mới nổi có độ rủi ro cao. Tình hình này sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chững lại, trong Quản trị danh mục đầu tư Trang 5 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh khi nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng cao. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và giải ngân nhiều khả năng sẽ giảm (Thực tế, FDI đăng kí trong năm 2011 đã giảm khoảng 20%). Dòng FPI đầu tư vào thị trường niêm yết thứ cấp nhiều khả năng sẽ bị thu hẹp, tuy nhiên sẽ tìm đến thị trường sơ cấp theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 2012, sẽ có những xáo trộn trong hệ thống kinh tế khi yêu cầu về nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế đang trở nên rất cấp bách để có thể giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Tái cấu trúc nền kinh tế qua các giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch và đơn giản hóa thủ tục hành chính, về bản chất sẽ giúp nâng cao sản lượng tiềm năng, cải thiện tổng cung, trong khi tổng cầu luôn có xu hướng tăng với tốc độ cao như đặc trưng của một nền kinh tế mới nổi. Ngay cả khi duy trì các chính sách thắt chặt và kiểm soát tốt tỷ giá, rủi ro lạm phát vẫn còn cao khi những áp lực từ yêu cầu về tự do hóa giá cả theo tín hiệu thị trường ngày càng lớn, chưa kể đến các cú sốc cung khó dự đoán về thiên tai, giá lương thực và hàng hóa năng lượng thế giới. Mặc dù gần đây, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia lãi suất khó giảm mạnh, bởi còn nhiều yếu tố hiện hữu có thể khiến lạm phát không thể giảm nhanh như cầu tiêu dùng thời vụ, kì vọng khả năng tăng giá điện, điều chỉnh lương tối thiếu... Từ những yếu tố trên, chúng tôi cho rằng để đầu tư có hiểu quả trong năm tới, chúng ta nên chọn những ngành nào ít chịu sự tác động của những yếu tố xấu. Vì vậy, sự lựa chọn của chúng tôi là đầu tư vào ngành phân bón và hóa chất bởi vì đây là yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế của chúng ta. Vì nước ta là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới và có kỳ vọng vươn tới vị trí số 1 trong 5 năm tới. Trong bối cảnh thế giới đang khủng hoảng lương thực thì đây là động lực cũng như cơ hội để tăng cường xuất khẩu gạo . Không chỉ vậy mà còn có cả cà phê, hạt tiêu … cũng đang được phát triển mạnh. Như vậy, sản xuất nông nghiệp đang trên đà phát triển thì ngành phân bón và hóa chất là ngành rất có triển vọng. Ngành thứ hai nên đầu tư trong thời gian này là công nghệ phần mềm và truyền thông vì trong thời đại ngày nay không thể thiếu công nghệ thông tin. Trên thế giới, ngành này đang phát triển từng ngày từng giờ những sản mới liên tục được tạo ra và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế này. Quản trị danh mục đầu tư Trang 6 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phần II. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CÔNG TY I. Phân tích ngành công nghệ thông tin (CNTT) và công ty cổ phần FPT 1. Ngành công nghệ thông tin CNTT là một trong những ngành đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành là 20 - 25%, trong đó lĩnh vực phần mềm tăng trưởng 30 - 35%, lĩnh vực dịch vụ nội dung số tăng 60 - 70%. Không ai có thể phủ nhận CNTT là một trong những công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất, là động lực cho sự phát triển của mọi ngành nghề kinh tế cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Chính vì vậy, mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang bị tác động mạnh bởi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nhưng nhu cầu về ứng dụng CNTT trong sản xuất và kinh doanh không bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí còn có thuận lợi hơn bởi CNTT chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong 2 năm 2008 - 2009, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành CNTT Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%. Bên cạnh đó, môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước cùng với sự vận động của các doanh nghiệp đã tạo dựng nên một diện mạo mới cho ngành CNTT Việt Nam với những tiềm năng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Vị thế và tiềm năng của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới: Việt Nam là nước có sự cải thiện rất đáng kể về vị thế trên bản đồ CNTT - VT thế giới. Năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam có mặt trong Top 10 quốc gia hấp dẫn nhất trong số 50 quốc gia về gia công phần mềm và có tên trong xếp hạng toàn cầu. Năm 2009 cũng là năm đầu tiên Việt Nam ra khỏi Top 10 thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm. Về chỉ số phát triển CNTT, Việt Nam xếp hạng thứ 92/154, tăng 15 bậc so với 5 năm trước. Về viễn thông, Việt Nam lọt vào Top 30 thế giới. Về tốc độ phát triển internet, 25% dân số Việt Nam sử dụng Internet, lưu lượng kết nối tăng 27 lần so với năm 2004. Việt nam hiện đứng thứ 18 thế giới, thứ 6 châu Á với 21 triệu người sử dụng Internet. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ CNTT là ngành luôn nhận được những lợi điểm quan trọng và giá trị so với các ngành kinh tế khác và được nhà nước coi là một ngành kinh tế chủ lực và mũi nhọn. Tháng 8 năm 2009, Bộ TT&TT đã xây dựng “Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT” và đệ trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt, bao gồm các nội dung: Quản trị danh mục đầu tư Trang 7 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh - Đến năm 2015, Việt Nam phải là 1 trong 70 (năm 2020 là 1 trong 60) nước phát triển CNTT-VT hàng đầu thế giới. Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 17% - 20% (năm 2020 là 20% - 30%) trong GDP, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gấp từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. - Hạ tầng viễn thông, đến năm 2015, phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 70% (năm 2020 là 90%) dân cư trên cả nước; triển khai xây dựng cáp quang đến hộ gia đình tại tất cả các đô thị mới; và triển khai xây dựng cáp quang đến 25% - 30% số hộ gia đình trên cả nước vào năm 2020. - Về các ngành công nghiệp CNTT, phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số để năm 2015, Việt Nam sẽ là 1 trong 20 (năm 2020 là 1 trong 10) nước cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới. Chuyển hướng từ lắp ráp các sản phẩm phần cứng cho nước ngoài sang sản xuất phụ tùng, phát triển công nghiệp phụ trợ để tiến tới tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới vào năm 2020. 2. Công ty cổ phần FPT (FPT - HOSE)  Giới thiệu chung Công ty CP phát triển đầu tư công nghệ FPT tiền thân là Công ty Công nghệ Thực phẩm thành lập năm 1988. Năm 2002, chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation". FPT là công ty đa quốc gia hoạt động trên lĩnh vực: CNTT và viễn thông; Tài chính và ngân hàng; Bất động sản; Giáo dục và đào tạo. FPT có thị phần chi phối trong nhiều lĩnh vực hoạt động như phân phối sản phẩm CNTT (trên 50%), cung cấp dịch vụ internet (40%), tích hợp hệ thống (35%). Lĩnh vực phân phối điện thoại di động đang mang lại hơn 50% doanh thu cho tập đoàn. FPT đang sở hữu 15 công ty thành viên, Đại học FPT, Trung tâm Phát triển Công nghệ FPT, Chi nhánh tại TP.HCM, Đà Nẵng. FPT có mạng bán lẻ lớn nhất Việt Nam, với hơn 956 chi nhánh ở 53 trên 64 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 396 nhà phân phối sản phẩm IT và 560 nhà phân phối sản phẩm điện thoại di động. FPT là đối tác của hơn 60 