Bài giảng Tin học văn phòng: Phần 2 - MS Excel

ppt
Số trang Bài giảng Tin học văn phòng: Phần 2 - MS Excel 60 Cỡ tệp Bài giảng Tin học văn phòng: Phần 2 - MS Excel 1 MB Lượt tải Bài giảng Tin học văn phòng: Phần 2 - MS Excel 4 Lượt đọc Bài giảng Tin học văn phòng: Phần 2 - MS Excel 37
Đánh giá Bài giảng Tin học văn phòng: Phần 2 - MS Excel
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHẦN THỨ II: MS EXCEL Chương 1. KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO DIỆN. Chương 2. XÂY DỰNG BẢNG TÍNH. Chương 3. ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH. Chương 4. CÔNG THỨC VÀ HÀM. Chương 5. BIỂU ĐỒ. Chương 6. IN BẢNG TÍNH. CHƯƠNG I KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO DIỆN NỘI DUNG §1.1. KHỞI ĐỘNG BẢNG TÍNH. §1.2. GIAO DIỆN MÀN HÌNH CHÍNH. §1.3. THOÁT KHỎI BẢNG TÍNH. §1.1. KHỞI ĐỘNG EXCEL Cách 1: Từ Menu Start, chọn Programs, rồi chọn Microsoft Excel Cách 2: Từ Menu Start, chọn Run, rồi gõ: Excel  §1.2. GIAO DIỆN CHÍNH Ngay sau khi khôûi ñoäng, maøn hình coù daïng nhö sau: Stt cột Thanh định dạng (Formatting) Stt dòng Thực đơn (Menu) Tiêu đề cửa sổ (Title) Vùng nhập liệu (hoặc thanh ghi công thức) Địa chỉ vùng nhập liệu Thanh chuẩn (Standard) Thanh cuộn dọc WorkSheet Thanh cuộn ngang Một bảng file Excel được gọi là 1 Book. Mỗi Book có thể chứa nhiều bảng WorkSheet. Mỗi bảng có tối đa 256 cột được ký kiệu là A, B, ..., IV; và tối đa 65.536 dòng. Phần cuối của bảng tính (dòng 65536, cột IV)  Giao điểm dòng và cột được gọi là ô (Cell). Cặp ký hiệu cột và số dòng là địa chỉ của ô. Ví dụ: Ô tại cột F trên dòng 3 có địa chỉ là F3.  Có 2 loại địa chỉ: Tương đối và tuyệt đối.  Địa chỉ tương đối (Relative Address): Là địa chỉ được so sánh với ô chứa nó  Địa chỉ tuyệt đối (Absolute Address): Là địa chỉ được so với góc trái của Sheet. Ký hiệu bởi dấu $ phía trước, ví dụ: $F$3. Dùng phím F4 để chuyển đổi qua lại giữa 2 đ/c. ỨNG DỤNG CỦA 2 LOẠI ĐỊA CHỈ: 1. ĐỊA CHỈ TƯƠNG ĐỐI:  Địa chỉ trong công thức được tính tương đối so với địa chỉ của ô chứa nó.  Do đó, khi được sao chép từ ô này sang ô khác, nó sẽ được tự động tính lại theo địa chỉ của ô đích chứa nó.  Ví dụ: Ô B4 chứa công thức =A4 (trên cùng dòng và trước ô hiện tại 1 cột). Khi sao chép nội dung B4 sang F5 thì công thức tự động được sửa lại thành =E5 (trước ô F5 1 cột). ỨNG DỤNG ... : (tiếp theo) 2. ĐỊA CHỈ TUYỆT ĐỐI:  Địa chỉ trong công thức luôn được tính từ dòng 1 cột A, địa chỉ gốc của bảng tính.  Do đó, khi được sao chép từ ô này sang ô khác, nó vẫn được giữ nguyên như cũ.  Có thể chỉ xác định dòng hoặc cột, hoặc cả hai là địa chỉ tuyệt đối.  Ví dụ: Ô B4 chứa công thức =$A$4 (dòng số 4, cột thứ 1 là A). Khi sao chép nội dung B4 sang F5 thì công thức vẫn là =$A$4. §1.3. THOÁT KHỎI EXCEL 1. Cách 1: Vào Menu File, chọn Exit 2. Cách 2: Nhấn đồng thời 2 phím Alt + F4 Trong cả 2 cách, nếu Book chưa được lưu, thì: CHƯƠNG II XÂY DỰNG BẢNG TÍNH NỘI DUNG: §2.1. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN §2.2. CÁC THAO TÁC SỬA BẢNG TÍNH §2.1. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN: 1. Các phím di chuyển:     : Sang trái, phải , lên trên, xuống dưới 1 ô  PgUp, PgDn: Lên trên, xuống dưới 1 trang màn hình  Home: Về cột A. Ctrl-Home: Về cột A dòng 1... 2. Khối, Đánh dấu, Đặt tên và Sử dụng khối:  Khối là một dãy ô nằm trong 1 hình chữ nhật được xác định bởi địa chỉ ô góc trên và góc phải dưới.  Đặt trỏ Mouse vào 1 góc, bấm + giữ và kéo (để tô đen các ô) tới góc đối diện của khối (hoặc vùng). (tiếp theo)  Vào Menu Insert, chọn Name, rồi chọn Define. Nhập tên của KHỐI và chọn nút Add. (tiếp theo)  Đếm số ô có giá trị của vùng từ C4:G13 (đã đặt tên là VIDU). Vào Menu Insert, chọn Name, rồi chọn Paste. Nhập tên của KHỐI và chọn nút OK. (tiếp theo)  Việc sử dụng KHỐI đã được đặt tên có ưu điểm lớn là mang tính gợi nhớ. Địa chỉ của các ô trong khối là địa chỉ tuyệt đối và sẽ không bị điều chỉnh khi sao chép hay di chuyển công thức từ ô này sang ô khác. Một ưu điểm nhỏ khác là, cách viết cũng ngắn gọn và rõ ràng hơn.  Có thể chọn để đánh dấu và đặt tên KHỐI cho một vùng các ô của một bảng tính khác hoặc của một Book khác. Cú pháp của khối: [[ ] ! ] <đ/c 1> : <đ/c 2> <đ/c 1> : Địa chỉ ô ở góc trái trên. <đ/c 2> : Địa chỉ ô ở góc phải dưới. Vi dụ: =[BAITAP.xls]THANHTOAN!B15:G19 (tiếp theo) 3. Nhập dữ liệu: Tại mỗi ô có thể nhập 1 trong các loại dữ liệu sau: (1) Một con số (Number). Ví dụ: 12345.7 (2) Một dãy ký tự (văn bản) bất kỳ. Ví dụ: ABC (3) Ngày tháng năm (Date). Ví dụ: 15/3 15/03/2003 Ngày tháng được lưu bằng một số nguyên dương thể hiện số ngày trôi qua kể từ ngày 01/01/1900. Ví dụ: số 24 được định dạng kiểu ngày sẽ được hiển thị thành 24/01/1900. (4) Biểu thức (hay công thức) bắt đầu bởi dấu bằng (=). Ví dụ: = (8 + 7)* 4 – 3  57 (tiếp theo)  Biểu thức là một dãy các toán hạng được nối với nhau bởi các phép toán, trong đó, toán hạng có thể là một trong các loại sau:  Giá trị hằng (số, văn bản, ngày tháng)  Hàm toán học (Function call).  Ký hiệu ô, Địa chỉ vùng (khối), Tên khối.  Biểu thức trong dấu ngoặc tròn.  Các phép toán (sắp theo thứ tự ưu tiên) gồm phép đổi dấu (trừ 1 ngôi), lấy phần trăm(%), lũy thừa(^), nhân và chia(* / ), cộng và trừ (+ -), phép nối chuỗi (&), và các phép so sánh ( >, >=, <, <=, =, <> ). §2.2. CÁC THAO TÁC SỬA BẢNG TÍNH: 1. Sửa dữ liệu của Ô: Chuyển đến ô cần sửa, đặt con trỏ vào vùng nhập/sửa. Xong thì nhấn Enter (  ). 2. Sao chép (các) Ô: Có thể chỉ sao chép giá trị (values) của các ô, hoặc sao chép các thuộc tính của chúng (Paste special). Cách 1: Chọn các ô cần chép. Chép vào bộ đệm Clipboard (Copy: Ctrl-C). Xác định nơi đến. Chép từ bộ đệm qua (Paste: Ctrl-V). Cách 2: Chọn các ô cần chép. Đặt trỏ mouse vào 1 cạnh của khối đã chọn. Nhấn và giữ phím Ctrl. Rê chuột tới nơi đến và thả phím (Drag-drop) (tiếp theo) Sao chép đặc biệt: Chọn các ô nguồn. Chép vào bộ đệm Clipboard (CtrlC). Đặt trỏ mouse vào ô đích. Vào menu Edit, hoặc bấm chuột phải. Chọn chức năng Paste Special.  