Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản

pdf
Số trang Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản 95 Cỡ tệp Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản 2 MB Lượt tải Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản 35 Lượt đọc Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản 53
Đánh giá Bài giảng Sinh lý động vật thủy sản
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 95 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỦY SẢN BÀI GIẢNG Môn học: Sinh lý động vật thủy sản Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng Năm 2018 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình. Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. …............, ngày…..........tháng…........... năm…… Biên soạn Ngô Thị Mai Hương 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Sinh lý Động vật Thủy sản Mã môn học: MH 11 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ, (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra: 1 giờ) I. Vị trí, tính chất môn học: - Vị trí: Môn học “Sinh lý Động vật Thủy sản” là môn học cơ sở ngành bắt buộc của chương trình đào tạo cao đẳng nghề Nuôi trồng Thủy sản. Môn học được giảng dạy sau khi sinh viên đã học các môn học cơ sở: Ngư loại học, Thủy sinh vật. Sự phát triển của môn sinh lý động vật thủy sản gắn liền với sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản, nó giúp giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng do sản xuất đề ra, để góp phần nâng cao năng suất nghề NTTS. - Tính chất: Nội dung môn học cung cấp cho người học kiến thức về quy luật hoạt động sinh lý của các cơ quan của ĐVTS. Ứng dụng được các quy luật sinh lý của các hệ cơ quan nhằm nâng cao năng suất trong nuôi trồng thủy sản. - Nhiệm vụ của sinh lí học: + Nghiên cứu các quy luật về sự phát sinh, phát triển và biến đổi các cơ quan chức năng của cơ thể động vật trong tác dụng qua lại giữa cơ thể với môi trường, tìm hiểu cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Để nghiên cứu được sinh lí học, cần nghiên cứu 3 mặt sau: + Đặc tính cơ bản và đặc trưng hoạt động của tế bào, tổ chức. + Chức năng đặc thù của các cơ quan, các hệ thống và mối quan hệ giữa chúng với nhau. + Hoạt động sống của cơ thể hoàn chỉnh. - Sinh lí động vật thủy sản là một môn khoa học cơ sở giúp hiểu rõ về những cơ chế hoạt động và thích nghi của động vật thuỷ sản. - Sinh lí học tác động rất lớn tới ngành nuôi trồng thuỷ sản. Thông qua môn khoa học này, người nuôi thuỷ sản tìm được phương pháp nuôi thích hợp để đạt năng suất cao, giúp các nhà nghiên cứu về động vật thuỷ sản có cơ sở khoa học để đưa ngành khoa học phát triển. II. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Cung cấp cho sinh viên kiến thức về chức năng của các cơ quan và các qui luật hoạt động sống của các cơ quan trong sự tương tác giữa cơ thể với môi trường. 4 - Kỹ năng: + Xác định được các chỉ tiêu sinh lý của các cơ quan trong cơ thể động vật thủy sản; + Xác định quy luật hoạt về sự phát sinh, phát triển, biến đổi chức năng và định hướng vận dụng các qui luật này vào sản xuất; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ nghiêm túc, chịu khó trong học tập, liên hệ giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: TT Tên chương, mục Thời gian (giờ) Tổng Lý Thực hành, Kiểm số thuyết thí nghiệm, tra thảo luận, bài tập 1. Chương 2. Sinh lý máu và tuần hoàn 6 2 4 2. Chương 3. Sinh lý hô hấp 8 2 6 3. Chương 4. Sinh lý tiêu hoá 7 2 5 4. Chương 5. Sinh lý trao đổi chất và 10 4 6 năng lượng 5. Chương 6. Sinh lý bài tiết 4 1 3 6. Chương 7. Sinh lý nội tiết và sinh sản 10 4 5 1 Cộng 45 15 29 1 2. Nội dung chi tiết Thời gian: 6 giờ Chương 1. Sinh lý máu và tuần hoàn 1. Mục tiêu: - Hiểu, trình bày hoạt động sinh lý của tim, hệ thống mạch máu. 5 - Phân biệt chức năng sinh lý của các thành phần của máu. Trình bày cơ chế