tập đoàn nổi tiếng gồm IBM, Lenovo, Microsoft, HP, Nokia, Toshiba, Oracle, Samsung, Motorola Cisco, Veritas, Computer Associates, Apple, Intel, Symantec. FPT nhận được 6 giải thưởng ICT Việt Nam năm 2009. Ngoài ra, FPT là công ty hàng đầu về gia công phần mềm cho những thị trường Nhật, Anh và là công ty đi tiên phong trong lĩnh vưc này tại Việt Nam. Nhìn chung, trong lịch sử ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, FPT là thương hiệu đầu tiên và dẫn đầu trên nhiều mặt. Quản trị danh mục đầu tư Trang 8 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu Năm 2011 Doanh Thu 25,370,247 Thuần Giá Vốn Hàng 20,412,099 Bán Lợi Nhuận 4,958,148 Gộp Chi phí hoạt động Chi phí tài 693,758 chính Trong đó: 249,501 Chi phí lãi vay Chi phí bán 793,285 hàng Chi phí quản lý 1,603,155 doanh nghiệp Tổng Chi phí 3,090,198 hoạt động Tổng doanh 552,058 thu hoạt động tài chính Lợi nhuận 2,420,008 thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác 45,997 Tổng LNTT 2,501,543 Chi phí lợi nhuận Chi phí thuế 422,395 TNDN Lợi ích của cổ 397,330 đông thiểu số Tổng Chi phí 819,725 lợi nhuận LNST 1,681,818 Năm 2010 20,017,30 4 16,028,81 1 3,988,493 Năm 2009 18,404,026 Năm 2008 16,381,840 Năm 2007 13,498,891 14,718,673 13,403,404 11,537,443 3,685,353 2,978,436 1,961,448 559,127 445,371 495,236 72,344 238,148 109,699 80,488 42,956 646,360 527,091 526,659 384,773 1,370,581 1,306,345 963,266 600,168 2,576,068 2,278,807 1,985,161 1,057,285 464,259 187,941 197,472 48,936 1,876,684 1,594,487 1,190,746 953,099 38,676 2,023,193 33,368 1,697,522 89,298 1,240,085 71,843 1,028,985 331,436 291,648 189,038 148,715 427,251 342,525 214,776 142,801 758,687 634,173 403,814 291,516 1,264,506 1,063,349 836,271 737,470 Nhìn chung lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng, tăng liên tục từ năm 2007 đến năm 2011, và tăng cao nhất trong năm 2011, đây là năm đem lại nhiều lợi nhuận nhiều nhất và cũng là năm thành công của công ty trong những năm gần đây, điều đó nói lên rằng công ty liên tục mở rộng sản xuất và tìm được nhiều khách hàng mới, góp phần đưa công ty ngày một đi lên và có thể vững bước cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác. Cụ thể ta thấy tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng. Về mức tăng trưởng, tổng doanh thu năm 2010 tăng 8% so với năm 2009, và đến năm Quản trị danh mục đầu tư Trang 9 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh 2011 lại tăng lên 26% so với năm 2010. Và lợi nhuận sau thuế năm 2011 cũng tăng so với năm 2010. Đây là một diễn biến tốt đối với tình hình kinh doanh của công ty FPT.  Phân tích tài chính ST Chỉ tiêu T Tỷ lệ tài chính 1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 6 Thanh toán hiện hành 7 Thanh toán nhanh 8 Thanh toán nợ ngắn hạn 9 Vòng quay Tổng tài sản 10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 12 Vòng quay Hàng tồn kho 13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ lệ tăng trưởng tài chính 1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 4 Vốn chủ sở hữu 5 Tiền mặt Quản trị danh mục đầu tư Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 76% 72% 74% 76% 81% 24% 28% 26% 24% 19% 58% 59% 64% 53% 58% 158% 182% 222% 136% 161% 37% 32% 29% 39% 36% 134% 96% 34% 186% 251% 170% 123% 28% 176% 242% 161% 131% 48% 223% 298% 145% 107% 39% 285% 364% 142% 95% 29% 308% 364% 534% 573% 684% 759% 775% 713% 827% 1,011 % 8% 1,146 % 8% 10% 10% 1,111 % 9% 8% 8% 8% 6% 7% 15% 15% 17% 18% 20% 44% 48% 52% 49% 51% 10% 11% 10% 8% 8% 27% 9% 12% 22% -37% 43% 19% 28% 14% 64% 39% 102% 33% -38% 26% 86% 22% 39% 26% 34% Trang 10 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Qua bảng số liệu trên ta thấy, khả năng thanh khoản của công ty này tương đối cao thể hiện qua con số 96% vào năm 2011. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 158% năm 2011 cho thấy công ty sử dụng 158% nợ so với vốn chủ sở hữu. Khả năng sinh lợi so với tài sản ROA năm 2011 là 15% cho biết 1 đồng tài sản của công ty tạo ra 15 đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 là 44% cho biết 1 đồng vốn chủ tạo ra 44 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy lợi nhuận ròng sau thuế của công ty khá cao. Về cơ cấu tài sản, lượng dự trữ tiền mặt của FPT có xu hướng giảm dần trong năm 2010 dù vẫn duy trì ở mức cao. Nếu như tính đến hết năm 2009, FPT sở hữu 2,300 tỷ đồng tiền mặt thì đến hết quý 3 năm 2010 chỉ còn khoảng 1,700 tỷ đồng chủ yếu dưới hình thức tiền gửi ngân hàng. Nhờ lượng dự trữ tiền mặt cao, dù FPT vay nợ ngắn hạn khá nhiều, hệ số thanh toán hiện hành của FPT vẫn duy trì ở mức khá an toàn, trên 1.5 lần. Về hoạt động đầu tư tài chính, FPT có xu hướng giảm dần danh mục đầu tư tài chính dài hạn và chuyển sang đầu tư dài hạn trong năm 2010. Khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của FPT tăng từ 617 tỷ đồng vào cuối năm 2009 lên 1,597 tỷ đồng vào cuối quý 3/2010 trong khi hoạt động đầu tư tài chính dài hạn giảm từ 913 tỷ đồng xuống 783 tỷ đồng. Mặc dù tỷ trọng đầu tư tài chính của FPT có xu hướng tăng theo thời gian, trong cơ cấu doanh thu của FPT, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, gần 100%. Tỷ suất lãi ròng trên doanh thu của FPT được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2006 - 2009. Tuy nhiên, vòng quay tổng tài sản của công ty lại giảm mạnh trong giai đoạn này, nên mặc dù công ty đã tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu vẫn giảm nhẹ, từ 40.72% của năm 2006 xuống 36.03% theo số liệu trailing 4 quý gần nhất. Tuy nhiên, chỉ tiêu sinh lời của FPT vẫn khá cao so với các công ty cùng ngành trong khi FPT lại là công ty có quy mô lớn nhất. Tóm lại, FPT là công ty đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam về mặt uy tín và thương hiệu. Công ty cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm qua, và có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển trong tương lai cũng như nền tảng tài chính vững chắc. Mặc dù FPT đã đa dạng hóa hoạt động của mình trong những năm qua, xu hướng đa dạng hóa của công ty là phát triển theo chiều sâu, vẫn lấy lĩnh vực công nghệ thông tin làm chủ đạo. Với mức P/E hiện tại là hơn 9 lần, chúng tôi cho rằng FPT vẫn là một cổ phiếu tốt để đầu tư trung và dài hạn. II. Phân tích ngành phân bón và công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Quản trị danh mục đầu tư Trang 11 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh 1. Ngành phân bón: Phân bón là ngành hỗ trợ quan trọng trong nông nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với tính mùa vụ và mật độ diện tích gieo trồng cây nông nghiệp. Ở nước ta, cây nông nghiệp có diện tích gieo trồng lớn nhất và cây lương thực chính của ngành là cây lúa vì vậy thị trường phân bón cũng phân hóa mạnh và tập trung tại hai thị trường Miền Bắc và Miền Nam. Nhu cầu hàng năm vào khoảng 8 – 9 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Nhu cầu phân bón luôn ở mức cao, trong đó nhu cầu lên cao nhất vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 3,4. Miền Nam có nhu cầu sử dụng phân bón nhiều nhất và phân NPK được sử dụng nhiều nhất. Các nhà máy phân bón trong nước sản xuất trung bình khoảng 4 – 4,5 triệu tấn phân bón một năm và sản lượng được duy trì tương đối ổn định trong các năm qua. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu trung bình khoảng 3,7 triệu tấn phân bón mỗi năm. Khối lượng phân bón nhập khẩu không ổn định trong giao đoạn từ năm 2000 – 2010 do chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp của nhu cầu nông sản và giá cả. Theo Bộ NN & PTNT, trong năm 2012, nhu cầu phân bón của cả nước là 9,8 triệu tấn (phân NPK 3,5 triệu tấn, urê 2 triệu tấn, phân lân các loại 1,8 triệu tấn, phân kali 920.000 tấn, DAP 950.000 tấn, phân SA 710.000 tấn). Dự kiến năng lực sản xuất phân bón trong năm 2012 sẽ tăng lên 7,25 triệu tấn (tăng 1,61 triệu tấn so năm 2011), nên lượng phân bón cần phải nhập khẩu chỉ còn khoảng 1,55 triệu tấn (giảm hơn 1 nửa so với năm 2011). Như vậy, ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vì trong tương lai ngành này sẽ phát triển hơn. 2. Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (nay là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/3/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/1/2004. Ngày 21/9/2004, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP tiếp nhận nhà máy Đạm Phú Mỹ từ Tổ hợp nhà thầu Technip – Samsung và chính thức quản lý, vận hành đưa sản phẩm phân đạm urê thương hiệu Đạm Phú Mỹ ra thị trường. Công ty chuyên sản xuất phân urê, ngoài ra còn kinh doanh các loại phân bón nhập khẩu khác, sản xuất và kinh doanh amoniac, điện. Trong đó, phân urê chiếm 95% doanh thu của công ty. Uy tín, thương hiệu và mạng lưới phân phối rộng giúp thị phần tiêu thụ phân urê rộng khắp cả nước, trong đó tập trung chủ yếu là khu vực miền Nam và Tây Nguyên. Công suất sản xuất phân urê lớn nhất nước. Hiện nay, công suất sản xuất của DPM đạt 800,000 tấn/năm, cách xa đối thủ đứng thứ 2 là Phân Đạm Hà Bắc Quản trị danh mục đầu tư Trang 12 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh với công suất chỉ với 180,000 tấn/năm. Thị phần tiêu thụ cao, phân u rê DPM hiện tại chiếm đến 60% thị phần tiêu thụ cả nước, thị phần khí amoniac là 40%. Chỉ tiêu Doanh thu thuần Giá vốn Tỷ trọng giá vốn/DT LN gộp DT tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lợi nhuận thuần Lợi nhuận khác LNTT LNST 2011 7602.02 3798.29 49.96% 3803.72 598.04 68.79 461.54 441.51 3429.91 10.96 3440.88 3120.18 2010 4735.61 2596.76 54.83% 2138.85 356.3 79.99 298.77 329.95 1786.45 10.53 1796.98 1632.82 Thay đổi 60.53% 77.84% 67.85% 91.09% Năm 2011, doanh thu DPM đạt 7602.02triệu đồng tăng 60.53% so với năm 2010. DPM chia cổ tức trong năm 2010 ở mức 20% bằng tiền mặt. DPM chia cổ tức trong năm 2010 ở mức 20% bằng tiền mặt. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 3120.18 triệu đồng. Trong khi năm 2010, LNST là 1632.82 triệu đồng. Năm 2011, DPM phải mua giá khí đầu vào ngang với mặt bằng chung trên thị trường. Theo DPM, bắt đầu từ ngày 1/1/2011, đơn giá khí sản xuất ure mà Tổng Công ty Khí cung cấp cho DPM là 4.59 USD/BTU, tăng 29% so với mức giá 3.55 USD/BTU áp dụng từ tháng 4/2010 đến 31/12/2010. Giá khí chiếm khoảng 50% giá thành sản xuất. Trước năm 2011, với vai trò là nhà bình ổn giá phân bón trên thị trường nên sản phẩm của công ty được bán thấp hơn giá thị trường từ 10 - 15%. Tuy nhiên, điều này đã gây ra tình trạng giữ hàng và nâng giá ở các đại lý nên từ năm 2011, khi giá khí đầu vào tăng thì giá bán sản phẩm cũng được tăng sát với thị trường. Ngoài ra, trong năm 2011, mặc dù giá khí đầu vào tăng nhưng khấu hao máy móc thiết bị giảm mạnh dẫn đến giá thành sản xuất giảm. Trong khi đó, giá phân bón trong nước năm 2011 tăng mạnh từ thời điểm tháng 4/2011 đã giúp công ty gia tăng lợi nhuận. Với cơ cấu 50 - 60% nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là Trung Quốc, giá phân bón trong nước hầu như biến động theo giá phân thế giới. Trong năm 2011, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng trong nước và đồng thời đảm bảo đủ lượng cầu trong nước đã đẩy giá phân trong nước tăng theo. Tình trạng căng thẳng giá phân bón lên cao nhất vào tháng 9/2011. Tại thời điểm Quản trị danh mục đầu tư Trang 13 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh này, giá phân DPM bán lên đến 11,500 đồng/kg, thêm vào đó, giá bị các đại lý đẩy lên hơn 12,000 đồng/kg ngoài thị trường.  