All: Chép toàn bộ nội dung.  Formulas: Chép công thức  Values: Chỉ lấy giá trị  Formats: Chép quy cách  Column widths: Độ rộng cột Operation: Phép toán (+, -, *, / )tác động lên giá trị của các ô đích với giá trị của các ô nguồn được chép. Transpose: Chuyển vị dòng thành cột, và ngược lại. 3. Di chuyển nội dung (các) Ô: Cách 1: Đánh dấu chọn các ô cần di chuyển. Nhấn Ctrl-X, hoặc vào menu Edit (hoặc nhấn mouse phải), chọn Cut. Cách 2: Đánh dấu chọn các ô cần di chuyển. Đặt trỏ mouse vào 1 cạnh của khối. Rê khối (drag-drop) tới địa chỉ của ô nhận. 4. Chèn thêm các ô trống: Chọn các ô cần thêm. Vào menu Edit (hoặc nhấn mouse phải), chọn Insert Cells. Shift cells right: Đẩy các ô sang phải. Shift cells down: Đẩy các ô xuống dưới. Entire row: thêm dòng. Entire column: thêm cột mới. 5. Xóa (các) Ô: Có thể xóa nội dung (content), hoặc xóa bỏ các ô khỏi bảng tính. 5a. Xóa nội dung: Chọn các ô cần xóa. Nhấn phím Delete. Hoặc vào Menu Edit, chọn Clear contents. 5b. Xóa (hoặc cắt bỏ): Chọn các ô cần xóa. Vào menu Edit / hoặc mouse phải. Chọn Delete.  Shift cells left: Đẩy các ô từ phải qua  Shift cells up: Đẩy các ô từ dưới lên  Entire row: Xóa cả dòng chứa nó  Entire column: Xóa cả cột chứa nó 6. Thêm / Xóa / Hiện / Giấu dòng và cột: 6a. Thêm các dòng: Bấm & kéo chuột trên tiêu đề dòng để tô màu đủ số dòng cần thêm. Vào menu Insert, chọn Rows. 6b. Xóa các dòng: Bấm & kéo chuột trên tiêu đề dòng để tô màu các dòng cần xóa. Vào menu Edit (hoặc right mouse), chọn Delete. 6c. Che giấu các dòng: Bấm & kéo chuột trên tiêu đề dòng để tô màu các dòng cần che giấu. Vào menu Format, chọn Rows, rồi Hide. 6d. Hiện lại các dòng bị che: Chọn các dòng trong đó có các dòng đã bị che giấu. Vào menu Format, chọn Rows, rồi chọn Unhide.  Đối với cột cũng làm tương tự (thay Rows = Columns) CHƯƠNG III ĐỊNH DẠNG BẢNG TÍNH NỘI DUNG §3.1. ĐỊNH DẠNG KÝ TỰ TRONG CÁC Ô (FORMAT) §3.2. CĂN LỀ (CANH BIÊN) DỮ LIỆU (ALIGNMENT) §3.3. ĐỊNH DẠNG SỐ, NGÀY GIỜ... (NUMBER/DATE) §3.4. ĐƯỜNG VIỀN (BORDER) §3.5. TẠO MẪU NỀN (PATTERN) §3.6. SAO CHÉP ĐỊNH DẠNG (FORMAT PAINTER) §3.7. GỘP NHIỀU Ô THÀNH 1 Ô (MERGE CELLS) §3.8. THAY ĐỔI ĐỘ RỘNG DÒNG/CỘT (WIDTH / HEIGHT) §3.1. Định dạng ký tự trong các ô: Cách 1: Thông qua chức năng chọn Font (a) Đánh dấu chọn khối các ô cần định dạng. (b) Chọn mục Font, Size. Đặt giá trị mong muốn. (c) Chọn ‘B’- in đậm; ‘I’- nghiêng; ‘U’-gạch chân. Vùng cần đặt Font Tên Font Kích thước Kiểu chữ (tiếp theo) Cách 2: Thông qua Menu “Format”. (a) Đánh dấu chọn khối các ô cần định dạng. (b) Vào Menu Format, chọn mục Format Cells. (Hoặc nhắp chuột phải, rồi chọn Format Cells). Tiếp theo chọn chức năng “Font” (Xem hình) (tiếp theo) §3.2. Căn lề (canh