đông máu. - Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu ở cá. - Ứng dụng cơ chế sinh lý máu và tuần hoàn trong sản xuất và đời sống 2. Nội dung chương: 2.1. Sinh lý máu 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Chức năng sinh lý của máu 2.1.3. Lượng máu trong cơ thể 2.1.4. Cấu tạo máu 2.1.5. Đặc tính lý hóa học và thành phần hóa học của máu 2.1.6. Cơ chế đông máu 2.2. Sinh lý tuần hoàn 2.2.1. Cấu tạo và chức năng của tim 2.2.2. Hệ mạch và sự tuần hoàn máu Thực hành: Xác định một số chỉ tiêu máu Thời gian: 8 giờ Chương 2. Sinh lý hô hấp 1. Mục tiêu: - Trình bày cơ chế hoạt động sinh lý của hệ hô hấp. Các chỉ tiêu sinh lý hô hấp của cá...Từ đó có ứng dụng vào thực tế sản xuất. - Các nhân tố môi trường tác động ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cá. 2. Nội dung: 2.1. Môi trường hô hấp 2.2. Cơ chế hô hấp của cá 2.3. Một số chỉ tiêu sinh lý hô hấp 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp của cá 2.5. Các cơ quan hô hấp phụ Thực hành: Xác định các chỉ tiêu trao đổi khí Thời gian: 7 giờ Chương 4. Sinh lý tiêu hoá 1. Mục tiêu: - Xác định vị trí, hình thái, cấu tạo của các bộ phận trong bộ máy tiêu hóa. 6 - Xác định được vị trí, hình thái, chức năng sinh lý của từng bộ phận của bộ máy tiêu hóa. - Áp dụng cách cho ăn uống phù hợp đặc điểm sinh lý tiêu hóa của từng loài và từng loại gia súc, gia cầm. 2. Nội dung: 2.1. Đại cương về tiêu hoá 2.2. Sự tiết dịch trong ống tiêu hóa 2.3. Sự tiêu hóa thức ăn 2.4. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi và tiêu hóa của cá 2.6. Cơ chế kiểm soát lượng ăn và phương pháp tính toán lượng ăn của cá Thực hành: Xác định tập tính dinh dưỡng của cá và tính toán lượng ăn của cá Chương 5. Sinh lý trao đổi chất và năng lượng Thời gian: 10 giờ 1. Mục tiêu: - Hiểu và mô tả được sự chuyển hóa các chất bên trong như protein, gluxit, lipit, nước, chất khoáng và vitamin. - Hiểu được vai trò của các chất protein, gluxit, lipit, nước, khoáng, vitamin đối với cơ thể. - Ứng dụng vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất NTTS. 2. Nội dung của chương 2.1. Đại cương về trao đổi chất và năng lượng 2.2. Vai trò và sự trao đổi các chất trong cơ thể 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ tiêu tốn năng lượng và trao đổi chất 2.4. Cơ sở khoa học của việc xác định nhu cầu dinh dưỡng của ĐVTS Thực hành/ thảo luận: Thời gian:4 giờ Chương 6. Sinh lý bài tiết 1. Mục tiêu: - Hiểu được hoạt động sinh lý của thận trong cơ chế hình thành nước tiểu thực hiện chức năng bài tiết. - Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của cá để thích nghi với môi trường sống có độ mặn khác nhau. 2. Nội dung của chương: 7 2.1. Khái niệm về bài tiết 2.2. Vai trò của thận và quá trình tiết niệu trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu 2.3. Cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu Thực hành: Gây mê cá Thời gian:10 giờ Chương 6. Sinh lý nội tiết và sinh sản 1. Mục tiêu: - Phân biệt vai trò sinh lý của các hoormon của các tuyến nội tiết. - Hiểu được sự liên hệ thống nhất giữa các tuyến nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh. - Vận dụng các kích thích tố trong sinh sản nhân tạo. - Hiểu được cơ chế hoạt động sinh lý của tuyến sinh dục ở cá. - Sự biến đổi về sinh lý, sinh hóa trong thời gian thành thục và thải sản phẩm SD - Cơ chế của quá trình rụng trứng, đẻ trứng, thoái hóa buồng trứng... - Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh sản của cá, từ đó có ứng dụng trong sản xuất giống. 2. Nội dung của chương: 2.1. Sinh lý nội tiết 2.1.1. Đại cương về tuyến nội tiết và hoocmon 2.1.2. Cấu tạo và chức năng sinh lý của các tuyến nội tiết 2.2. Sinh lý sinh sản 2.2.1. Đại cương về sinh sản 2.2.2. Sự biến đổi tế bào sinh dục và cơ thể trong quá trình thành thục sinh dục 2.2.3. Sự biến đổi sinh lý, sinh hóa trong thời gian thành thục và thải sản phẩm sinh dục 2.2. 