Bài giảng Y khoa - Khoa Nhi: Thận

pdf
Số trang Bài giảng Y khoa - Khoa Nhi: Thận 14 Cỡ tệp Bài giảng Y khoa - Khoa Nhi: Thận 575 KB Lượt tải Bài giảng Y khoa - Khoa Nhi: Thận 0 Lượt đọc Bài giảng Y khoa - Khoa Nhi: Thận 4
Đánh giá Bài giảng Y khoa - Khoa Nhi: Thận
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bài giảng y khoa 2018 - Nhi - Thận HỘI CHỨNG THẬN HƯ I. II. III. Định nghĩa - Các bệnh thận có tăng tính thấm màng lọc cầu thận - Biểu hiện bằng các triệu chứng: a. Tiểu đạm ngưỡng thận hư - Đạm niệu 24 giờ ≥ 50 mg/kg/ngày - Đạm niệu ≥ 40 mg/m2/giờ hoặc - Đạm/creatinine niệu ≥ 200 mg/mmol b. Giảm albumine máu < 25 g/l c. Phù d. Tăng lipid máu (±) Phân loại 1) Nguyên phát: không có các biểu hiện của bệnh hệ thống - HCTH vô căn:  Thường gặp nhất trong HCTH trẻ em: 90% các trường hợp khởi phát từ 1 – 10 tuổi, 50% khởi phát sau 10 tuổi  Sang thương tối thiểu (MCD)(>80% ở trẻ em), xơ hóa cầu thận khu trú từng phần (FSGS), tăng sinh trung mô (DMP)  Dựa trên đáp ứng điều trị Steroid:  HCTH nhạy Steroid: tiên lượng lâu dài tốt, ít có nguy cơ suy thận mạn  HCTH kháng Steroid: 10 – 20% HCTH vô căn, có nguy cơ suy thận mạn (50% trường hợp sau 10 năm ) - Viêm cầu thận nguyên phát: viêm cầu thận tăng sinh màng, bệnh thận IgA, bệnh cầu thận màng 2) Thứ phát: - Có các biểu hiện của viêm cầu thận: o Viêm cầu thận hậu nhiễm trùng o Lupus đỏ hệ thống o Viêm mạch máu Henoch-Schonlein o Hội chứng Alport o Hội chứng tán huyết urê huyết cao - Không có các biểu hiện của viêm cầu thận: o FSGS thứ phát sau mất nephron do sẹo thận hoặc thiểu sản thận 3) HCTH ở trẻ <1 tuổi: có nhiều NN, diễn tiến và dự hậu khác nhau. - Thứ phát sau nhiễm trùng (giang mai, toxoplasma, rubella, cytomegalovirus, viêm gan siêu vi, HIV, sốt rét) - Nguyên phát: thận hư bẩm sinh thể Phần Lan, xơ hóa trung mô lan tỏa, sang thương tối thiểu, xơ hóa cầu thận khu trú từng phần … - 2/3 trường hợp khởi phát trong năm đầu, 85% trường hợp trong 3 tháng đầu là do đột biến gen và có dự hậu xấu. Cơ chế bệnh sinh - Các yếu tố tuần hoàn gây tăng tính thấm màng lọc cầu thận. - Các yếu tố miễn dịch tuần hoàn gây tổn thương màng lọc cầu thận. - Các đột biến trong tế bào biểu bì chân giả hoặc các protein của khe lọc giữa các chân giả. - Thuyết underfill: tiểu đạm nhiều dẫn đến giảm albumin máugiảm áp lực keo→thoát dịch mô kẽ→phù→giảm thể tích lòng mạch →kích hoạt RAA→ giữ muối nước→thoát tiếp ra mô kẽ gây phù - Overfill: do bất thường trong việc tiết Na.kháng yếu tố bài niệu nhĩ ở ống thận xa gây giữ Na IV. Lâm sàng Phù: phù trắng, mềm, ấn lõm, phụ thuộc vào trọng lực ± tràn dịch các màng (màng bụng, màng phổi, tinh mạc …) - Huyết áp: cao huyết áp trong