biên) dữ liệu (Alignment): Cách 1: Sử dụng nút chức năng của Excel: (a) Đánh dấu chọn khối các ô cần căn lề (biên). (b) Chọn một trong 3 khả năng từ 3 nút chức năng căn lề tương ứng: Canh lề bên trái Canh lề ở giữa Canh lề bên phải (tiếp theo) Cách 2: Sử dụng Menu Format, chức năng Format Excels: (a) Đánh dấu chọn khối các ô cần căn lề (biên). (b) Vào Menu Format, chọn chức năng Format Cells. (hoặc: Nhắp chuột phải, rồi chọn Format Cells) (tiếp theo) Giải thích: Text allignment: Sắp thẳng lề cho các ô văn bản. Horizontal: Theo phương nằm ngang, có thể đặt về phía trái (left), phía phải (right), chính giữa (center), làm đều 2 bên (justify), hoặc giữa các ô đã chọn (center across selection). Vertical: Theo phương thẳng đứng, có thể đặt ở phía trên (top), phía dưới (bottom), chính giữa (center), làm đều ra cả trên và dưới (justify). Text control: Điều chỉnh văn bản. Wrap text: ngắt xuống dòng Shrink to fit: tự động điều chỉnh kích thước ô Merge cells: gộp nhiều ô thành một (tiếp theo) Indent: Lùi về phía phải một bước 1 cm. Orientation: Hướng / chiều hiển thị. Xem hình vẽ, chiều in có quay một góc là x độ (Degree) (tiếp theo) §3.3. Định dạng số, ngày giờ... (a) Đánh dấu chọn các ô cần định dạng số. (b) Vào menu Format, chọn chức năng Cells, chọn tiếp phần Number. Các cách định dạng số là: General: Dạng chung. Number: Số có dấu tách hàng ngàn, triệu Currency: Tiền tệ, có chữ $ hoặc đồng. Accounting: Tài khoản. Date: Dạng ngày tháng năm giờ: phút... Percentage: Hiển thị dạng phần trăm. Fraction: Dạng phân số. Scientific: Dạng số có lũy thừa: 1.234E+2 Text:Dạng nguyên thủy, như khi nhập Custom: Theo cách riêng của người dùng §3.4. Đường viền (Border) Thao tác: (1) Đánh dấu chọn các ô cần tạo đường viền (2) Vào menu Format, chọn chức năng Cells. (3) Chọn mục chức năng Border để đặt đường viền cho các ô đã chọn. Có các mục chọn sau:  Style: Chọn kiểu đường viền. Trong đó: none là xóa bỏ  Color: Chọn màu cho đường viền. Mặc định là màu đang được thiết lập. §3.5. Tạo mẫu nền (Pattern) Thao tác: (1) Đánh dấu chọn các ô cần tạo mẫu nền (2) Vào menu Format, chọn chức năng Cells. (3) Chọn mục chức năng Patterns để đặt nền cho các ô đã chọn. Có các mục chọn sau:  Patterns: Chọn kiểu màu nền. Trong đó: để trống là không có mẫu nào được vận dụng. Các loại mẫu nền có thể có: …  Color: Chọn màu cho nền. Mặc định là không có màu nền. §3.6. Sao chép định dạng (Format Painter) Thao tác: (1) Đánh dấu chọn (các) ô đã được định dạng mẫu. (2) Bấm đúp mouse vào nút chức năng có hình cái chổi để sao chép định dạng. (3) Đánh dấu các ô cần sao chép định dạng theo mẫu trên. §3.7. Trộn gộp các ô thành một (Merge Cells) Thao tác: (1) Đánh dấu chọn (các) ô định gộp. (2) Vào menu Format, Chọn chức năng Cells. Chọn Allignment. Đánh dấu chéo vào hộp chọn Merge Cells. §3.8. Thay đổi độ rộng dòng, cột) Thao tác: (1) Đánh dấu chọn (các) ô định