Bài tập chương 2: Quy luật Menden - quy luật phân ly

pdf
Số trang Bài tập chương 2: Quy luật Menden - quy luật phân ly 19 Cỡ tệp Bài tập chương 2: Quy luật Menden - quy luật phân ly 391 KB Lượt tải Bài tập chương 2: Quy luật Menden - quy luật phân ly 78 Lượt đọc Bài tập chương 2: Quy luật Menden - quy luật phân ly 88
Đánh giá Bài tập chương 2: Quy luật Menden - quy luật phân ly
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 19 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÀI TẬP CHƯƠNG II QUY LUẬT MENDEN-QUY LUẬT PHÂN LY Câu 1: Ở cà chua tính trạng màu quả do 1 cặp gen quy định, tiến hành lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F1 toàn quả đỏ sau đó cho F1 lai với nhau được F2: Khi lai giữa F1 với 1 cây quả đỏ F2 ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính: A.Toàn quả đỏ B.1 quả đỏ, 1 quả vàng C.3 quả đỏ, 1 quả vàng D. C, A đúng Câu 2: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là: A. AA x Aa. B. AA x AA.C. Aa x Aa. D. AA x aa. Câu 3: Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng, đời lai F2 thu được A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng B. đều quả đỏ C. 1 quả đỏ: 1 qủa vàng D. 9 quả đỏ: 7 quả vàng. Câu 4: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ A. 1: 2 : 1. B. 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 3 : 1. Câu 5: Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai 2 giống cà chua quả đỏ dị hợp với quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là A. 3 quả đỏ: 1 quả vàng B. đều quả đỏ C. 1 quả đỏ: 1 qủa vàng D. 9 quả đỏ: 7 quả vàng. Câu 6: Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ 1 lông đen: 2 lông đốm: 1 lông trắng. Tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật A. phân li B. trội không hoàn toàn. C. tác động cộng gộp. D. tác động bổ sung. Câu 7: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là: A. chồng IAIO vợ IBIO. B. chồng IBIO vợ IAIO. A O A O C. chồng I I vợ I I . D. một người IAIO người còn lại IBIO. Câu 8: Trong trường hợp trội hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính: A. 3 : 1 B. 1 : 1 C. 1 : 2 : 1 D. 1 : 1 :1 :1 Câu 9:( TN 2008 PB) Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 1 : 1. C. 1: 2 : 1. D. 3 : 1. Câu 10:(TN 2009) Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng? A. AA × aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × Aa. Câu 11:(CĐ 2012) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1 2 3 1 A. B. C. D. 3 3 4 4 Câu 12: (TN2013)Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng? A. Aa x aa và AA x Aa. B. Aa x Aa và AA x Aa. C. Aa x Aa và Aa x aa. D. AA x aa và AA x Aa. Câu 13: (TNGDTX 2013) Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Aa × aa cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: A. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng. -1- A. C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 14: (TNGDTX 2013) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn cây hoa đỏ? A. AA × aa. B. aa × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa. Câu 15: (CĐ 2013) Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân cao F1 giao phấn với các cây thân thấp. Theo lí thuyết, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ A. 3 cây thân thấp : 1 cây thân cao. B. 1 cây thân cao : 1 cây thân thấp. C. 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp. D. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp QUY LUẬT MENDEN-QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP Câu 1: Với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là A. 2n B. 3n C. 4n D. ( ½ ) n. Câu 2: Với 4 cặp gen dị hợp di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là A. 8 B. 16 C. 64 D. 81 Câu 3: Trong qui luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ kiểu hình ở Fn A. 9: 3: 3: 1 B. 2n C. 3n D. (3: 1)n Câu 4: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A. 6 B. 4 C. 10 D. 9 Câu 5: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen? A. 10 loại kiểu gen. B. 54 loại kiểu gen. C. 28 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen. Câu 6: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4. Câu 7: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là 1 1 1 1 A. . B. . C. . D. . 8 4 2 16 Câu 8: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen Câu 9: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ: A. 1/32 B. 1/2 C. 1/64 D. ¼ Câu 10: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16 Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho P: AaBb x AaBb. Tỉ lệ kiểu gen Aabb được dự đoán ở F1 là A. 3/8 B. 1/16 C. 1/4 D. 1/8 Câu 12: (CĐ 2013) Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? A. AABB × aaBb. B. AaBb × AaBb. C. AaBb × AaBB. D. AaBb × AABb. Câu 13: Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần thể người là A. 27. B. 9. C. 18. D. 16. Câu 14: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở thế hệ sau A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen -2- C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen Câu 15: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb x AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 6,25%. C. 12,5%. D. 25%. Câu 16: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất thu được đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là bao nhiêu? A. 1/4. B. 9/16. C. 1/16. D. 3/8. Câu 17: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội ở thế hệ sau? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 18: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 19: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb. A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn. B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn. Câu 20: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là A. AAbb x aaBb B. Aabb x aaBb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aaBB Câu 21: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau? A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb Câu 22: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể. B. các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân. C. sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào. D. biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối. Câu 23: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ A. 1/8. B. 3/16. C. 1/3. D. 2/3. Câu 24: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn). B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt). C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt). D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt). Câu 25: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 9 9 9 27 A. . B. . C. . D. . 256 128 64 128 Câu 26: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là A. 50% và 25% B. 25% và 50% C. 25% và 25% D. 50% và 50% Câu 27: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phối với cây mọc từ hạt lục, trơn cho hạt vàng, trơn và lục trơn với tỉ lệ 1:1, kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là: A. Aabb x aabb B. AAbb x aaBB C. Aabb x aaBb D. Aabb x aaBB Câu 28:Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen -3- này di truyền phân ly độc lập với nhau.Phép lai nào dưới đây sẽ cho số kiểu hình nhiều nhất? A. AaBb x aabb B. AaBb x AaBb C. Aabb x aaBb D. Tất cả đều đúng Câu 29: .Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau.Lai phân tích 1 cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vàng trơn : 50% lục trơn. Cây đậu Hà Lan đó phải có kiểu gen: A. Aabb B. AaBB C. AABb D. AaBb Câu 30:.Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục nhăn, ở F1 được toàn kiểu hình hạt vàng trơn, sau đó cho F1 tự thụ. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định, các gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Ở F2, kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ: A. ¼ B. 1/16 C. ½ D. 1/8 Câu 31:. Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục nhăn, ở F1 được toàn kiểu hình hạt vàng trơn, sau đó cho F1 tự thụ. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định, các gen trội là trội hoàn toàn. Hãy cho biết: Ở F2, kiểu hình vàng trơn chiếm tỉ lệ: A. ¾ B. 9/16 C. ½ D. 1/8 Câu 32: (CĐ 2008) Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16? A. Aabb x AaBB. B. AaBb x AaBb. C. AaBb x Aabb. D. AaBB x aaBb Câu 33:( TN 2008 PB ) Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 1 : 1. Câu 34:( TN 2008 PB ) Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra A. 8 loại giao tử. B. 16 loại giao tử. C. 2 loại giao tử. D. 4 loại giao tử. Câu 35 : ( CĐ 2009) Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị 1 hợp tử về 2 cặp gen ở F là 1 A. 30 B. 50 C. 60 D. 76 Câu 36 :( CĐ 2009) Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời F thu được tổng số B 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở F là: B A. 105 B. 40 C. 54 D. 75 Câu 37: ( CĐ 2009) Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên nhiễm sắc thể thường và một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là A. 30 B. 60 C. 18 D. 32 Câu 38:( CĐ 2009) Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; gen B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt 1 vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F là A. 1/4 B. 2/3 . C. 1/3 D. ½ 1 Câu 39: (CĐ 2010) Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau: (1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd. (3) AABBDd × AAbbDd. (4) AaBBDd × AaBbDD. Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là A. (1) và (4). B. (2) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (3). Câu 40: ( CĐ 2010) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1? A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb. C. Aabb × AAbb. D. aaBb × AaBb. -4- Câu 41: ( CĐ 2010) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? A. AaBbDd × AaBbDD. B. AaBbDd × aabbDD. C. AaBbdd × AabbDd. D. AaBbDd × aabbdd. Câu 42: ( CĐ 2010) Trong quần thể ngẫu phối của một loài động vật lưỡng bội, xét một gen có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Biết không có đột biến mới xảy ra, số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra trong quần thể này là A. 6. B. 4. C. 10. D. 15. Câu 43:(CĐ 2011) Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1 ? A. AabbDD x AABBdd B. AABbDd x AaBBDd C. AaBBDD x aaBbDD D. AaBbdd x AaBBDD Câu 44: (CĐ 2011)Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình giống với tỉ lệ phân li kiểu gen là: A. AaXBXb x AaXbY B. XAXa x XAY C. Aabb x aaBb D. Ab/ab x AB/ab Câu 45:(CĐ 2011) Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe x aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ A. 6,25% B. 12,50% C. 18,75 % D. 37,50% Câu 46:(CĐ 2011) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai AaBb x Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ : A.37,50% B. 18,75% C. 6,25% D. 56,25% Câu 47 : (CĐ 2012)Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai : AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 7 81 27 9 A. B. C. D. 32 256 128 64 Câu 48: (CĐ 2012) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho một cây thân cao, quả tròn giao phấn với cây thân thấp, quả dài (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó cây thân thấp, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Theo lí thuyết, số cây thân cao, quả tròn ở F1 chiếm tỉ lệ A. 54% B. 46% C. 4% D. 9% Câu 49:( CĐ 2012) Ở một loài thú, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen, trong đó các kiểu gen khác nhau về lôcut này quy định các kiểu hình khác nhau; lôcut gen quy định màu mắt gồm 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Hai lôcut này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình tối đa về hai lôcut trên là A. 10 kiểu gen và 4 kiểu hình. B. 10 kiểu gen và 6 kiểu hình. C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình. Câu 50:( CĐ 2012) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai: AaBb x aaBb cho đời con có kiểu hình thân cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ A. 56,25% B. 12,5% C. 37,5% D. 18,75% Câu 51:( CĐ 2012) Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai : ♀AABb x ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 4 B. 12 C. 6 D. 8 Câu 52:( CĐ 2012) Cho biết nmỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1? A. Aabb × aaBb B. AaBB × aaBb C. AaBb × aaBb D. AaBb × AaBb Câu 53: (CĐ 2012) Cho biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDd x AaBbDd cho đời con có kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ -5- A. 50% B. 25% C. 12,5% D. 6,25% Câu 54: (CĐ 2012) Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen? A. AABbDd B. AaBbDd C. aaBBdd D. AaBBDd. Câu 55: (TN2013) Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb x AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 6,25%. C. 12,5%. D. 25%. Câu 56: (TN 2013)Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các gen phân li độc lập và tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDD cho đời con có tối đa: A. 18 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 9 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. C. 18 loại kiểu gen và 18 loại kiểu hình. D. 8 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. Câu 57(TN 2013) Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen AaBb là A. 8 B. 6 C. 4 D. 2 Câu 58: (CĐ 2013) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có A. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình. C. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. D. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. Câu 59: (CĐ 2013) Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Hai cây dị hợp về cả hai cặp gen trên giao phấn với nhau, thu được đời con gồm 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình quả tròn, chua chiếm tỉ lệ 24%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình quả tròn, ngọt chiếm tỉ lệ A. 24%. B. 51%. C. 56%. D. 54%. Câu 60: (CĐ 2013) Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD × ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên? A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 61: (CĐ 2013) Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb × aabb. (2) aaBb × AaBB. (3) aaBb × aaBb. (4) AABb × AaBb. (5) AaBb × AaBB. (6) AaBb × aaBb. (7) AAbb × aaBb. (8) Aabb × aaBb. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình? A. 3. B. 5. C. 6. D. 4 QUY LUẬT TƯƠNG TÁC GEN Câu 1: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng? A. AaBb x AaBb. B. AaBb x aaBb. C. AaBb x AAbb. D. AaBb x Aabb. Câu 2: Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẩm và hoa trắng với nhau, F1 thu được hoàn toàn đậu đỏ thẳm, F2 thu được 9/16 đỏ thẳm: 7/ 16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác cộng gộp B. tương tác bổ sung C. gen đa hiệu D. phân ly độc lập Câu 3: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác bổ sung. D. trội không hoàn toàn. Câu 4: Khi cho giao phấn các cây lúa mì hạt màu đỏ với nhau, đời lai thu được 9/16 hạt mầu đỏ; 6/16 hạt màu nâu: 1/16 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật -6- A. phân li độc lập. B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp. D. phân tính Câu 5: Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả gen A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); gen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng? A. AABb B. aaBB C. AaBB D. AaBb Câu 6: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật A. phân li độc lập. B. liên kết gen hoàn toàn. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ sung. Câu 7: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng A. tương tác bổ trợ. B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác gen. Câu 8(TN2013) Khi lai 2 cây đậu thơm lưỡng bội thuần chủng có kiểu gen khác nhau (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 câu hoa trắng. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi A. hai cặp gen liên kết, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. B. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác cộng gộp. C. một gen có 2 alen, trong đó alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. D. hai cặp gen phân li độc lập, tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung. Câu 9: (TNGDTX 2013) Ở một loài thực vật, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) phân li độc lập cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Cứ mỗi alen trội (bất kể A, B hay D) có trong kiểu gen đều làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất (aabbdd) có chiều cao 90 cm. Chiều cao của cây có kiểu gen AaBbDd là A. 100 cm. B. 110 cm. C. 105 cm. D. 95 cm. Câu 10: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu? A. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng. B. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng. C. 3 đỏ:1 hồng:4 trắng D.1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng. Câu 11: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb: hoa hồng, aaB- và aabb: hoa trắng. Phép lai P: aaBb x AaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu? A. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng. B. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng. C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng. D.3đỏ: 1 hồng: 4 trắng. Câu 12: Cho phép lai PTC: hoa đỏ x hoa trắng, F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu cho F 1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa được dự đoán là A. 1 đỏ: 3 trắng. B. 1 đỏ: 1 trắng. C. 3 đỏ: 5 trắng. D. 3 đỏ: 1 trắng. Câu 13: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng Câu 14: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do A. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn. B. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định. ` C. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. D. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. -7- Câu 15: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ A. 25,0%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 6,25%. Câu 16: (CĐ 2013)Ở một loài thực vật, khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì thu được đời con gồm A. 75% số cây hoa đỏ và 25% số cây hoa trắng. B. 100% số cây hoa đỏ. C. 100% số cây hoa trắng. D. 25% số cây hoa đỏ và 75% số cây hoa trắng. Câu 17: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là A. 70 cm. B. 85 cm. C. 75 cm. D. 80 cm. Câu 18: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FB là A. 105. B. 40. C. 54. D. 75. Câu 19: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp. D. phân li. Câu 20: Lai hai dòng bí thuần chủng quả tròn được F1 toàn quả dẹt; F2 gồm 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Sự di truyền hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền nào? A. Tương tác át chế B. Tương tác cộng gộp C. Trội không hoàn toàn D. Tương tác bổ trợ Giải: Xét tỉ lệ KH đời con là: 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài  9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài Quy luật di truyền chi phối là: Tương tác bổ trợ => Chọn đáp án D Chú ý: Đối với các bài toán dạng này, ta coi số nhỏ nhất như 1 đơn vị, rồi chia các số lớn hơn với nó Câu 21: Cho lai hai dòng vẹt thuần chủng lông vàng với lông xanh, được F1 toàn màu hoa thiên lý (xanhvàng).F2 gồm 9/16 màu thiên lý : 3/16 lông vàng : 3/16 lông xanh : 1/16 lông trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật: A.Phân li độc lập B.Trội không hoàn toàn C.Tương tác gen D. Liên kết gen Giải: Tỉ lệ phân tính về KH ở thế hệ F2 là: 9:3:3:1 Mà đây là kết quả của phép lai của hai cá thể về một cặp tính trạng tương phản . Nên suy ra tính trạng này di truyền theo quy luật tương tác gen -> Chọn đáp án B Câu 22: Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F1 thu được 100% hoa đỏ. Cho lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào? Giải: Pt/c, F1 thu được 100% hoa đỏ => tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng ( theo ĐL đồng tính của Menden). Mà tính trạng hoa trắng là tính trạng do gen lặn quy định nên hoa trắng chỉ cho 1 loại giao tử. Trong khi đó F2= 3+1= 4 kiểu tổ hợp, vậy con lai F1 phải cho 4 loại giao tử => F1 dị hợp 2 cặp gen (AaBb), lúc đó KG của hoa trắng thuần chủng là aabb, kiểu gen của cây hoa đỏ thuần chủng là AABB. Sơ đồ lai: Pt/c: AABB x aabb -8- hoa đỏ hoa trắng F1: F1 x Pt/c(hoa trắng): F2: 1AaBb AaBb hoa đỏ x AaBb hoa đỏ 1Aabb 1aaBb aabb hoa trắng 1aabb Mà kết quả kiểu hình của đề bài là 3 hoa trắng: 1hoa đỏ. Ta đã xác định được ở trên KG aabb quy định tính trạng hoa trắng, AaBb quy định tính trạng hoa đỏ. Từ đó ta có thể kết luận 2 KG còn lại là Aabb và aaBb quy định tính trạng hoa trắng. Kết luận sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật tương tác gen, kiểu tương tác bổ trợ gen trội. Câu 23: Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là: A. Aabb hoặc aaBb B. Aabb hoặc AaBB C. aaBb hoặc AABb Giải: D. AaBB hoặc AABb F2 phân tính có tỉ lệ: 37.5% đỏ: 62,5% trắng = 3 đỏ : 5 trắng = 8 tổ hợp = 4 giao tử x 2 giao tử. Theo giả thuyết thì những cây hoa trắng có thể có là một trong các kiểu gen sau: AAbb Aabb aaBB aaBb aabb Trong đó, Kiểu gen AAbb, aaBB, aabb sẽ giảm phân cho 1 loại giao tử Kiểu gen Aabb, aaBb giảm phân cho 2 loại giao tử Vậy chỉ có KG Aabb, aaBb là thỏa mãn, để khi lai với cây F1 cho ra 8 tổ hợp. Do đó cây đem lai sẽ cho 2 loại giao tử. nên cây đem lai với F1 sẽ có kiểu gen là: Aabb hoặc aaBb. => Chọn đáp án A Câu 24: Lai 2 dòng bí thuần chủng quả tròn, thu được F1 toàn quả dẹt; cho F1 tự thụ phấn F2 thu được 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài. Kiểu gen của bố mẹ là: A. AAbb x aaBB C. AaBb x AaBb B. AaBB x Aabb D. AABB x aabb Giải: Xét F2 có 271 quả dẹt : 179 quả tròn : 28 quả dài = 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài =>F2 có 9+6+1 = 16 tổ hợp = 4 giao tử * 4 giao tử Suy ra F1 dị hợp 2 cặp gen : AaBb, cơ thể bố mẹ thuần chủng về hai cặp gen. Quy ước: A-B- : quả dẹt A-bb và aaB-: quả tròn Aabb : quả dài Vậy kiểu gen bố mẹ thuần chủng là: AAbb x aaBB => chọn đáp án A Câu 25: Ở Ngô, tính trạng kích thước của thân do 3 cặp alen (A1a1, A2a2, A3a3) quy định. Mỗi gen lặn làm cho cây cao thêm 10cm, chiều cao cây thấp nhất 80cm. Nếu F1 đồng loạt xuất hiện kiểu hình Ngô cao 110cm. Kiểu gen của P là: A. A1A1A2A2A3A3 x a1a1a2a2a3a3 B.A1A1A2A2a3a3 x a1a1a2a2A3A3 D.1 trong 4 trường hợp nói trên. Giải: Theo đề bài suy ra, cây có chiều cao thấp nhất có kiểu gen là đồng hợp trội A1A1A2A2A3A3. Mỗi gen lặn làm cây cao thêm 10cm  110 = 80+10+10+10 Suy ra F1 xuất hiện 3 gen lặn hay dị hợp tử về 3 cặp gen A1a1A2a2A3a3 C. A1A1a2a2A3A3 x a1a1A2A2a3a3 -9- Bây giờ, dựa vào dữ kiện đề bài cho: + Phép lai: A1A1A2A2A3A3 x a1a1a2a2a3a3 => A1a1A2a2A3a3 + Phép lai: A1A1A2A2a3a3 x a1a1a2a2A3A3 => A1a1A2a2A3a3 + Phép lai: A1A1a2a2A3A3 x a1a1A2A2a3a3 => A1a1A2a2A3a3 => chọn đáp án đúng là đáp án D Câu 26:( TN 2008 PB) Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật A. liên kết gen. B. hoán vị gen. C. di truyền liên kết với giới tính. D. tác động cộng gộp. Câu 27:( CĐ 2009) Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F 100% cây hoa màu đỏ. Cho F lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa 1 1 2 màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. Ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) B. Tương tác bổ sung C. Tương tác cộng gộp D. Phân li Câu 28( CĐ 2009) Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và b, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 3 lông trắng : 1 lông đen B. 2 lông đen : 1 lông trắng : 1 lông xám C. 2 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám D. 2 lông xám : 1 lông trắng : 1 lông đen Câu 29:( TN 2009) Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô A. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. C. do một cặp gen quy định D. di truyền theo quy luật liên kết gen. Câu 30:( CĐ 2010) Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ A. 56,25%. B. 18,75%. C. 6,25%. D. 25%. Câu 31:( CĐ 2010) Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F với nhau thu được F có tỉ lệ kiểu hình: 13 con 1 1 2 lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ 1 kiểu hình ở đời con là: A. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. B. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. C. 1 con lông trắng : 3 con lông màu. D. 3 con lông trắng : 1 con lông màu. Câu 32: (CĐ 2011)Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trộI thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là: A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ C. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ D. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ Câu 33:(CĐ 2012) Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P : AaBb x aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ A. 37,5% B. 25% C. 6,25% D. 50% - 10 -
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.