Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

pdf
Số trang Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 20 Cỡ tệp Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 407 KB Lượt tải Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 4 Lượt đọc Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay 85
Đánh giá Bài tập lớn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -----***----- BÀI TẬP LỚN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ BÀI: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình bày suy nghĩ của nhóm về vai trò của giới trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Tên Nhóm : NHÓM 4 Lớp tín chỉ: Đường lối cách mạng của ĐCS VN_21 Hà Nội, tháng 10 năm 2015 BÀI TẬP LỚN MÔN ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. Quan điểm của đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 1.1. Khái niệm, định nghĩa “văn hóa”, “tiên tiến” và “bản sắc dân tộc” Khái niệm “văn hóa”, “tiến tiến” và “bản sắc dân tộc” đã được Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII chỉ rõ: Khái niệm văn hóa thường được tiếp cận ở hai cấp độ lý luận và thực tiễn. Ở cấp độ lý luận, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người (cá nhân và cộng đồng) sáng tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bản chất của văn hóa là sự sáng tạo, vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ, vươn tới các giá trị nhân văn đem lại hạnh phúc cho con người. Văn hóa là “thiên nhiên” thứ hai do con người tạo ra để phục vụ con người. Ở cấp độ thực tiễn, văn hóa thể hiện trong toàn bộ hoạt động sống của con người, từ hoạt động sản xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, phản ánh kiểu lựa chọn sáng tạo của cá nhân và cộng đồng. Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình tức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giải dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (6-1991) -> nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là 6 đặc trưng cơ bản cần phấn đấu và thực hiện. Tháng 7-2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra Kết luận Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) -> nhiệm vụ lớn lao nhất của đảng cần vun đắp và giải quyết. 1.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.2.1. Phương hướng xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa 1.2.1.1. Phương hướng và phát triển nền văn hóa Việt Nam - phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc - ý thức độc lập tự chủ tự cường, xây dựng chủ nghĩa xã hội - xây dựng phát triển văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - tiếp thu văn hóa nhân loại - phát triển khoa học, kĩ thuật và trình độ dân trí. 1.2.1.2. tầm quan trọng Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cần thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 1.2.2. Đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 1.2.2.1. độc lập dân tộc - lý tưởng độc lập dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình giũ gìn phát triển bảo vệ tổ quốc. - Độc lập dân tộc là điều kiện đầu tiên bảo đảm cho sự phát triển của đất nước. 1.2.2.2 chủ nghĩa xã hội Tính dân chủ của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn liền với chế độ chính trị - xã hội tiến bộ “của dân, do dân và vì dân”. Chỉ có CNXH mới bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. CNXH của Việt Nam với những đặc trưng mà trên đó đặt cơ sở vững chắc cho một nền độc lập dân tộc chân chính, vững chắc. 1.2.2.3 bản sắc dân tộc việt nam Là cốt lõi bao gồm phẩm chất, tính chất, sức sống bên trong của dân tộc -> tính thống nhất, nhất quán, trong quá trình phát triển dân tộc. Thể hiện ở cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, sang tạo, trong văn hóa khoa học công nghệ. Bản săc dân tộc phát triển thông qua thể chế kinh tế, thể chế xã hội, thể chế chính trị và tông qua hội nhập kinh tế thế giới, sự giao lưu văn hóa giữa các nước và sự tiếp thu văn minh nhân loại. 1.3. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản và nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.3.1. các quan điểm chỉ đạo Thứ nhât, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thứ tư, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng. 1.3.2. những nhiệm vụ chủ yếu - Xây dựng yếu tố con ngưới - Xây dựng môi trường, xã hội văn hóa - Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật - Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa - Phát triển sự nghiệp đào tạo giáo dục và khoa học công nghệ - Phát triển đi đôi với quản lí tốt thông tin đại chúng - Bảo tồn và phát huy phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số - Cần có chính sách văn hóa đối với tôn giáo - Đảng và nhà nước ta chủ chương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, trong văn hóa các dân tộc bát kịp sự phat triển của thời đại chủ động tham gia hội nhập giao lưu văn hóa với các quốc gia khác. - Đi kèm với đó là loại bỏ những cái lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán. 1.3.3. các giải pháp: Để thực hiện các quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ nêu trên, Đảng ta đã xác định bốn giải pháp lớn là: - Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. - Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá. - Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá. - Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá. Đây là bốn giải pháp lớn có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp thiết để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đóng vai trò quyết định. Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2004) đã đánh giá: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) có ý nghĩa chiến lược về văn hóa của cách mạng nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua việc triển khai các nhiệm vụ văn hóa cụ thể, Hội nghị Trung ương 10 khoá IX nhấn mạnh đến mục tiêu cần đạt tới là phải tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn hóa trên các mặt: Bảo đảm gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh em, làm phong phú nền văn hóa chung của cả nước, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, đấu tranh chống các khuynh hướng lợi dụng văn hóa để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Nghiên cứu, nắm bắt kịp thời thành tựu của văn hóa - thông tin hiện đại, huy động mọi tiềm lực xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hóa, chăm lo các tài năng, chủ động có kế hoạch, chính sách, cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho văn hóa nước nhà phát triển vững chắc và đúng hướng trong thời kỳ mới. Những nhiệm vụ trung tâm mà Hội nghị Trung ương 10 khóa IX nhấn mạnh là: Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, trước hết là các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và trong cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở… Cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài. Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông qua cuộc vận động lớn về xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức, lối sống cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể… Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam theo năm đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII… Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tốt đẹp, phong phú. Thường xuyên nâng cao trình độ phổ cập văn hóa đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao và đa dạng của nhân dân đi đôi với nhiệm vụ bồi dưỡng các tài năng văn hóa, khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo được nhiều công trình văn hóa - nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng - nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc đổi mới. Như vậy xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu nhất của đảng ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. II. Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tết Nguyên Đán ở Việt Nam. 2.1. Đặt vấn đề. Tết Nguyên đán là thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là ngày hội lớn của chu kỳ vận hành vũ trụ, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất - Trời - Sinh vật) mang một giá trị nhân văn sâu sắc. Nói về Tết Nguyên đán, GS. Trần Quốc Vượng cho rằng, lễ lạt đầu năm mới được gọi thu gọn là Tết chứ nếu gọi một cách đầy đủ thì dân gian nói là “Tết Cả” hay gọi theo “tên chữ” (Hán Việt) - vốn cũng đã từ lâu quen thuộc với văn hóa dân gian - là Tết Nguyên đán. Nguyên là đầu tiên, đán là buổi sớm. Theo nguyên nghĩa, Nguyên đán là buổi sớm đầu tiên của tháng đầu tiên (Giêng) của năm mới. Vậy Tết Nguyên đán là Tết đầu năm mới. Còn “Tết Cả” nghĩa là Tết hàng đầu, Tết đứng đầu, Tết to nhất và quan trọng nhất. Với tên gọi ấy, có những Tết khác, “Tết Con” - Tết không to bằng, không quan trọng bằng“Tết Cả”.1 Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, người thân xa gần sum họp, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà, tổ tiên. Tết nguyên đán ở một số nước: Ở Hàn Quốc, Người Hàn chỉ có 3 ngày nghỉ, từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày mùng 2 tết. Trước khi năm mới đến, người Hàn Quốc tắm nước nóng để gột rửa những điều ko may mắn trong năm cũ. Họ đốt lửa- những thanh củi trong đêm giao thừa, vì tiếng nổ của gỗ sẽ xua tan ma quỷ. Trong 3 ngày tết, sau khi thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên, người dân xứ kim chi đi thăm họ hàng, người thân và chùa chiền. Ở Trung Quốc, Người dân TQ có khoảng 10 ngày để tận hưởng không khí tết. Các hoạt động từng ngày tết: mùng 1 là dành cho gia đình, mùng 2 đi thăm bố mẹ vợ, mùng 3 là ngày kiêng kị không có các hoạt động thăm hỏi. 2.1.1. Thực trạng Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục quán nét đẹp văn hóa được lưu giữu từ đời này sang đời khác qua những hình ảnh và những tư liệu về tết xưa