các trường hợp thận hư có xơ hóa cầu thận hoặc viêm cầu thận. ít gặp trong HCTH nguyên phát. (cơ chế RAA/co mạch do cytokin) - Tiểu máu đại thể: ít gặp trong HCTH vô căn - Các triệu chứng toàn thân đi kèm (sốt, đau khớp, hồng ban cánh bướm, ban xuất huyết 2 cẳng chân…) Đánh giá biến chứng: – Các biến chứng của HCTH: • Giảm thể tích tuần hoàn • Nhiễm trùng: viêm phúc mạc nguyên phát, viêm mô tế bào, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu … • Tăng đông: tắc mạch – Các biến chứng của thuốc điều trị. - Cần chú ý: Thời gian xuất hiện và diễn tiến phù Các triệu chứng toàn thân đi kèm (sốt, tiểu máu, đau khớp, hồng ban da …) Đáp ứng với các thuốc đã điều trị – – – TC: Gia đình: tiểu máu, cao huyết áp, bệnh thận mạn V. Cls - sinh thiết thận CLS chẩn đoán - TPTNT: tầm soát tiểu đạm, hồng cầu, bạch cầu - Đạm niệu 24 giờ hoặc đạm/creatinine niệu mẫu nước tiểu đầu buổi sáng - Ion đồ, urê, creatinin, albumine, cholesterol máu - C3, C4, ANA (khởi phát sau 10 tuổi hoặc có các dấu hiểu của bệnh Lupus) - HBsAg, Anti HCV và HIV cho các bệnh nhân có nguy cơ cao Trên cls cần thấy gì? 1. TPTNT: o Quickstick: 3+/4+ o Đạm niệu 24h > 50mg/kg/ngày o Albumin/creatinin (bt <0.2) = 2-10 tương ứng đạm niệu 24h 2g-10g o Thể st tối thiểu và thể bệnh cầu thận tăng sinh màng thường có tiểu đạm nhiều. o Tiểu máu vi thể: liên tục ở 80-100% thể viêm cầu thận tăng sinh màng- 80% ở thể bệnh cầu thận màng Ery (+) → → Leu (+) → bạch cầu nc tiểu → phối hợp nitrite nước tiểu 2. Đạm máu: giảm <5.5g/L, albumin<2,5g/L 3. Lipid máu: tăng o LDL, VLDL tăng/ HDL bth/giảm o Trị số lipid về bth trong 1-3 tháng sau khi hết tiểu đạm 4. Bổ thể: giảm trong thể viêm cầu thận tăng sinh màng 5. Giảm calci TP do giảm albumin 6. Chức năng thận: BTH - - CLs chẩn đoán nguyên nhân: nguyên phát hoặc thứ phát 1. Nguyên phát K tìm dc yếu tố kích phát đợt bệnh 1-10 tuổi (90%) Thể Sang thương tối thiểu (MCD), xơ hóa cầu thận khu trú từng phần (FSGS), tăng sinh trung mô (DMP) HCTH nhạy Steroid: tiên lượng lâu dài tốt, ít có nguy cơ suy thận mạn HCTH kháng Steroid: 10 – 20% HCTH vô căn, có nguy cơ suy thận mạn (50% trường hợp sau 10 năm ) Viêm cầu thận nguyên phát: viêm cầu thận tăng sinh màng, bệnh thận IgA, bệnh cầu thận màng Thường được chẩn đoán sau sinh thiết 2. Thứ phát - Sau viêm cầu thận: Viêm cầu thận hậu nhiễm trùng ASO Lupus đỏ hệ thống ANA, anti ds DNA Viêm mạch máu Henoch-Schonlein : triệu chứng + C3 C4 IgA 3. Hcth bẩm sinh nhũ nhi: thứ phát sau nhiễm trùng (giang mai, toxoplasma, rubella, cytomegalovirus, viêm gan siêu vi, HIV, sốt rét) (HbsAg, anti HCV, tìm kháng thể HIV) Sinh thiết thận trong HCTH - HCTH kháng steroid - HCTH khởi phát < 1 tuổi hoặc sau 12 tuổi (±) - HTCH kèm cao huyết áp, tiểu máu đại thể, tăng creatinine máu đáng kể, giảm bổ thể C3, C4 - HCTH kèm biểu hiện của bệnh hệ thống (Lupus, Henoch-schonlein) TIẾP CẬN HCTH: 1.HCTH hay không ? 