Phân tích tài chính Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 65% 65% 61% 52% Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 35% 35% 39% 48% Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 10% 16% 13% 9% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 11% 19% 15% 10% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 89% 83% 86% 90% Thanh toán hiện hành 699% 522% 631% 573% Thanh toán nhanh 565% 450% 538% 336% Thanh toán nợ ngắn hạn 471% 406% 474% 200% Vòng quay Tổng tài sản 110% 96% 115% 118% Vòng quay tài sản ngắn hạn 170% 152% 202% 251% Vòng quay vốn chủ sở hữu 128% 113% 130% 143% Vòng quay Hàng tồn kho 567% 683% 553% 612% Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 38% 29% 23% 23% Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 38% 25% 23% 25% Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH (ROE) 44% 29% 27% 31% Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 60% 40% 29% 30% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 40% 0% 3% 71% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 33% 13% 17% 7% Qua bảng số liệu trên ta thấy, khả năng thanh khoản của công ty này khá cao thể hiện qua con số 565% vào năm 2011. Điều này tốt cho chủ nợ nhưng không có lợi cho công ty bởi vì việc duy trì chỉ số thanh khoản khá cao có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 11% năm 2011 cho thấy công ty sử dụng 11% nợ so với vốn chủ sở hữu như một nguồn tài trợ cho hoạt động của công ty nhưng so với Quản trị danh mục đầu tư Trang 14 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh tổng giá trị tài sản thì tỷ lệ nợ này chỉ chiếm 35%. Điều này cho thấy cơ cấu tài sản của công ty khá hợp lý. Khả năng sinh lợi so với tài sản ROA năm 2011 là 38% cho biết 1 đồng tài sản của công ty tạo ra 38 đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 là 44% cho biết 1 đồng vốn chủ tạo ra 44 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy lợi nhuận ròng sau thuế của công ty khá cao.  Tóm lại, năm 2011 là năm kinh doanh khá thuận lợi cho công ty. Bên cạnh sản phẩm ure, phân NPK là sản phẩm mới đóng góp thêm doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Xét thị trường phân NPK, lượng sản xuất phân NPK rong nước tương đối đáp ứng tạm thời nhu cầu trong nước, tuy nhiên, chất lượng thấp. Nắm bắt được điểm yếu thị trường, DPM đã đầu tư sản xuất phân NPK. Ngoài ra, với phân NPK công ty chủ động được nguồn nguyên liệu chính là từ Nitơ từ quá trình sản xuất phân Ure. Bắt đầu từ năm 2012, lượng cung phân bón trên thị trường dồi dào nhờ vào một số nhà máy đi vào hoạt động như nhà máy đạm Công Thanh, đạm Ninh Bình, đạm Thanh Hóa nên tình trạng thiếu hụt phân bón trên thị trường sẽ không còn căng thẳng như những năm qua. Nhận thấy rõ xu hướng thị trường trong dài hạn, Đạm Phú Mỹ đã bắt đầu tìm thị trường mới cho sản phẩm ure. Cụ thể, bắt đầu từ tháng 8/2011, công ty đã xuất khẩu 70,000 tấn phân, trong đó khoảng 35,000 tấn sang Campuchia, phần còn lại được xuất sang Lào và Thái Lan. Đây là bước tiến mới của DPM trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh sản phẩm chủ đạo là phân ure, DPM đầu tư các hóa chất khác, tuy nhiên các dự án đầu tư đều tập trung vào các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp. Hiện tại, công ty đang xây dựng cảng Cái Cui tại Cần Thơ, đây là cảng trung chuyển, tập kết phân xuống thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long. Xét thấy, DPM kinh doanh mặt hàng thiết yếu là phân bón trong một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, với những lợi thế sẵn có, tình hình tài chính lành mạnh cùng với những dự án phát triển tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh chính, DPM hứa hẹn là doanh nghiệp sản xuất hiệu quả trong dài hạn. Quản trị danh mục đầu tư Trang 15 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Phần III. XÂY DỰNG ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ Sử dụng dữ liệu quá khứ từ giá của hai chứng khoán FPT và DPM. Ký hiệu: FPT A DPM B 1. Đo lường khả năng sinh lời :  Tỷ suất lợi tức hàng ngày (Rn) : Công thức tính: Rn = Pn+1/Pn - 1 Trong đó: Rn : Tỷ suất lợi tức ngày Pn+1: Giá chứng khoán ngày n+1 Pn: Giá chứng khoán ngày n  Tỷ suất lợi tức kỳ vọng tháng (Ri) : Công thức tính: Ri = ( ∑Rn/n) x 22 Trong đó: Ri : Tỷ suất lợi tức tháng Rn : Tỷ suất lợi tức ngày n : Số ngày giao dịch CK trong tháng Kết quả tính toán Rn (Rn, A ; Rn, B )và Ri (Ri, A ; Ri, B ) được thể hiện trong bảng tính Excel.  Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của chứng khoán (E(R)): Công thức tính: Trong đó, t = 36 ( Tổng số tháng từ 1/2009 đến 12/2011) Theo kết quả tính toán:  Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của FPT: E(RA) = 1.698 %  Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của DPM: E(RB) = 0.154 % Quản trị danh mục đầu tư Trang 16 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh 2. Đo lường rủi ro:  Phương sai của tỷ suất lợi tức ( ): Công thức tính: Trong đó: Ri: Tỷ suất lợi tức nhận được trong thời kỳ i (ngày, tháng, năm) E(R): Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của chứng khoán n: Số quan sát  Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức (σ): Công thức tính:  Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức tháng: Kết quả tính toán độ lệch chuẩn tháng của FPT và DPM được thể hiện trong bảng tính Excel.  Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức của chứng khoán: + σA = 10.352 % + σB = 11.062 % Ta thấy, σA < σB : cho biết việc đầu tư vào FPT mang lại ít rủi ro hơn so với việc đầu tư vào DPM.  Hiệp phương sai của tỷ suất lợi tức: Công thức tính: CovAB = Theo kết quả tính toán: CovAB = 77.508 % >0 cho thấy lợi tức trên hai cổ phiếu FPT và DMP có mối quan hệ cùng chiều nhau, khi lợi tức trên cổ phiếu FPT tăng thì lợi tức trên cổ phiếu DPM tăng và ngược lại. Nhưng ta chưa thể kết luận được quan hệ cùng chiều này là mạnh hay yếu. Để giải quyết vấn đề này ta cần tính đến hệ số tương quan.  Hệ số tương quan (ρAB): Quản trị danh mục đầu tư Trang 17 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Công thức tính: Theo kết quả tính toán ta được: ρAB = 0.007 (lần) thể hiện mối quan hệ của hai chứng khoán FPT và DPM là cùng chiều và sự tương quan cùng chiều này khá yếu. 3. Xây dựng đường biên hiệu quả : a) Phương pháp xây dựng đường biên hiệu quả:  Bước 1: Xác định tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư P: E(R P): Ta cho E(RP) chạy từ rA = 0.154 đến rB = 1.698 Bước 2: Xác định tỷ trọng của từng chứng khoán của danh mục đầu tư P sao cho tương ứng với mỗi giá trị E(RP) đã tính được ở bước 1. Từ đó, ta tính được wA, wB.  wA = (rP – rB)/(rA – rB), wB = 1 - wA  Bước 3: Xác định độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư P: σP σP = [(wA2* σA2 + wB2*σB2 + 2*wA*wB*Cov (rArB)]1/2  Bước 4: Vẽ đường biên phương sai bé nhất Đường cong tập tập hợp các danh mục đầu tư tương ứng với mức lợi tức cho trước có mức rủi ro thấp nhất trên đồ thị được gọi là đương biên phương sai nhỏ nhất. Trên đường phương sai nhỏ nhất này, điểm P thể hiện cho danh mục đầu tư có độ lệch chuẩn