Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương

pdf
Số trang Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương 51 Cỡ tệp Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương 1 MB Lượt tải Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương 0 Lượt đọc Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương 7
Đánh giá Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại: Bài 5 - PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Hương
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 51 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÀI 5 TẠO NGUỒN, MUA HÀNG VÀ DỰ TRỮ TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014111218 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty hóa mỹ phẩm Ánh Dương Công ty hóa mỹ phẩm Ánh Dương chuyên kinh doanh các sản phẩm vệ sinh gia dụng như nước rửa bát, nước rửa rau quả, nước tẩy rửa nhà vệ sinh, nước hoa xịt phòng, nến thơm… Sản phẩm của công ty rất đa dạng, khoảng 150 mặt hàng khác nhau. Ngay trong cùng một nhóm hàng thì cũng có rất nhiều loại, ví dụ, có tới hơn 20 loại nến thơm khác nhau do thay đổi khối lượng đóng gói, hình dạng, bao bì, màu và mùi hương… Thị trường tiêu thụ cạnh tranh rất gay gắt, và Ánh Dương có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hơn họ rất nhiều. Ánh Dương muốn thực hiện chiến lược định hướng thị trường. Ánh Dương muốn bán hàng trực tiếp đến các đại lý và nhà bán buôn trên toàn quốc. Những khách hàng này thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao và thường yêu cầu giao hàng rất nhanh. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Ánh Dương mở một số nhà kho ở các địa bàn hoạt động trọng yếu, nhằm dự trữ sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng nhanh của khách hàng. v1.0014111218 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1. Một doanh nghiệp có danh mục mặt hàng kinh doanh đa dạng như Ánh Dương sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì trong công tác tạo nguồn hàng và mua hàng? 2. Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong công tác tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa, tổng hợp và đa dạng hóa? 3. Một doanh nghiệp bán buôn hàng vệ sinh gia dụng như Ánh Dương cần chú ý những điểm gì khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà kho và thiết lập mạng lưới kho? v1.0014111218 3 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các kiến thức: • Nguồn hàng và vai trò của nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại. • Nội dung và các hình thức tạo nguồn, mua hàng. • Quản trị hoạt động tạo nguồn mua hàng. • Dự trữ hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại. • Cơ cấu và các chỉ tiêu dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại. • Các phương pháp định mức dự trữ hàng hóa và điều kiện ứng dụng. • Nội dung quản trị dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại. v1.0014111218 4 NỘI DUNG Nguồn hàng và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh thương mại Nội dung của nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp thương mại Các hình thức tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp thương mại Tổ chức và quản trị nghiệp vụ tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp thương mại Các loại dự trữ hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân, sự hình thành và các nhân tố ảnh hưởng Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại Quản trị hàng tồn kho ở doanh nghiệp thương mại v1.0014111218 5 1. NGUỒN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm 1.2. Phân loại 1.3. Vai trò của nguồn hàng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại v1.0014111218 1.1. KHÁI NIỆM • Nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch (Thường là kế hoạch năm). • Tổ chức công tác tạo nguồn hàng là toàn bộ những nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp thương mại mua trong kỳ kế hoạch để doanh nghiệp thương mại đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, qui cách, cỡ loại, mầu sắc... cho nhu cầu của khách hàng. v1.0014111218 7 1.1. KHÁI NIỆM VAI TRÒ CỦA NGUỒN HÀNG • Vai trò của nguồn hàng:  Quyết định khối lượng hàng bán ra;  Quyết định tốc độ hàng hóa bán ra;  Đảm bảo tính ổn định kịp thời của việc cung cấp hàng hóa. • Yêu cầu:  Phải nhanh, nhạy, chính xác;  Phải có tầm nhìn xa, thấy được xu hướng phát triển;  Phải có biện pháp tổ chức thực hiện tốt công tác đặt hàng, mua hàng, vận chuyển, giao nhận, phân phối khoa học. v1.0014111218 8 1.2. PHÂN LOẠI • Theo khối lượng hàng hóa mua được:  Nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất.  Nguồn hàng phụ, mới.  Nguồn hàng trôi nổi. • Theo nơi sản xuất ra hàng hóa:  Nguồn hàng hóa sản xuất trong nước.  Nguồn hàng nhập khẩu.  Nguồn hàng tồn kho. • Theo điều kiện địa lý: Theo khoảng cách xa gần từ nơi khai thác thu mua về nơi bán hàng:  Nguồn hàng theo miền.  Nguồn hàng theo tỉnh, thành phố.  Nguồn hàng vùng nông thôn. v1.0014111218 9 1.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI • Vị trí của nghiệp vụ tạo nguồn hàng:  Nghiệp vụ tạo nguồn hàng là nghiệp vụ đầu tiên, mở đầu cho lưu thông hàng hóa.  Chất lượng của công tác tạo nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến các nghiệp vụ tiếp theo cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. • Là điều kiện quan trọng của hoạt động kinh doanh; • Giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành được thuận lợi; • Đảm bảo tính ổn định chắc chắn, hạn chế hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển và kém phẩm chất… • Giúp cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp thuận lợi. v1.0014111218 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.