Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 5: Incoterms 2000 và 2010

pdf
Số trang Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 13 Cỡ tệp Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 2 MB Lượt tải Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 0 Lượt đọc Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 3
Đánh giá Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 5: Incoterms 2000 và 2010
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 13 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 BÀI 5 INCOTERMS 2000 VÀ 2010 Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Hiểu được khái niệm và phạm vi điều chỉnh của Incoterms.  Với mỗi phiên bản (Incoterms 2000 hoặc Incoterms 2010), sinh viên cần phân biệt được quyền và trách nhiệm của người mua, người bán về các vấn đề: thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, chuyển giao hàng hóa, chuyển giao rủi ro. Nội dung Bài giảng sẽ tập trung tìm hiểu về bộ quy tắc thương mại quốc tế (Incoterms) với 3 nội dung chính:  Tổng quan về Incoterms.  Incoterms 2000.  Incoterms 2010. Mục tiêu Kết thúc bài 5, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:  Trình bày được khái niệm và phạm vi áp dụng của Incoterms.  Phân biệt được 13 điều khoản của Incoterms 2000.  Trình bày được sự ra đời và những chú ý khi áp dụng Incoterms 2010.  Phân biệt được 11 quy tắc của Incoterms 2010. TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 63 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 Tình huống dẫn nhập Thói quen mua CIF, bán FOB của các doanh nghiệp ở Việt Nam Công ty TNHH TM Thép Đại Toàn Thắng là doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu sắt thép. Doanh nghiệp này có doanh thu khoảng 600 tỉ VND một năm. Hàng hóa được vận chuyển cả bằng container lẫn tàu rời. Doanh nghiệp này thường mua hàng theo điều kiện CIF và bán theo điều kiện FOB. Thực tế, sau khi phân tích số liệu cho thấy: về một lô hàng khoảng hơn 10 tấn, họ đã bị mất 1.000 USD vào phí vận chuyển. Số tiền này bằng 1/4 số lợi nhuận của cả lô hàng. Vì vậy doanh nghiệp này đã nghĩ đến việc sẽ mua theo điều kiện FOB. Nhưng như vậy thì họ lại lúng túng không hiểu bên đối tác sẽ giao hàng kiểu gì, lấy container ở đâu và đóng container thế nào? Và cuối cùng họ vẫn phải mua hàng theo điều kiện CIF. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen mua hàng theo điều kiện CIF và bán hàng theo điều kiện FOB của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam? 64 TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 5.1. Tổng quan về Incoterms 5.1.1. Khái niệm về Incoterms và các phiên bản của Incoterms Khái niệm: Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) là những thuật ngữ ngắn gọn được hình thành trong thực tiễn thương mại quốc tế để phân chia trách nhiệm về chi phí và rủi ro đối với hàng hóa giữa người mua và người bán trong giao nhận hàng hóa. Các phiên bản của Incoterms:  Incoterms 1936  Incoterms 1953  Incoterms 1967  Incoterms 1976  Incoterms 1980  Incoterms 1990  Incoterms 2000  Incoterms 2010 5.1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng Incoterms Tính chất pháp lý: Incoterms không mang tính chất pháp lý bắt buộc thực hiện như văn bản luật. Mục đích của Incoterms:  Quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán liên quan đến giao nhận hàng hóa.  Cung cấp thông tin về tạo lập chứng từ. Người sử dụng Incoterms:  Người mua và người bán.  Các ngân hàng.  Các nhà bảo hiểm.  Người chuyên chở và người giao nhận. 5.2. Incoterms 2000 5.2.1. Một số lưu ý khi áp dụng Incoterms 2000  Incoterms 2000 áp dụng cho hợp đồng ngoại thương và mua bán hàng hóa hữu hình.  Khi áp dụng Incoterms, các bên có thể thỏa thuận thêm những quy định khác trái với Incoterms.  ICC không mặc nhiên là trọng tài phân xử tranh chấp giữa các bên.  Incoterms chỉ là 1 phần và không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế. 5.2.2. Các (13) điều kiện của Incoterms 2000  EXW (giao hàng tại xưởng) o Hàng hóa được giao tại xưởng của người bán. o Nghĩa vụ của người bán là ít nhất, người bán trợ giúp làm thủ tục xuất khẩu nếu được yêu cầu. TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 65 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 o o Người mua có nghĩa vụ:  Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu.  Người mua chịu trách nhiệm về vận chuyển. EXW có thể áp dụng được với tất cả các loại phương tiện vận tải.  Các điều kiện nhóm F: o Đặc điểm chung:  Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa và vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng.  Người mua chịu trách nhiệm về vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. o Phân biệt:  FCA: người bán giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định.  