nhỏ nhất so với các danh mục đầu tư khác. Phần trên của đường biên phương sai nhỏ nhất thể hiện danh mục đầu tư hiệu quả được gọi là đường biên hiệu quả. Đường biên hiệu quả là đường nằm từ điểm P trở lên. Những danh mục nằm trên đường biên hiệu quả là những danh mục thống trị. Từ bảng tính toán Excel, ta vẽ được đường biên hiệu quả: Quản trị danh mục đầu tư Trang 18 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh b) Xác định danh mục đầu tư có phương sai nhỏ nhất: o Tỷ trọng đầu tư vào từng cổ phiếu (w): Công thức tính: Theo tính toán, ta có: + wA = 53.335 % + wB = 46.665 % o Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh muc đầu tư (E(rP)): E(rP) = rP = wA*rA + wB*rB = 0.978 % o Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư (σP): Theo tính toán, ta có: σP = 7.584 % Quản trị danh mục đầu tư Trang 19 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Danh mục đầu tư có phương sai nhỏ nhất (%) wA 53.335 wB 46.665 E(rP) 0.978 σP 7.584 4. Bài toán về quyết định đầu tư: Quyết định đầu tư với số vốn là 100 triệu đồng và lãi suất trái phiếu Kho bạc 11%. Nhà đầu tư sẽ lựa chọn danh mục đầu tư có hàm hữu dụng cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận.  Hệ số góc của đường phân bổ vốn CAL = (E(rP) - rf)/σP = - 1.322  Hàm hữu dụng: U = E(rC) – 0.005*A*σC2 Trong đó:    E(rC): tỷ suất lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư gồm tài sản rủi ro và tài sàn phi rủi ro: E(rC) = y*E(rP) + (1 – y)*rf A: Hệ số ngại rủi ro, A = 2 σC: Phương sai của danh mục đầu tư gồm tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro: σC = σP2*y2  rf: Tỷ suất lợi tức của tài sản phi rủi ro  y: Tỷ trọng đầu tư vào tài sản rủi ro  1 – y: Tỷ trọng đầu tư vào tài sản phi rủi ro Quản trị danh mục đầu tư Trang 20 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Tối đa hóa hàm hữu dụng: Ta có: E(rC) = y*E(rP) + (1 – y)*rf σC = σP2*y2 (Vì độ lệch chuẩn của tài sản phi rủi ro =0) Thay (1), (2) vào (*) ta có: U = y*E(rP) + (1 – y)* rf - 0.005*A*σP2*y2 Để đạt giá trị hữu dụng lớn nhất ó U’=0 Ta có : U’ = E(rP) - rf – 0.01*A* σP2*y  E(rP) - rf – 0.01*A* σP2*y = 0  y* = (E(rP) - rf)/(0.01*A*σP2) Theo kết quả tính toán trong Excel: (1) (2) o y* = - 0.08713 o 1- y*= 1.08713 Số tiền đầu tư vào chứng khoán:  Số tiền đầu tư vào chứng khoán rủi ro: (- 0.08713) * 100 = - 8.713 triệu đồng. + Số tiền đầu tư vào cổ phiếu FPT là: 8.713*0.53335 = 4.647078 triệu đồng. Với giá là 49.4 và số lượng là 4 647 078/49.4 = 94 070 cổ phiếu. + Số tiền đầu tư vào cổ phiểu DPM là: 8.713 – 4. 647078 = 4.065922 triệu đồng. Với giá là 26.5 và số lượng là 4 065 922/26.5 = 153 431 cổ phiếu.  Số tiền đầu tư vào tài sản phi rủi ro (Trái phiếu Kho bạc): 1.08713*100 = 108.713 triệu đồng. Vậy sẽ vay 8.713 triệu đồng để đầu tư vào chứng khoán rủi ro với số lượng và giá cả hai cổ phiếu FPT và DPM như trên và đầu tư 108.713 triệu đồng vào tài sản phi rủi ro. 5. Vào ngày 30/03/2012, giá đóng cửa của cổ phiếu FPT là 58 và DPM là 29.2 thì giá trị danh mục đầu tư với hai cổ phiếu là: Cổ phiếu FPT: 94 070*58 = 5. 456 060 triệu đồng Cổ phiếu DPM: 153 431*29.2 = 4. 480 158 triệu đồng Tổng giá trị khi nắm giữ hai cổ phiếu FPT & DPM và một Trái phiếu Kho bạc: Quản trị danh mục đầu tư Trang 21 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh 5.456 060 + 4.480 158 + 108.713 = 118.649 218 triệu đồng Quản trị danh mục đầu tư Trang 22 Bài tập lớn Hương GVHD: Th.S Nguyễn Thanh DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1. 2. 3. 4. Nguyễn Thị Phường Trần Thị Mai Chu Thị Thủy Võ Nguyễn Phú Xuân Quản trị danh mục đầu tư 37H11K07.1 - B 37H11K07.1 - B 37H11K07.1 - B 33K08 Trang 23
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.