2.Nguyên phát hay thứ phát ? 3. Có đáp ứng với corticoid? Đã có đổi thuốc chưa ? Có giai đoạn nào ngưng thuốc? có sinh thiết thận ? 4. Sang thương gì ? 5. Nếu đã có chẩn đoán trước đó, thì xác định chẩn đoán từ lúc nào, đang uống thuốc gì, bao nhiêu viên/ngày, liếu tấn công, liều duy trì. 6. Tìm biến chứng: • Tắc mạch: do tăng đông??? • Nhiễm trùng: viêm mô tb, viêm phổi, viêm pmnk nguyên phát. ntt • Giảm thể tích: sốc, suy thận cấp, rl nước điện giải Đánh giá mức độ bệnh: 1. Lui bệnh hoàn toàn: hết phù, đạm niệu âm/vết hoặc đạm/creatinin niệu < 20mg/mmol 3 ngày liên tiếp 2. Lui bệnh một phần: hết phù, đạm niệu giảm 50% ban đầu hoặc đạm/creatinine niệu 20 - < 200mg/mmol 3 ngày liên tục 3. Tái phát: đạm niệu 3+, 4+ hoặc đạm/creatinine niệu > 200mg/mmol 3 ngày ở trẻ đã lui bệnh 4. Tái phát không thường xuyên: 1 lần trong 6 tháng lui bệnh hoặc 3 lần trong 12 tháng 5. Tái phát thường xuyên: ≥ 2 lần trong 6 tháng hoặc ≥ 4lần trong 12 tháng 6. Lệ thuộc Steroid: 2 lần tái phát liên tục trong giai đoạn giảm liều hoặc ngưng Prednisone trong 2 tuần 7. Kháng Steroid: không lui bệnh sau điều trị Prednisone 2 mg/kg/ngày sau 6 – 8 tuần. Chẩn đoán phân biệt: (của thầy) – Các nguyên nhân gây phù toàn thể: • • Suy tim: nhịp tim nhanh, gallop, ran phổi, gan to, bóng tim to… Giảm albumine máu: – Xơ gan: hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa, suy tế bào gan – Suy dinh dưỡng phù – Bệnh đường ruột mất đạm – HC viêm cầu thận cấp: cao huyết áp, tiểu máu đại thể, tăng creatinine máu Tiếp cận 1 ca phù ở khoa thận - Biện luận phù do thận: Mạch máu: biểu hiện tăng huyết áp, dị dạng hẹp động mạch thận, tuy nhiên ít nghĩ vì trên bn có tình trạng tăng huyết áp mới xảy ra, không loại trừ. ống thận -mô kẽ: dị ứng thuốc và nhiễm trùng- ít nghĩ bệnh cầu thận: có 5 hội chứng • hội chứng bất thường nước tiểu: ngoài có tiểu vàng đục, nhiều bọt + phù toàn thân - ít nghĩ • viêm cầu thận mạn:chưa từng tiểu máu, tiểu ít, chưa có tiền căn bệnh lí thận/vctc • viêm cầu thận tiến triển nhanh: bệnh cảnh suy thận nặng nề: đột ngột thiểu niệu- ít nghĩ • 2 nguyên nhân VCTC và HCTH ở trẻ em gặp nhiều nhất nên nghĩ nhiều viêm cầu thận cấp: tự chém hội chứng thận hư: như trên sau đó tới biện luận nguyên nhân: nguyên hay thứ phát (có TC đi kèm) biến chứng-mức độ (3 BC) tiên lượng-cls tiên lựơng: st thận DT- theo dõi:  Điều trị triệu chứng: – Phù: • Hạn chế muối: trong giai đoạn phù • Hạn chế dịch nhập: khi có giảm Na máu (< 125 mmol/l) – Nước mất không nhận biết + nước tiểu 24 giờ • Thuốc lợi tiểu: Furosemide ± Spironolactone – Khi có phù nhiều – Không có tình trạng giảm thể tích nội mạch • Albumine: – Sốc giảm thể tích – Phù không đáp ứng với điều trị lợi tiểu – Dinh dưỡng: • Đạm: 130 – 140% nhu cầu hàng ngày • Chất béo: giảm chất béo bảo hòa Biến chứng thường gặp 1. Nhiễm trùng:  Thường gặp: VPM nguyên phát, viêm mô tb, viêm phổi, NT tiểu, NTH  VPM tác nhân gây bệnh thường gặp là phế cầu và Gr (-): Cefotaxime 150-200mg/kg/d chia 4lần trong 10d + Genta 5mg/kg/d TB 2. Tăng đông: 3. Rối loạn nước điện giải: giảm thể tích máu, hạ Calci máu 4.Sdd 5. Biến chứng khác: STC, viêm ÔTMK 6.Biến chứng thuốc corticoid  CHA  Tâm thần  XHTH  HC Cushing  Suy thượng thận cấp  Loãng xương MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH 1.Nhập viện:  Nhà xa cho nhập viện theo dõi điều trị 5-7 ngày  Biến chứng: sốc, co đặc máu, tăng đông…  Truyền Methylprednisolone  Sinh thiết thận khi kháng Cor 2. Xuất viện: khi giải quyết hết các vấn đề cần nhập viện 3. CĐ sinh thiết thận:  Tuổi <1 Or >11tuổi  Kháng Cor  Trước khi dùng Cyclosporin  Bệnh toàn thể có HCTH  HCTH không thuần túy ĐIỀU TRỊ - Tấn công: Prednisone 2 mg/kg/ngày (max: 60 mg/ngày) trong 4 tuần. a) Nếu có đáp ứng: hết phù, đạm niệu âm tính liên tiếp trong 3 ngày - 8 tuần kế: Prednisone 2 mg/kg/cách ngày. - 6 tuần kế: Prednisone dùng cách ngày, giảm liều dần, mỗi tuần giảm 1/6 liều cho đến khi ngưng thuốc. b) Nếu trẻ tái phát trong quá trình giảm liều: - Tái phát không thường xuyên: + Prednisone 2 mg/kg/ngày đến khi đạm niệu âm tính liên tiếp trong 3 ngày. + Prednisone 2 mg/kg/cách ngày trong 8 tuần kế. - Tái phát thường xuyên và lệ thuộc Corticoid: + Prednisone 2 mg/kg/ngày đến khi đạm niệu âm tính liên tiếp trong 3 ngày. + Prednisone 2 mg/kg/cách ngày trong 8 tuần kế. + Giảm dần liều Prednisone và duy trì 0,5 – 1 mg/kg/cách ngày trong 6 – 12 tháng. + Nếu liều Prednisone duy trì cao > 1 mg/kg/cách ngày hay 0,5 mg/kg/cách ngày kèm theo biến chứng do dùng corticoid kéo dài như Cushing nặng, cao huyết áp, tiểu đường, xuất huyết tiêu hóa sẽ phối hợp thêm Cyclophosphamide 2,5 mg/kg/ngày trong 8 – 12 tuần với Prednisone liều thấp. + Thường sau các phác đồ trên, bệnh nhân sẽ bớt tái phát. Nếu vẫn tái phát, sẽ dùng: Cyclosporine 5 mg/kg/ngày trong 1 năm. Andoxan 5mg + Đối với các trường hợp này, để đánh giá tốt tiên lượng nên tiến hành sinh thiết thận. 6v (u) Cyclosporine Neoral 25mg 3v (u) MMF Celcept 0,25g 1,25v (u) c) Nếu sau 4 tuần vẫn chưa đáp ứng Prednisone: - Methylprednisone 1g/1,73 m2 da/ngày (10 – 15 mg/kg/ngày) truyền tĩnh mạch 3 lần cách ngày. Nếu sau 3 liều