Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 11: Thủ tục đặc biệt

pdf
Số trang Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 11: Thủ tục đặc biệt 15 Cỡ tệp Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 11: Thủ tục đặc biệt 182 KB Lượt tải Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 11: Thủ tục đặc biệt 1 Lượt đọc Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 11: Thủ tục đặc biệt 2
Đánh giá Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 11: Thủ tục đặc biệt
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 15 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Sinh viên phải nắm được những quy định riêng biệt mà BLTTHS quy định khi giải quyết VA có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Nắm vững thủ tục giải quyết VA đơn giản theo thủ tục rút gọn. Phân biệt được những điểm khác nhau giữa các thủ tục đặc biệt với thủ tục chung. I. THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 1. Phạm vi áp dụng và đặc điểm của người chưa thành niên: a) Phạm vi áp dụng: (Điều 301 BLTTHS) Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên: là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Tại thời điểm họ là người bị tạmgiữ, bị khởi tố, bị đưa ra xét xử họ phải ở độ tuổi từ đủ 14 đến chưa đủ 18. b) Đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên: Tuổi giao tiếp giữa trẻ em và người lớn Tuổi chưa có nhận thức đầy đủ, dễ bị kích động, lôi kéo Tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh 2. Đặc điểm của hoạt động tố tụng đối với vụ án có người chưa thành niên phạm tội: a. Điều tra, truy tố, xét xử: (Điều 302 BLTTHS) Là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục ĐTV, KSV, TP,HT tiến hành tố tụng Hiểu biết về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên Đối tượng chứng minh trong VA có người chưa thành niên phạm tội Những vấn đề phải chứng minh trong VAHS quy định tại Đ. 63 BLTTHS Một số vấn đề khác Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về HVPT của người CTN Điều kiện sinh sống và giáo dục Có hay không có người TN xúi giục NN và ĐK phạm tội b. Bắt, tạm giữ, tạm giam: (Điều 303 BLTTHS) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Có thể bị bắt, tạm giữ,tạm giam Có thể bị bắt, tạm giữ,tạm giam Có đủ căn cứ quy định tại các Điều: 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS Phạm tội tất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Có đủ căn cứ quy định tại các Điều: 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS Phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng c. Người bào chữa: (Điều 305 BLTTHS) Người bào chữa Người ĐDHP của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tam giữ, bị can, bị cáo. Nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người ĐDHP của họ không lựa chọn được người bào chữa thì CQĐT, VKS, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ. d) Xét xử: (Điều 307 BLTTHS) Thành phần HĐXX phải có 1 Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn TNCSHCM Trong trường hợp cần thiết Tòa án có thể quyết định xét xử kín Nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt thì Tòa án áp dụng một trong những biện pháp tư pháp quy định tại Đ. 70 BLHS c. Chấp hành hình phạt tù (Đ. 308 BLTTHS): Người chưa thành niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng •Không được giam giữ chung người chưa thành niên với người thành niên •Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù •Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ 18 tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã thành niên
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.