gộp. (2) Vào menu Format, Chọn chức năng Cells. Chọn Row/Column. Chọn Height/Width. CHƯƠNG IV CÔNG THỨC & HÀM SỐ NỘI DUNG §4.1. CÔNG THỨC (BIỂU THỨC - FORMULA) §4.2. MỘT SỐ HÀM (FUNCTION) THÔNG DỤNG §4.3. HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP §4.1. Biểu thức (Expression) Chương II đã trình bày cách nhập dữ liệu cho một ô. Dữ liệu đó có thể là một công thức (hay biểu thức) bắt đầu bởi 1 trong 3 dấu là: dấu cộng (+), dấu trừ (-) hoặc dấu bằng (=), thường là dấu bằng, theo sau là một dãy các toán hạng nối với nhau bởi các phép toán. Trong đó, toán hạng có thể là một trong các loại sau:  Giá trị hằng (số, văn bản, ngày tháng)  Hàm toán học (Function call).  Ký hiệu ô, Địa chỉ vùng (khối), Tên khối.  Biểu thức trong dấu ngoặc tròn.  Các phép toán (sắp theo thứ tự ưu tiên) gồm phép đổi dấu (hay phép trừ 1 ngôi), lấy phần trăm(%), lũy thừa(^), nhân và chia(* / ), cộng và trừ (+ -), phép nối hai chuỗi (&), và các phép so sánh ( >, >=, <, <=, =, <> ). Ví dụ, tại ô D6 ta có thể viết công thức: =B9+B3+B2. Trong chương này chúng ta sẽ xem xét tới các hàm của EXCEL và cách sử dụng chúng trong công thức: Hàm là một chương trình con, có thể thực hiện một công việc nào đó và cho lại một kết quả cụ thể, tùy theo giá trị ban đầu được cung cấp cho hàm. Các giá trị ban đầu đó được gọi là tham số (Parameter) của hàm. Việc cung cấp cho hàm một số giá trị ban đầu để thu lại 1 kết quả nào đó (thì) được gọi là lời gọi hàm (Function Call). Hàm có dạng: TÊN HÀM (các tham số). Ví dụ: Sin (30). §4.2. Một số hàm thông dụng (a) Tính tổng giá trị: SUM(giátrị1, giátrị2, ...) (b) Đếm số ô có giá trị COUNT(…). (c) Tính trung bình cộng của các số AVERAGE(…). (d) Tìm giá trị nhỏ nhất/lớn nhất MIN(), MAX(). (e) Hàm điều kiện: IF (điều kiện, giátrị1, giá trị2) (f) Hàm tìm trong miền theo chiều dọc VLOOKUP() (g) Hàm tìm trong miền theo chiều ngang HLOOKUP() (h) Hàm xử lý chuỗi: LEFT(), RIGHT(), MID(). (i) Hàm ngày giờ: DAY(), MONTH(), YEAR(). (j) Các hàm xử lý có điều kiện: SUMIF(), COUNTIF()… (k) Sắp xếp mảng… 1. Hàm tính tổng: SUM (gt1, gt2, …) Các gt1, gt2, … có thể là các giá trị số (Literal), địa chỉ của ô có giá trị số hoặc địa chỉ một khối (vùng) có chứa các giá trị số; hoặc cũng có thể là một lời gọi hàm. Ví dụ: Tính tổng các giá trị số của các ô từ C4 đến D13 và các ô từ G4 đến J13 thì viết: = SUM (C4:D13, G4:J13) 2. Hàm đếm số ô có giá trị: COUNT(gt1, gt2, …) Các gt1, gt2, … có thể là các giá trị số (Literal), địa chỉ của ô có giá trị số hoặc địa chỉ một khối (vùng) có chứa các giá trị số; hoặc cũng có thể là một lời gọi hàm. Ví dụ: Đếm các ô có giá trị từ C4 đến D13 và các ô từ G4 đến J13 thì viết: = COUNT (C4:D13, G4:J13) 3. Tính giá trị trung bình: AVERAGE(gt1, gt2, …) Các gt1, gt2, … có thể là các giá trị số (Literal), địa chỉ của ô có giá trị số hoặc địa chỉ một khối (vùng) có chứa các giá trị số; hoặc cũng có thể là