Methylprednisone vẫn không đáp ứng sau 2 tuần (còn phù và hoặc đạm niệu dương tính), xem như kháng corticoid  sinh thiết thận. - Nếu sang thương tối thiểu (MCD), tăng sinh trung mô (MP), xơ hóa cục bộ từng phần (FSGS): Cyclosporine 5 mg/kg/ngày trong 6 tháng – 1 năm kèm Prednisone 1 mg/kg/ngày trong 1 tháng đầu rồi giảm liều còn 1 mg/kg/cách ngày trong 6 tháng tiếp. Hoặc: Cyclophosphamide 2,5 mg/kg/ngày trong 12 tuần kèm Prednisone 1 mg/kg/ngày trong 1 tháng đầu rồi giảm liều còn 1 mg/kg/cách ngày trong 6 tháng tiếp. - Nếu sang thương bệnh cầu thận màng (MN): (Lập lại 3 đợt) Tháng 1: Methylprednisolone 15 – 30 mg/kg/ngày x 3 liều (3 ngày đầu) rồi Prednisone 0,4 mg/kg/ngày trong 27 ngày tiếp. Tháng 2: Chlorambucil 0,2 mg/kg/ngày x 30 ngày. Lập lại 3 đợt, xen kẽ trong 6 tháng. - Sang thương viêm cầu thận tăng sinh màng: Prednisone 1 – 2 mg/kg/cách ngày và giảm dần trong vòng 12 – 24 tháng. - Nếu không sinh thiết thận được, sẽ dùng: -Prednisone 1 – 2 mg/kg/cách ngày và giảm dần trong vòng 12 – 24 tháng KÈM Cyclophosphamide 2,5 mg/kg/ngày hoặc Cyclosporine 5 mg/kg/ngày. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG 1. Phù - Hạn chế muối và nước trong giai đoạn phù. - Hạn chế dùng lợi tiểu trong hội chứng thận hư. Chỉ dùng trong trường hợp phù nặng, báng bụng to, hay tràn dịch màng phổi nhiều gây khó thở, phù phổi, nứt da do phù hay phù đi kèm với nhiễm trùng nặng. Thuốc lợi tiểu dùng trong HCTH: Chlorothiazide, Spironolactone, Furosemide. - Truyền Albumine: khi albumin máu giảm thấp kèm phù nhiều đe dọa phù phổi không đáp ứng với điều trị corticoids, truyền tĩnh mạch Albumine 1g/kg trong 2 – 3 giờ, truyền kèm với Furosemide 1 mg/kg TM. Trong và sau khi truyền phải luôn theo dõi dấu hiệu quá tải và đáp ứng lợi tiểu của bệnh nhân. Nếu sau truyền đáp ứng lợi tiểu không tốt hơn, không truyền tiếp. 2. Biện pháp hỗ trợ khác - Cho thêm vitamin D và Calcium (do HCTH làm giảm chuyển hóa vitamin D, dẫn đến giảm hấp thụ Ca ở ruột, ngoài ra có thể gây cường tuyến cận giáp (tăng PTH) do feedback hạ Ca máu lên tuyến cận giáp). - Chỉ cần ăn lạt trong giai đoạn phù. - Trẻ có thể sinh hoạt bình thường. 3. Điều trị biến chứng: a) Nhiễm trùng: - Trước khi dùng kháng sinh, phải cấy máu, cấy dịch màng bụng và các dịch cơ thể khác: - Kháng sinh ban đầu trong viêm phúc mạc nguyên phát: Cefotaxim 150 – 200 mg/kg/ngày TM chia 4 lần trong 10 ngày và Gentamycine 5 mg/kg/ngày TB. b) Tăng đông: - Chú ý phòng ngừa các yếu tố thuận lợi cho tăng đông: tình trạng giảm thể tích, lợi tiểu, cẩn thận khi lấy máu tĩnh mạch (tránh lấy máu tĩnh mạch đùi), tình trạng bất động. - Khi có huyết khối  điều trị thuốc kháng đông. 4. Theo dõi và tái