BÀI GIẢNG SỐ 1: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

ppt
Số trang BÀI GIẢNG SỐ 1: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 44 Cỡ tệp BÀI GIẢNG SỐ 1: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 2 MB Lượt tải BÀI GIẢNG SỐ 1: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 4 Lượt đọc BÀI GIẢNG SỐ 1: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG 49
Đánh giá BÀI GIẢNG SỐ 1: NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Khoa luật – ĐH LĐ – XH (CSII) Ths.Ls Nguyễn Thị Kim Quyên KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CÁC YÊU CẦU:  Đặc điểm, bản chất của QHLĐHiểu được khái niệm về quan hệ lao động.  Biểu hiện ra bên ngoài của QHLĐ 2. MỤC TIÊU:  Ví dụ về quan hệ lao động  Nhận dạng QHLĐ trong đời sống XH  Phân biệt quan hệ lao động với quan hệ dân sự  Phân tích được chủ thể, đối tượng và nội dung của các hình thức biểu hiện của QHLĐ  Đưa ra những tiêu chí để đánh giá một QHLĐ được coi là lành mạnh.  Trả lời các câu hỏi mở rộng:  Tại sao quan hệ lao động là một quan hệ cơ bản, chủ yếu nhất của con người  Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ hai mặt: Hợp tác và xung đột?  Quan hệ lao động lành mạnh không tồn tại tính chất bất bình đẳng giữa các chủ thể ?  Nhìn nhận QHLĐ ở VN theo mô hình nào trong các mô hình chung trên thế giới? NỘI DUNG Nội dung thứ nhất – Các KHÁI NIỆM cơ bản 1. Thế nào là quan hệ lao động ? 2. Điều kiện để mối quan hệ lao động tồn tại? 3. Quan hệ lao động khác gì so với quan hệ dân sự thông thường ? 4. Các chủ thể có liên quan ? 5. Các mối quan hệ ? 6. Các khái niệm có liên quan khác Nhìn nhận một quan hệ lao động trong đời sống ? Trần Hồng Xuyến làm lao công tạp vụ tại Công ty mua bán nông sản và thực phẩm Tiền Giang.Do con làm ở công ty nên ba Xuyến thường ký hợp đồng mua bán nông sản của gia đình với Công ty sau mỗi vụ muà thu hoạch. Còn mẹ Xuyến thường xuyên thu gom nông sản của nông dân sau đó bán lại cho Công ty với giá chênh lệch 500 đồng/1kg nông sản trên cơ sở của một hợp đồng. Hãy xác định quan hệ giữa từng chủ thể trên với Công ty. Quan hệ nào là quan hệ lao động và làm thế nào để bạn nhận biết được nó VẬY QUAN HỆ LAO ĐỘNG LÀ GÌ? Quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động, Nhằm thực hiện hoạt động lao động. Tạo ra của cải vật chất cho Xã hội Dưới góc độ kinh tế Quan hệ lao động là quan hệ giữa:  Sức lao động và tiền vốn  Đại diện cho sức lao động là người lao động và đại diện cho tiền vốn là người sử dụng lao động  Diển ra trong doanh nghiệp, ngành kinh tế, một quốc gia hay một nhóm quốc gia Dưới góc độ pháp lý Quan hệ lao động là  Quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.  Được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên  Và biểu hiện của sự thoả thuận đó là một Hợp đồng lao động. Theo Điều 3 - Luật Lao động VN 2012 Quan hệ lao động là Quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tóm lại – Dù hiểu dưới góc độ nào – quan hệ lao động là 1. Chỉ mối quan hệ qua lại giữa người lao động và người sử dụng lao động 2. Chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý và những can thiệp trực tiếp khi cần thiết của Nhà nước 3. Diển ra trong tất cả các ngành nhưng mối quan hệ này trở nên phức tạp hơn ở những ngành sử dụng nhiều lao động – đặc biệt là ngành công nghiệp ĐiỀU KiỆN ĐỂ QUAN HỆ LAO ĐỘNG DUY TRÌ VÀ TỒN TẠI • Là sự thỏa mãn các lợi ích mà các bên theo đuổi • Đối với người lao động ? • Đối với người sử dụng lao động? Những khác biệt của quan hệ lao động so với quan hệ dân sự  Về chủ thể  Về đối tượng  Vị thế giữa các bên  Tính chất mối quan hệ  Nội dung  Cách thức thiết lập Các chủ thể có liên quan 1. Các tổ chức đại diện cho các bên - Nghiệp đoàn - Công đoàn - Hiệp hội giới chủ - Liên hiệp 2. Nhà nước – các thiết chế của Nhà nước 3. Các thiết chế phi chính phủ 4. Các cơ quan tài phán Các mối quan hệ • Đa dạng • Diển ra ở nhiều