4. Cơ chế rụng trứng, đẻ trứng và thoái hóa buồng trứng 2.2. 5. Cơ chế thụ tinh và nở 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá Thực hành: Quán sát xác định giai đoạn phát triển tuyến sinh dục và tế bào sinh dục của cá 8 CHƯƠNG 1: SINH LÝ HỆ THẦN KINH I. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh Cùng với hệ thống thể dịch, hệ thần kinh điều hòa mọi hoạt động của cơ thể sống, giúp các cơ quan, hệ cơ quan hoạt động trong sự thống nhất với nhau và thống nhất tương đối với môi trường sống. 1. Tế bào thần kinh (neuron) Đơn vị cấu trúc của hệ thần kinh là tế bào thần kinh hay neuron. Mỗi neuron bao gồm thân tế bào, sợi trục và sợi nhánh (đuôi gai). Tận cùng của sợi trục có xinap, truyền hưng phấn từ thân tế bào ra gọi là sợi vận động. Các sợi nhánh truyền hưng phấn vào thân tế bào gọi là sợi cảm giác. Các sợi trục kết thành bó làm thành dây thần kinh (mỗi sợi thần kinh đường kính bằng sợi chỉ khâu có khoảng 400-500 sợi trục). Sợi thần kinh có hai loại: sợi trần và sợi có vỏ miêlin Sợi nhánh Thân tế bào Vỏ miêlin Eo Ranvie Xinap thần kinh Mô phỏng tế bào thần kinh 2. Đặc điểm sinh lý của sợi thần kinh - Sợi thần kinh có tính hoàn chỉnh và liên tục về sinh lý: nếu ép, buộc hay kẹp, hoặc dùng novocain tác dụng lên một điểm của sợi thần kinh thì khả năng dẫn truyền của toàn sợi không còn nữa. - Dẫn truyền hưng phấn tách biệt: trong một bó sợi thần kinh, mỗi sợi dẫn truyền xung động riêng của nó, không lan ngang sang các sợi bên cạnh (đảm bảo tính chính xác trong dẫn truyền) - Dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh theo hai chiều, nhưng trong cơ thể hưng phấn chỉ dẫn truyền theo một chiều xác định do cấu tạo chức năng của xinap quy định. 9 - Sợi thần kinh có tính hưng phấn cao. Sợi có vỏ mielin tính hưng phấn cao hơn sợi trần. Tính linh hoạt chức năng của sợi có vỏ mielin cao hơn sợi trần. 3. Cơ chế dẫn truyền hưng phấn qua sợi thần kinh a. Dẫn truyền hưng phấn qua sợi trần Trên sợi thần kinh không có vỏ mielin (sợi trần), hưng phấn được truyền đi theo phương thức lan truyền từ đầu sợi đến cuối sợi trên cơ sở phát sinh dòng điện hoạt động do chênh lệch điện thế giữa hai điểm hưng phấn và vùng còn yên tĩnh trên sợi thần kinh. YT +++ Thân noron ------+++ HP --- YT +++ +++ --- Sợi trục +++ ----+++ A B Ở trạng thái nghỉ, ngoài màng của sợi trục tích điện dương, trong màng tích điện âm. Khi điểm A ở đầu sợi trục hưng phấn, tại đó màng sợi trục thay đổi tính thấm, dẫn tới hiện tượng đảo cực: ngoài màng tích điện âm, trong màng tích điện dương tạo nên sự chênh lệch điện thế giữa điểm A hưng phấn và điểm B đang ở trạng thái nghỉ. Sự chênh lệch này làm phát sinh dòng điện hoạt động gọi là dòng điện cục bộ. Dòng điện này trong sợi trục chạy từ A đến B, qua màng ra ngoài vòng về A. Dòng điện này là tác nhân kích thích gây hưng phấn cho điểm B, sau đó điểm C... theo chu kỳ nối tiếp cho đến cuối sợi. Nói cách khác, trạng thái hưng phấn của một điểm trên sợi thần kinh dẫn đến sự hưng phấn của điểm kế tiếp, cứ như thế, hưng phấn được lan truyền dọc theo sợi thần kinh. b. Dẫn truyền hưng phấn trên sợi có vỏ mielin Các sợi có vỏ mielin cách điện nên hưng phấn trên sợi có vỏ mielin phải "nhảy cóc” qua các eo Ranvie để truyền đi. Khi yên tĩnh mặt ngoài màng của tất cả các eo Ranvie tích điện dương, trong màng tích điện âm. Khi eo A hưng phấn, tại đó xảy ra hiện tượng đảo cực: trong màng tích điện dương, ngoài màng tích điện âm, do đó phát sinh dòng điện hoạt động chạy từ eo A hưng phấn sang eo B yên tĩnh ở phía trong sợi trục và qua eo B nó nhảy về eo A. Nhưng ở eo A hưng phấn vẫn còn tiếp tục, tạm thời trở nên trơ, không tiếp nhận kích thích nữa, vì vậy hưng phấn ở eo B truyền ngay sang eo C và sự nhảy bậc tiếp diễn trên sợi trục. YT HP YT + + Thân noron + Sợi trục + + + 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.