khám: - Hẹn tái khám mỗi 2 – 4 tuần. - Theo dõi: đạm niệu 24 giờ, hoặc tỷ lệ đạm niệu/creatinine niệu, tác dụng phụ của thuốc. THEO DÕI: 4. Trong tháng đầu: thử đạm niệu bằng que nhúng từ ngày thứ 5 sau đt cho đến khi âm tính 3d liên tiếp. Sau đó mỗi tuần thử 2 ngày 5. Tái khám mỗi 2-4w 6. Theo dõi tỷ lệ đạm niệu/Cre niệu, tdp của thuốc mỗi lần tái khám TÁC DỤNG PHỤ CỦA CORTICOID 1. Tiêu hóa: đau thượng vị, loét, chảy máu, thủng dạ dày tá tràng, viêm tụy 2. Mắt: đục TTT, tăng nhãn áp 3. Da: mụn trứng cá, teo da, ban và tụ máu, đỏ mặt, chậm liền sẹo, rạn da 4. Nội tiết: $ Cushing, chậm fát triển ở trẻ 5. Chuyển hóa: tăng ĐH, ĐTĐ, giữ nước mất kali 6. Tim mạch: TH , suy tim mất bù 7. TK-tâm thần: kích thích, trầm cảm 8. Suy giảm miễn dịch 9. Cơ quan vận động: loãng xương, hoại tử đầu chi, bệnh lý cơ 10. Tai biến do thuốc: cơn suy thận cấp, tái fát đợt tiến triển của bệnh khớp do giảm liều hoặc dùng k đúng cách VIÊM CẦU THẬN CẤP VCTC là một hội chứng ls với các biểu hiện cấp tính: tiểu máu, tiểu đạm, tiểu ít, phù và đôi khi tăng ure máu Sinh bệnh học: phức hợp miễn dịch của kháng thể - đọng tại thành mạch cầu thận  kích hoạt hệ thống bổ thể tạo ra các hoá chất trung gian và các cytokin→gây raphản ứng viêm→tăng sinh và phù nề của các tế bào tại cầu thận. I. LÂM SÀNG Trẻ được phát hiện tình cờ khi thử nước tiểu. Tiền căn : viêm họng hoặc nhiễm trùng da trước đó Điển hình: Tiểu máu đại thể + phù 1. Phù  Phù : đột ngột, đầu tiên ở mi mắt, sau đó lan ra toàn thân.  Mức độ phù tùy thuộc: mức độ ảnh hưởng lên độ lọc cầu thận, lượng nước nhập vào, mức độ giảm albumine máu. 2. Tiểu máu đại thể xảy ra khoảng 30-50% bệnh nhân VCTC hậu nhiễm cần nhập viện.  Nước tiểu thường sậm màu.  Thường kèm thiểu niệu. 3. Cao huyết áp o Bệnh sinh: tăng thể tích dịch ngoại bào.  Cao huyết áp kèm biểu hiện của hệ TKTW: đau đầu, ói mửa, lú lẩn, thay đổi tri giác, rối loạn thị giác, co giật và hôn mê. 4. Biểu hiện tăng thể tích tuần hoàn II.  Khó thở, khó thở khi nằm, ho.  Rales tại phổi. KHÁM LÂM SÀNG 1. Phù : trắng, mềm , ấn lõm, không đau. Phù mi mắt hoặc toàn thân. 2. Cao huyết áp tâm thu và tâm trương. 3. Rales ở phổi. 4. Nhịp tim chậm hoặc nhanh. Một số nguyên nhân khác gây VCTC ngoài liên cầu trùng: Streptococcus pneumoniae, Ritkettsia rickettsiae, Mycoplasma species, Meningococcus species, Leptospira species. - siêu vi gây VCTC: varicella-zoster, cytomegalovirus, Epstein-Barr virus. CẬN LÂM SÀNG 1. Nước tiểu + Giảm thể tích nước tiểu + Proteinuria (albumin máu ít giảm) + tiểu máu. + Cặn lắng: trụ hyaline và hoặc trụ tế bào.(trụ của pro tamm-hosfall) + Trụ hồng cầu (hồng cầu biến dạng, méo mó) 2. Bằng chứng nhiễm liên cầu trùng + Cấy tìm vi trùng ở phết họng hoặc trên da.