cấp : • Cấp doanh nghiệp • Cấp ngành kinh tế • Cấp quốc gia • Mối quan hệ khác chiều Kết luận Liên quan tới quan hệ lao động còn có Thuật ngữ Quan hệ công nghiệp: Theo ILLO - Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa người Lđ và người SDLĐ tại nơi làm việc - Mối quan hệ giữa đại diện của họ với Nhà nước - Xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý - Bao gồm các nội dung: Tuyển dụng,thuê muớn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận,giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi cho người thất nghiệp,ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật… Quan hệ Việc làm: Chỉ mối quan hệ hạt nhân của thị trường lao động diển ra giữa người lao động và người sử dụng sức lao động, trong đó luôn luôn tồn tại yếu tố trao đổi sức lao động. Với những khác biệt; Sự gắn kết, sự ổn định và lệ thuộc giữa các bên. Sự đầu tư các thiết bị sản xuất Tính chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp của người sử dụng lao động Bản chất của sức lao động; cung cấp một dịch vụ đơn giản (quan hệ khoán việc) hay không có tư liệu sản xuất và không đầu tư nên phải liên kết với người SDLĐ để biến lao động thành thu nhập ( quan hệ làm công ăn lương) Quan hệ quản lý • Quan hệ giữa người quản lý với người chịu sự quản lý , diển ra trong phạm vi đơn vị sử dụng lao động. NỘI DUNG THỨ HAI - BẢN CHẤT CỦA QHLĐ  Quan hệ lao động mang những đặc điểm gì? Những đặc điểm nào cho thấy quan hệ lao động khác với quan hệ dân sự Đặc điểm và tính chất của Quan hệ lao động Đặc điểm của Quan hệ lao động: Là quan hệ giữa hai bên chủ thể là người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động, được xác lập trên cơ sở thỏa thuận . Tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, được trả trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động. Trong quan hệ lao động làm công ăn lương, người lao động bị lệ thuộc vào người sử dụng lao động về mặt kinh tế. Tính chất của quan hệ lao động Quan hệ lao động vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. QHLĐ vừa là một quan hệ mang tính cá nhân vừa là một quan hệ mang tính tập thể.  QHLĐ vừa mang tính bình đẳng, vừa mang tính phụ thuộckhông bình đẳng QHLĐ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn về mặt lợi ích. QHLĐ rất phong phú về nội dung. Trao đổi  Từ khái niệm và các thuộc tính (đặc điểm) của Quan hệ lao động bạn hãy cho biết 1. Quan hệ lao động xuất hiện khi nào ? 2. Quan hệ lao động với ý nghĩa là quan hệ giữa chủ và thợ diển ra trước hay sau quan hệ dân sự ? 3. Phân biệt Quan hệ lao động và quan hệ pháp luật lao động Các nguyên tắc chủ yếu 1. Tôn trọng 2. Hợp tác 3. Thương lượng 4. Tự định đoạt Nguyên tắc tôn trọng Ý nghĩa: - Là cơ sở cho sự hợp tác - Quyết định hiệu quả của quá trình hợp tác Yêu cầu: - Thái độ đúng mực và thực sự tôn trọng lẫn nhau - Cùng giải quyết các vấn đề nảy sinh một cách khách quan và không định kiến - Lắng nghe, chia sẻ công việc, tạo điều kiện cho nhau tham gia và cùng quyết định - Cách ứng xử hàng ngày Nguyên tắc hợp tác  Ý nghĩa: Cho phép phát huy và hội tụ sức • - - mạnh cá nhân vào thực hiện nhiệm vụ chung Nâng cao năng suất lao động Mang lại lợi ích cho cả hai bên Bình ổn mối quan hệ - tăng cường khả năng canh tranh kinh tế Yêu cầu: Phối hợp hoạt động: chia sẽ thông tin và tham khảo ý kiến;cùng quyết định, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể; phối hợp hoạt động trong tập thể Tạo điều kiện cho nhau làm việc và thực hiện mục tiêu Các bên cùng giải quyết khó khăn Nguyên tắc thương lượng Ý nghĩa: là quá trình cùng nhau bàn bạc để tìm kiếm một thỏa thuận chung Cân đối lợi ích Hạn chế bất hòa Lành mạnh mối quan hệ Yêu cầu: - Vừa đấu tranh, vừa hợp tác - Đề xuất yêu cầu, chứng minh yêu cầu và nhượng bộ Nguyên tắc tự định đoạt Ý nghĩa: Bảo đảm thực hiện quyền tự do, dân chủ trong xác lập QHLĐ Yêu cầu: - Tự quyết định cách thức, phương pháp tiến