một lời gọi hàm. Ví dụ: Tính giá trị trung bình các ô có địa chỉ từ C4 đến D13 và các ô từ G4 đến J13 thì viết: = AVERAGE (C4:D13, G4:J13) 4. Tìm giá trị nhỏ nhất: MIN(gt1, gt2, …) Các gt1, gt2, … có thể là các giá trị số (Literal), địa chỉ của ô có giá trị số hoặc địa chỉ một khối (vùng) có chứa các giá trị số; hoặc cũng có thể là một lời gọi hàm. Ví dụ: Tính giá trị nhỏ nhất các ô có địa chỉ từ C4 đến D13 và các ô từ G4 đến J13 thì viết: = MIN (C4:D13, G4:J13) 5. Tìm giá trị lớn nhất: MAX(gt1, gt2, …) Các gt1, gt2, … có thể là các giá trị số (Literal), địa chỉ của ô có giá trị số hoặc địa chỉ một khối (vùng) có chứa các giá trị số; hoặc cũng có thể là một lời gọi hàm. Ví dụ: Tính giá trị lớn nhất các ô có địa chỉ từ C4 đến D13 và các ô từ G4 đến J13 thì viết: = MAX (C4:D13, G4:J13) 6. Hàm điều kiện: IF (đkiện, gt1, gt2, …) Các gt1, gt2 có thể là các trực hàng (Literal), địa chỉ của ô có giá trị hoặc địa chỉ một khối (vùng) có chứa các giá trị; hoặc cũng có thể là một lời gọi hàm khác. Ví dụ: Nếu B2 là chữ A thì giá trị nhận đựợc là “Anh hùng”, ngược lại thì nhận được dãy “chiến sỹ”, thì viết: = IF (B2=“A”, “Anh hùng”, “Chiến sỹ”) “ “ 7. Các hàm xử lý chuỗi ký tự a. Hàm lấy một số ký tự phía trái: LEFT (chuỗi, số lượng ký tự cần lấy) Ví dụ: =Left(“ABCDEFGH”,3) là “ABC” =Left ABC b. Hàm lấy một số ký tự phía phải: RIGHT (chuỗi, số lượng ký tự cần lấy) Ví dụ: =Right(“ABCDEFGH”,3) là “FGH” =Right FGH c. Hàm lấy một số ký tự ở trong chuỗi: MID (chuỗi, vị trí bắt đầu, số lượng ký tự cần lấy) Ví dụ: =Mid(“ABCDEFGH”,2,3) là “BCD” =Mid BCD d. Hàm đổi chuỗi thành số: VALUE (chuỗi) Ví dụ: Đổi chuỗi “12345” thành số 12.345, ta viết: = VALUE (“12345”) e. Hàm lấy chiều dài chuỗi (đếm số ký tự trong chuỗi): LEN (chuỗi) Ví dụ: LEN(“ABCDEF”) cho kết quả là 6. f. Hàm lấy mã số của ký tự: CODE (chuỗi) Ví dụ: lấy mã số chữ cái đầu tiên trong chuỗi “ABC” (tức là mã ASCII của ký tự A), ta viết: = Code (“ABC”) cho kết quả là 65 g. Hàm đổi chuỗi thành chữ in hoa: UPPER (chuỗi) Ví dụ: Upper (“abcdef”)  “ABCDEF” h. Hàm đổi chuỗi thành chữ thường: LOWER (chuỗi) Ví dụ: = Lower (“ABCDEF”)  “abcdef” i. Hàm đổi chuỗi thành chữ hoa đầu từ: PROPER (chuỗi) Ví dụ: =Proper(“nguyễn văn an”)  “Nguyễn Văn An” Proper j. Hàm cắt khoảng trắng đầu và cuối chuỗi: TRIM (chuỗi) Ví dụ: =Trim(“ ABC ”)  “ABC” Trim k. Hàm tìm vị trí bắt đầu một chuỗi trong chuỗi khác SEARCH (chuỗi 1, chuỗi 2, vị trí bắt đầu) Ví dụ: =Search(“văn”, “Nguyễn Văn An”, 1)  9 Search l. Hàm thay thế chuỗi bằng chuỗi khác Substitute (chuỗi, chuỗi cũ, chuỗi mới, lần thứ) Ví dụ: =Substitute(“Nguyễn Văn An”, “ên”, “q”, 1)  Substitute “Nguyễn Văq An” 8. Các hàm toán học và lượng giác INT (số thực) MOD(số bị chia, số chia) ROUND(số thực, số lượng số lẻ) CEILING (số thực) FLOOR (số thực) SQRT (số thực) POWER (số thực, phần mũ) SIN (x), COS(x), TAN(x) … 9. Hàm tìm giá trị từ một bảng theo