cho đến nay là minh chứng cho sự trường tồn ,giữ gìn và phát triển. Những nét đẹp văn hóa không mai một mà được thế hệ sau phát triển. Theo tư liệu lịch sử, trước đây, khi đời sống nhân dân có nhiều khó khăn nhưng đến dịp tết dù có thiếu thốn đến đâu, nhà nhà, người người đều chuẩn bị tết chu đáo. Bởi việc đón Tết cổ truyền đã trở thành 1 sự kiện lớn trong gia đình, họ hàng, được chuẩn bị trước 1 tháng trời. Ở quê nhà nào cũng có 1 bụi dong góc vườn để gói bánh trưng, dăm ba đàn gà để giành giết thịt. Những đứa trẻ có quần áo mới, những chợ hoa, chợ tết luôn tấp nập người mua sắm. Đầu tháng Chạp đã tất bật chuẩn bị dưa hành,sau lễ cúng ông Táo,nhiều ông đồ bày mực tàu giấy đỏ để phục vụ việc xin cho chữ. Các trò chơi trong ngày Tết phổ biến : Đấu võ ngày tết, Đua ghe, Hát sắc bùa, Đá gà, Đấu cờ tướng. 2.1.2. Nên bỏ hay giữ tết nguyên đán: Thời gian gần đây có một bộ phận người dân việt nam có nêu lên ý kiến về việc nên bỏ hay giữ tết nguyên đán. Gộp Tết, kinh tế chưa chắc phát triển hơn. Những người đưa ra quan điểm gộp Tết có những căn cứ để luận giải cho lựa chọn của họ. Chúng ta trân trọng ý kiến sáp nhập Tết để tránh tốn kém, tệ nạn, tiết kiệm thời gian, vật chất và khẳng định sức sống của văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta phải hết sức cẩn trọng khi xem xét vấn đề. Có lý giải gộp Tết để đỡ tốn thời gian nhưng thời gian vốn do chúng ta sử dụng, không phụ thuộc tự nhiên.Trên thực tế, vì nhu cầu cuộc sống, gánh nặng mưu sinh, nhiều người không ở nhà hết ngày nghỉ theo quy định. Vì thế, nghỉ dài hay ngắn là do mỗi người lựa chọn.Tết cũng không phải nguyên nhân khiến người ta uống rượu nhiều hơn hay gia tăng tai nạn. Không ít người uống rượu thỏa thích trong nhiều trường hợp, chứ không chỉ trong ngày Tết. Tương tự, những người không mê cờ bạc thì Tết cũng chẳng chơi. Vì thế, gộp Tết không đảm bảo việc kinh tế sẽ phát triển hơn hay hạn chế tệ nạn xã hội. Vấn đề là Tết Nguyên đán có ý nghĩa gì? tại sao xã hội lại phân hóa thành hai luồng ý kiến nên nhập hay giữ? Nếu quyết định sáp nhập, chúng ta phải tính việc đón Tết. Dịp này có “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” không hay ăn Tết theo kiểu phương Tây? Về phong tục tập quán, chúng ta sẽ bảo tồn, phát huy điểm gì và gạn lọc cái gì? Bỏ Tết cổ truyền là bỏ toàn bộ phần lễ, các trò chơi dân gian, sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Điều đó đồng nghĩa chúng ta bỏ đi một bảo tàng lịch sử văn hóa của dân tộc.Trên thực tế, trước đây, chúng ta không ăn Tết tây và chỉ thay đổi trong những năm gần đây vì hội nhập. Điều này không có nghĩa phải bỏ đi những giá trị truyền thống. Nhiều người trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa Tết cổ truyền. Không thể phủ nhận rằng Tết nay khác Tết xưa rất nhiều. Ngày trước, công đoạn chuẩn bị Tết diễn ra trong vài tháng, nay chỉ cần mấy ngày. Trước đây, người Việt chú trọng giá trị vật chất, “no 3 ngày Tết, ấm 3 tháng hè”. Họ mong mỏi Tết để hưởng bữa ăn no, ăn ngon, “trẻ được bát canh già có manh áo mới”. Ngày nay, người Việt, đặc biệt giới trẻ, ăn ngon, mặc đẹp quanh năm. Những phong tục, tập quán đón Tết ngày xưa đang mất dần. Vì thế, Tết phần nào mất đi sức hút. Bây giờ, một số người vẫn quan niệm về quê ăn Tết cùng gia đình nhưng không ít bạn trẻ thích du lịch hơn. Mỗi dịp tết đến, trên bàn thờ mỗi gia đình đều có mâm hũ quả đẹp mắt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của mỗi loại quả trên đó, có lẽ cũng vì không hiểu, người trẻ chưa trân trọng và có ý thức giữ gìn tết truyền thống của nước mình. Có dẫn chứng rằng Nhật Bản gộp Tết làm Nhật rất phát triển, nước ta nên học hỏi họ. Tuy nhiên, Nhật Bản ăn Tết Tây nhưng họ vẫn giữ truyền thống. Nhật Bản chú trọng gìn giữ các giá trị văn hóa và truyền thống được tích hợp trong vô số biểu hiện đời thường, sâu đậm. Họ là nước nghèo về địa lý tự nhiên song giàu về trí tuệ, phẩm chất, chí khí của con người - những giá trị làm nên sức mạnh, vị thế của đất nước. Với nước ta, Tết Nguyên đán đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, là bảo tàng lịch sử văn hóa dân tộc, chứa đựng những giá trị sâu sắc nhất. Tết mang ý nghĩa bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, lưu truyền những tinh hoa để làm nên đặc trưng, bản sắc dân tộc. Tết chính là nét văn hóa của người dân việt nam, nó đã ăn sâu vào mỗi con người việt nam , cũng như ở phương tây ngày giáng sinh cho đến đêm giao thừa là nét văn hóa của họ. Thay vì cái gì cũng cóp nhặt của họ và hãy học hỏi từ họ: ngày tết là ngày đòan viên của gia đình và đừng biến nó thành ngày cô lập bản thân đi đây đó rời xa gia đình. 2.1.3. Giải pháp bảo tồn và phát triển nét đẹp của tết Việt. Nhận thức rõ rằng, sự biến đổi của một số nhân tố trong lễ Tết truyền thống cũng như sự xuất hiện của những nhân tố mới trong các lễ Tết của người dân Việt Nam là một
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.