(không đặc hiệu) + Tìm các kháng thể kháng liên cầu như : ASO, AH, anti-Dnase B hoặc streptozyme 3. Bổ thể + > 90% có giảm C3. + Bổ thể C4 bình thường. + Bổ thể trở về bình thường sau 6-8 tuần. 4. Thận + Mức độ suy giảm chức năng thận liên quan đến độ tổn thương cầu thận. 5. Máu + Thiếu máu nhẹ (đẳng sắc, đằng bào) do tiểu máu + Bạch cầu và tiểu cầu thường bình thường. 6. Chẩn đoán hình ảnh  Siêu âm bụng : phì đại nhẹ thận (tăng sinh tế bào)  X quang thường biểu hiện tăng thể tích tĩnh mạch trung tâm ở rốn phổi (tăng TH) 7. Sinh thiết thận i. Vô niệu >3-5N ii. Chức năng thận suy giảm nhanh. iii. Cao huyết áp > 2 tuần. iv. C3 giảm trên 8 tuần. v. Tiểu máu đại thể kéo dài hơn 3 tuần. vi. Biểu hiện khác ngoài thận. vii. Tiểu máu vi thể kéo dài hơn 18 tháng. III. IV. - CHẨN ĐOÁN Lâm sàng: phù, tiểu ít, tiểu máu, cao huyết áp khởi phát cấp tính Có nhiễm trùng/TC khác gợi ý tác nhân Xét nghiệm: tiểu hồng cầu, tiểu đạm ít, ASO tăng, C3 giảm, C4 bình thường. 4 nhóm nguyên nhân Hậu nhiễm: nhiều nhất lc tan huyết nhóm A - Bệnh hệ thống: lupus, HSP Nguyên phát: VCT tăng sinh màng: trên ls k phân biệt dc với hậu nhiễm→ CD phải sinh thiết Do Chích ngừa 5 nhóm tiêu chuẩn CD hậu nhiễm V. 1. K có biểu hiện của bệnh hệ thống đi kèm 2. Bằng chứng hậu nhiễm liên cầu: i. Phết họng/cấy ii. Định kháng thể ASO(gợi ý-không loại trừ) 3. C3 ↓ (về bth sau 8w), C4 bth - ( ↓ C3,C4: do bệnh hệ thống) (↓C3,C4 bth-kéo dài qua 8w→bệnh ct tăng sinh màng) 4. Các biểu hiện ls tự hồi phục: sau 2w: hết phù , THA Sau 3w: hết tiểu máu đại thể 5. Các bất thường CLS: hết tiểu đạm trong 6 th Hết tiểu mau vi thể trong 1 năm VI. MỘT SỐ THỂ LÂM SÀNG 1. Bệnh lý VCT liên quan IgA:  LS viêm mạch máu: sẩn đỏ trên da, đau khớp, đau bụng…  phù và cao huyết áp ít gặp. 2. Bệnh lý Berger:  Tiểu máu đại thể tái phát 3. VCT tăng sinh màng  LS nặng nề : giảm chức năng thận.  Không có biểu hiện nhiễm liên cầu trùng: viêm họng, chốc da  C3 giảm kéo dài hơn 6 tuần. 4. VCT liềm:  Sinh thiết thận CD  Lâm sàng kèm diễn tiến nặng , biểu hiện suy chức năng thận. VII. GIẢI PHẪU BỆNH • Dấu hiệu đặc trưng là tăng sinh tế bào. • Tế bào tăng sinh :nội mô, tế bào trung mô và các tế bào viêm từ nơi khác đến, gồm bạch cầu đa nhân và monocyte. • Tẩm nhuận tế bào bạch cầu đa nhân trung tính. • Các cau thận gia tăng kích thước và phân thùy. B. KHV miễn dịch huỳnh quang • Lắng đọng IgG và C3 dọc thành mạch máu và trung mô. VIII. ĐIỀU TRỊ ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN CẤP HẬU NHIỄM LIÊN CẦU TRÙNG 1. Nguyên tắc – Điều trị nhiễm trùng do Streptococcus.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.