chiều dọc VLOOKUP(, , , 0/1) Ý nghĩa: Tìm giá trị trên cột đầu tiên của khối (< miền>), nếu tìm được thì trả về giá trị trên của khối. Nếu khối đã được sắp theo giá trị tăng dần của cột thứ nhất thì tham số thứ 4 là 1. Ví dụ: Bài toán đi Du lịch 10. Hàm tìm giá trị từ một bảng theo chiều ngang HLOOKUP(, , , 0/1) Ý nghĩa: Tìm giá trị trên dòng đầu tiên của khối (), nếu tìm được thì trả về giá trị trên của khối. Nếu khối đã được sắp theo giá trị tăng dần của cột thứ nhất thì tham số thứ 4 là 1. Ví dụ: Bài toán đi Du lịch được đổi lại dòng thành cột và cột thành dòng. 11. Hàm xếp hạng RANK(, , 0/1) Ý nghĩa: Xác định giá trị đứng hạng mấy trong khối (). Nếu tham số thứ 4 là 1, thì việc xếp hạng là từ nhỏ đến lớn (giá trị nhỏ nhất có thứ hạng là 1; giá trị lớn nhất có thứ hạng cao nhất). Ngược lại, nếu tham số thứ 4 là 0, thì việc xếp hạng là từ lớn đến nhỏ (giá trị nhỏ nhất có thứ hạng cao nhất; giá trị lớn nhất có thứ hạng là 1). Ví dụ: Bài toán tính điểm thi 12. Các hàm tính toán có điều kiện SumIF(, , ) CountIF(, ) Ý nghĩa: Xét trong vùng đã cho, nếu tại cột đầu tiên thoả tiêu chuẩn tính toán thì cộng vào tổng giá trị trên vùng được xét . Tiêu chuẩn có dạng: OR/AND OR/AND … Ví dụ, ta có bảng sau (bắt đầu từ A1 đến B7): Để tính tổng giá trị cho nước Thailand 10 Singapore 20 “Thailand” tại ô D7 ta viết: Thailand 10 =SumIf(A1:B7, “Thailand”,B1:B7) Malaysia 30 Để đếm số lần xuất hiện chữ Thailand 10 “Thailand”, tại ô D8 ta viết: Malaysia 30 Singapore 20 =CountIf(A1:B7, “Thailand”) 12. Các hàm về thời gian Now(): Cho ngày tháng năm hệ thống. Today(): Cho ngày tháng năm hệ thống. Day() Month() Year() Hour() Minute() Second() Date (yy, mm, dd): Cho ngày tháng năm dd/mm/yyyy. Time (hh, mm, ss): Cho thời gian WeekDay (ngày tháng, loại trả về) §4.3 Hướng dẫn giải các bài tập trong sách GK Ví dụ: CHƯƠNG V: BIỂU ĐỒ NỘI DUNG: §5.1 CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ §5.2 CÁC THAO TÁC VẼ BIỂU ĐỒ §5.1 CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ 1. BIỂU ĐỒ HÌNH (LINE): Phản ảnh sự biến thiên của một dãy số, thích hợp cho việc thể hiện tiến độ thực hiện các công việc. 2. BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT (COLUMN, BAR hoặc BAR-3D): Phản ảnh mối tương quan giữa các dãy số, thích hợp cho việc thể hiện so sánh các đại lượng qua các thời kỳ. Ví dụ: số sinh viên nhập học và tốt nghiệp qua các năm. 3. BIỂU ĐỒ HÌNH BÁNH (PIE): Phản ảnh tỷ trọng của các đại lượng trong tổng thể, thích hợp cho việc thể hiện các giá trị về cơ cấu (các đại lượng tương đối). Ví dụ: Tỷ trọng thu nhập quốc nội của các ngành kinh tế quốc dân; hoặc tỷ lệ các hộ nghèo, đói chia theo các mức thu nhập. 4. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ KHÁC (CYLINDER, CONE). §5.2 CÁC THAO TÁC VẼ BIỂU ĐỒ Bước 1: Chọn loại biểu đồ CHƯƠNG VI: IN BẢNG TÍNH
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.