hành các hoạt động Trao đổi Quan hệ lao động rất phong phú. Vậy có bao nhiêu loại QHLĐ? Tuỳ thuộc vào các căn cứ để phân loại Theo cách thức biểu hiện: * Quan hệ việc làm * Quan hệ học nghề * Quan hệ bảo hiểm XH… Theo cơ cấu chủ thể: Hai bên, ba bên Theo trình tự: QH trước lao động, trong lao động, sau lao động. Theo cấp: Cấp doanh nghiệp, cấp quốc gia, cấp quốc tế… Nội dung của QHLĐ? BAO GỒM Các vấn đề liên quan tới quá trình xúc tiến , xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động. Nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động: * Nội dung về quyền và nghĩa vụ * Nội dung về lợi ích Quan hệ lao động chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? NĂNG LỰC CHỦ THỂ NỘI LỰC DOANH NGHIỆP NĂNG LỰC TỔ CHỨC QuẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG Môi trường Pháp lý NGƯỜI SỬ DỤNG LĐ Môi Trường XH Môi trường Kinh Tế Môi trường kinh tế xã hội và pháp lý - Các giá trị đạo đức, tín ngưỡng -> các chuẩn mực cho hành vi =>phương pháp quản lý và cách hành xử hàng ngày - Tình hình thị trường các sản phẩm dịch vụ, lao động tiền tệ…=> cung cầu lao động trên thị trường. Thị trường tiền tệ tác động tới chính sách thuế khóa và tiền tệ - Pháp luật tác động tác động vào QHLĐ thông qua các chức năng: Điều chỉnh, hổ trợ và hạn chế Năng lực chủ thể Năng lực xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển Năng lực tổ chức các hoạt động và hợp tác giữa các bên Năng lực của đội ngũ ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) ở tất cả các cấp Năng lực của các chủ thể tham gia thường được thể hiện ở thương lượng và thỏa ước lao động tập thể Nội lực của doanh nghiệp Thương hiệu Nguồn tài chính của chủ sở hữu Đội ngũ lao động và quản lý Các chính sách đối với người lao động Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với công tác đào tạo và cơ hội phát triển Hình thức biểu hiện của quan hệ lao động 1. Hợp đồng lao động cá nhân 2. Thỏa ước lao động tập thể HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CÁ NHÂN Là hình thức pháp lý để xác lập quan hệ giữa người có sức lao động và người muốn thuê lao động “Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” ( Điều 15 - Luật Lao động 2012) Câu hỏi trao đổi Tham khảo luật lao động  Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động “2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.  Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động”.  Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động  Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.  Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Thỏa ước lao động tập thể Là kết quả của quá trình thương lượng tập thể Là văn kiện sống chi phối các mối quan hệ lao động hàng ngày Là phương tiện để điều chỉnh và giải quyết các mâu thuẩn phát sinh “Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.” ( Điều 37 - Luật lao động 2012) CÁC MÔ HÌNH THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ LAO ĐỘNG Mô hình quan hệ lao động theo kiểu tinh thần phường hội Mô hình quan hệ lao động mang tính cá nhân Mô hình quan hệ lao động làm chủ tập thể Câu hỏi thảo luận Thực tiễn quan hệ lao động ở Việt nam biểu hiện theo mô hình nào? CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI 1 Câu 1: Thế nào là quan hệ lao động ? Cho ví dụ minh họa ? Phân biệt quan hệ lao động với quan hệ dân sự? Câu 2: Hãy phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quan hệ lao động ở Việt Nam ? Cho ví dụ minh họa? Câu 3:Phân tích các đặc trưng cơ bản của quan hệ lao động Câu 4:Các hình thức biểu hiện của quan hệ lao động? phân tích các đặc điểm về chủ thể, đối tượng và nội dung của các hình thức đó Câu 5: Mô hình thực tiễn quan hệ lao động ở VN, giải thích và phân tích Câu 6: trình bày và giải thích các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của môn Quan hệ lao động
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.