FAS: người bán giao hàng cho người mua tại cầu cảng của nước xuất khẩu. 66 TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010  FOB: người bán giao hàng cho người mua sau khi hàng hóa được cẩu qua lan can tàu theo phương thẳng đứng (tại cảng của nước xuất khẩu). Chú ý: FCA dùng cho mọi phương thức vận chuyển. FAS và FOB chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy.  Các điều kiện nhóm C o Đặc điểm chung:  Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa và vận chuyển hàng hóa.  Người mua chịu trách nhiệm bốc dỡ hàng và làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. o Phân biệt:  CFR (tiền hàng, cước phí trả tới cảng đích).  CIF (tiền hàng, cước phí, bảo hiểm trả tới cảng đích).  CFR: địa điểm giao hàng tại cảng của nước nhập khẩu. Địa điểm chuyển giao rủi ro liên quan đến hàng hóa giống điều kiện FOB.  CIF = CFR + bảo hiểm (I).  CPT (tiền hàng, cước phí trả tới nơi đích).  CIP (tiền hàng, cước phí, bảo hiểm trả tới nơi đích).  CPT: địa điểm giao hàng tại một địa điểm xác định của nước nhập khẩu. Địa điểm chuyển giao rủi ro liên quan đến hàng hóa giống điều kiện FCA. TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 67 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010  CIP = CPT + bảo hiểm (I) Chú ý:  CPT và CIP dùng cho mọi phương thức vận chuyển. CFR và CIF chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy.  Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc về người mua.  CIF & CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy.  CPT & CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức.  Các điều kiện nhóm D o DAF (giao hàng tại biên giới)  Người bán thực hiện các thủ tục xuất khẩu, trả chi phí vận chuyển và chịu rủi ro cho tới khi hàng qua biên giới.  Người bán giao hàng cho người mua khi hàng chưa được dỡ.  Người mua thực hiện các thủ tục nhập khẩu, dỡ hàng, tiếp tục vận chuyển.  Thường áp dụng cho vận chuyển bằng đường bộ. o 68 DES (giao hàng tại tàu)  Người bán thực hiện các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa đến cảng của nước nhập khẩu và giao hàng hóa cho người mua.  Người mua dỡ hàng và thực hiện các thủ tục nhập khẩu. TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 o o o TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 DEQ (giao hàng tại cầu cảng) DEQ = DES + chi phí dỡ hàng + rủi ro trong dỡ hàng  Người bán thực hiện các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa đến cảng của nước nhập khẩu và dỡ hàng xuống.  Người mua thực hiện các thủ tục nhập khẩu. DES và DEQ chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy DDU  Người bán thực hiện các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng tại nước nhập khẩu.  Người mua thực hiện các thủ tục nhập khẩu và dỡ hàng. 69 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 o DDP  Trách nhiệm của người bán là nhiều nhất: Người bán thực hiện các thủ tục nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu và chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng tại nước nhập khẩu.  Người mua thực hiện dỡ hàng. Tổng kết 13 điều kiện của Incoterms 2000 70 TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010 5.3. Incoterms 2010 5.3.1. Những thay đổi của Incoterms 2010  Incoterms 2010 bỏ 4 điều kiện trong Incoterms 2000 4 điều khoản DAF, DES, DDU & DEQ được thay thế bằng 2 điều khoản: o DAP – Giao tại nơi đến o DAT – Giao tại bến  Incoterms 2010 chia thành 2 nhóm điều khoản o Nhóm 1: Giao hàng bằng bất kỳ phương thức vận tải nào - EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DAT, DDP. o Nhóm 2: Giao hàng bằng vận tải đường biển/đường thuỷ nội địa - FAS, FOB, CFR, CIF.  Incoterms 2010 có thể sử dụng "cả cho thương mại quốc tế và thương mại nội địa". 5.3.2. Một số chú ý khi sử dụng Incoterms 2010  Dẫn chiếu các quy tắc của Incoterms 2010 vào hợp đồng mua bán hàng hóa.  Lựa chọn quy tắc Incoterms phù hợp.  Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa.  Quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt.  Các quy tắc của Incoterms không thay thế và không làm cho hợp đồng mua bán đầy đủ. 5.3.3. Các (11) quy tắc của Incoterms 2010 Về cơ bản, Incoterms 2010 có bổ sung thêm 2 điều khoản của nhóm D là DAT và DAP để thay thế cho 4 điều khoản (DAF, DES, DEQ, DDU) của Incoterms 2000. Có thể minh họa qua sơ đồ sau: TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2 71 Bài 5: Incoterms 2000 và 2010  DAT (giao hàng tại bến) Người bán thực hiện các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa đến cảng của nước nhập khẩu. o Người bán dỡ hàng xuống bến để giao hàng hóa cho người mua. o Người mua thực hiện các thủ tục nhập khẩu.  DAP (giao hàng tại nơi đến) o Người bán thực hiện các thủ tục xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng tại nước nhập khẩu và giao hàng hóa cho người mua. o Người mua chịu trách nhiệm dỡ hàng và thực hiện các thủ tục nhập khẩu.  DDP (giao hàng đã nộp thuế) o 72 TXNHQT03_Bai5_v1.0015108230-b2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.