Bài giảng Quản lý và kỹ thuật bảo trì: Phần 1 - GV. Phạm Thị Vân

pdf
Số trang Bài giảng Quản lý và kỹ thuật bảo trì: Phần 1 - GV. Phạm Thị Vân 30 Cỡ tệp Bài giảng Quản lý và kỹ thuật bảo trì: Phần 1 - GV. Phạm Thị Vân 388 KB Lượt tải Bài giảng Quản lý và kỹ thuật bảo trì: Phần 1 - GV. Phạm Thị Vân 31 Lượt đọc Bài giảng Quản lý và kỹ thuật bảo trì: Phần 1 - GV. Phạm Thị Vân 9
Đánh giá Bài giảng Quản lý và kỹ thuật bảo trì: Phần 1 - GV. Phạm Thị Vân
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 30 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Quản lý và kỹ thuật bảo trì Mã môn: CN414 Gv: Phạm Thị Vân Hình thức đánh giá: - Chuyên cần: 10% - Giữa kỳ: Nộp một báo cáo chuyên đề 25% - Cuối kỳ: Thi trắc nghiệm 65% Chương 1 LỊCH SỬ BẢO TRÌ THẾ GIỚI, VAI TRÒ VÀ THÁCH THỨC 1.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TRÌ 1.1.1 Lịch sử bảo trì - Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng máy móc, thiết bị, công cụ. - Mới được coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng khổng lồ về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp (vài thập niên qua). - Theo tạp chí Control Megazine (October, 1996) các nhà sản xuất trên toàn thế giới chi 69 tỉ USD cho bảo trì mỗi năm và con số này sẽ không ngừng gia tăng. 2 Bảo trì đã trải qua ba thế hệ: Thế hệ thứ nhất: đầu chiến tranh thế giới lần thứ 2 trở về trước - Công nghiệp chưa được phát triển. - Máy móc đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất, - Công việc bảo trì cũng rất đơn giản. - Bảo trì không ảnh hưởng lớn về chất lượng và năng suất. - Ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến - Không cần thiết phải có các phương pháp bảo trì hợp lý - Bảo trì mang tính sửa chữa khi có hư hỏng xảy ra. 3 Thế hệ thứ hai:thay đổi trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II. - Nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng, trong khi nguồn nhân lục giảm - Vào những năm 1950, máy móc các loại đã được đưa vào sản xuất nhiều hơn và phức tạp hơn - Quan tâm nhiều hơn đến thời gian ngừng máy - Bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mà mục tiêu chủ yếu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa khi có hư hỏng - Những năm 1960 giải pháp này chủ yếu là đại tu lại thiết bị vào những khoảng thời gian nhất định. 4 Thế hệ thứ ba:Từ giữa những năm 1970, công nghiệp thế giới đã có những thay đổi lớn lao - Đòi hỏi và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn Thế hệ thứ III -KNSS cao hơn -An toàn hơn -Chất lượng sản phẩm tốt hơn Thế hệ thứ I Sửa chữa khi máy bị hư hỏng 1940 1950 Thế hệ thứ II -Không thiệt hại về môi trường -Khả năng sẵn sàng cao hơn Tuổi tho dài hơn -Tuổi thọ dài hơn Sử dụng chi phí bảo trì hiệu quả hơn -Chi phí thấp hơn 1960 1970 1980 1990 2000 5 • Chi phí gián tiếp: • Chi phí trực tiếp: Phòng ngừa bảo trì định kỳ: Giảm hư hỏng đột xuất, tang chi phí phụ tùng, vật tư 6 1.1.2 Những mong đợi mới 1. Thời gian ngừng máy luôn luôn ảnh hưởng đến năng lưc sản xuất (giảm sản lượng, tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho dịch vụ khách hàng). Vào những năm 1960 và 1970 điều này đã̃ là một mối quan tâm lớn trong một số ngành công nghiệp lớn như chế tạo máy, khai thác mỏ và giao thông vận tải. Những hậu quả của thời gian ngừng máy lại trầm trọng thêm do công nghiệp chế tạo thế giới có xu hướng thực hiện các hệ thống sản xuất đúng lúc (Just -In -Time), 7 - Trong những năm gần đây sự phát triển của cơ khí hóa và tự động hóa đã làm cho độ tin cậy và khả năng sẵn sàng trở thành những yếu tố quan trọng hàng đầu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ như y tế, xử lý dữ liệu, viễn thông, tin học và xây dựng. - Vào tháng 6/2000 chỉ một giờ mất điện đã làm cho các công ty tin học ở Silicon Valley (Mỹ) thiệt hại hơn 100 triệu đô la. 8 TPM=total productive maintenance - Thay đổi kỹ thuật bảo trì Thế hệ thứ III -Giám sát tình trạng Thiết kế đảm bảo tin cậy và khả năng bảo trì Nghiên cứu nguy hiểm/rủi ro Thế hệ thứ II -Các hệ thống lập kế hoạch và điều hành công việc Thế hệ thứ I Sửa chữa khi máy bị hư hỏng 1940 1950 Sửa chữa đại tu theo kế hoạch Máy tính nhỏ nhanh Phân tích các dạng và tác động của hư hổng FMEA,cây sự kiện ETA, cây hư hỏng FTS Sử dụng hệ thống chuyên gia Đào tạo đa kỹ năng và làm nhóm Máy tính lớn chậm 1960 1970 1980 1990 2000 9 2. Tự động hóa nhiều hơn cũng có nghĩa rằng những hư hỏng ngày càng ảnh hưởng lớn hơn đến các tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ. 3. Những hư hỏng ngày càng gây các hậu quả về an toàn và môi trường nghiêm trọng trong khi những tiêu chuẩn ở các lĩnh vực này đang ngày càng tăng nhanh chóng. +Tại nhiều nước trên thế giới, đã có những công ty, nhà máy đóng cửa vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường. + Điển hình là những tai nạn và rò rỉ ở một số nhà máy điện nguyên tử đã làm nhiều người lo ngại. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.