Bài giảng Quản lý tài chính công - ĐH Thủy lợi

pdf
Số trang Bài giảng Quản lý tài chính công - ĐH Thủy lợi 196 Cỡ tệp Bài giảng Quản lý tài chính công - ĐH Thủy lợi 2 MB Lượt tải Bài giảng Quản lý tài chính công - ĐH Thủy lợi 7 Lượt đọc Bài giảng Quản lý tài chính công - ĐH Thủy lợi 24
Đánh giá Bài giảng Quản lý tài chính công - ĐH Thủy lợi
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 196 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BỘ MÔN KẾ TOÁN BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG (Dành cho Sau đại học) Hà Nội, 2012 0 MỤC LỤC Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công ...................................................... 5 I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công ................................................................. 5 1. Khái niệm Tài chính công ....................................................................................... 5 2. Đặc điểm của Tài chính công.................................................................................. 7 2.1. Đặc điểm về tính chủ thể của Tài chính công .................................................. 8 2.2. Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của Tài chính công………………...8 2.3. Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu Tài chính công ................................... 9 2.4. Đặc điểm về phạm vi hoạt động của Tài chính công ..................................... 10 II. Chức năng của tài chính công .................................................................................. 11 1. Chức năng phân bổ nguồn lực .............................................................................. 11 2. Chức năng tái phân phối thu nhập ........................................................................ 12 3. Chức năng điều chỉnh và kiểm soát ...................................................................... 14 III. Hệ thống tài chính công (TCC)............................................................................... 16 1. Theo chủ thể quản lý trực tiếp có thể chia tài chính công thành các bộ phận: ..... 16 1.1. Tài chính công tổng hợp ................................................................................ 17 1.2. Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước .......................................... 17 1.3. Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước ............................................... 17 2. Theo nội dung quản lý có thể chia tài chính công thành các bộ phận .................. 18 2.1. Ngân sách Nhà nước ...................................................................................... 18 2.2. Tín dụng Nhà nước ........................................................................................ 19 2.3. Các quỹ tài chính Nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước (gọi tắt là các quỹ ngoài Ngân sách)................................................................................................... 19 IV. Vai trò của tài chính công ....................................................................................... 22 1. Vai trò của TCC trong việc đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước ....................................................................................................................... 22 2. Vai trò của TCC trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân. ................... 23 3. Vai trò của TCC trong việc thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô ................. 24 Chương 2: Những vấn đề chung về quản lý TCC ........................................................ 27 I. Khái niệm và đặc điểm của quản lý TCC .................................................................. 27 1. Khái niệm quản lý TCC ........................................................................................ 27 2. Đặc điểm của quản lý TCC ................................................................................... 28 2.1. Đặc điểm về đối tượng quản lý TCC ............................................................. 28 2.2. Đặc điểm về việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý TCC.......... 29 2.3. Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của TCC .......................................... 29 II. Những nội dung cơ bản của quản lý TCC ................................................................ 30 1. Quản lý Ngân sách Nhà nước ............................................................................... 30 1.1. Quản lý quá trình thu của NSNN ................................................................... 30 1.2. Quản lý quá trình chi của NSNN ................................................................... 32 1.3. Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước ... 34 1.4. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước ......................................................... 35 2. Quản lý các quỹ tài chính công ngoài Ngân sách Nhà nước ................................ 36 III. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính công .................................................................. 36 1. Những căn cứ và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC ................................. 36 1.1. Những căn cứ xác lập tổ chức bộ máy quản lý TCC ..................................... 36 1.2. Những nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý TCC ........................................... 38 1 2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công hiện nay ở Việt Nam .. 40 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính (Tham khảo Nghị định của Chính phủ số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính) .................................................................... 41 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành ........ 42 Chương 3: Ngân sách Nhà nước và quản lý chu trình ngân sách Nhà nước ............ 52 I. Ngân sách Nhà nước.................................................................................................. 52 1. Khái niệm ngân sách Nhà nước ............................................................................ 52 2. Phân loại thu, chi ngân sách Nhà nước. ................................................................ 52 2.1. Phân loại thu ngân sách Nhà nước. ............................................................... 52 2.2. Phân loại chi ngân sách Nhà nước ................................................................ 55 3. Mục lục ngân sách Nhà nước ................................................................................ 57 3.1. Chương........................................................................................................... 58 3.2. Loại- khoản: ................................................................................................... 58 3.3. Nhóm, Tiểu nhóm, Mục và Tiểu mục: ............................................................ 59 II. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước .................................................................... 59 1. Nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước .............................................................. 59 1.1. Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ..................................................... 59 1.2. Nguyên tắc công khai, minh bạch. ................................................................. 59 1.3. Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm .................................................................. 61 1.4. Nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước........................................ 62 2. Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. ................................................................ 62 2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ........................................ 62 2.2. Sự cần thiết phải phân cấp quản lý ngân sách .............................................. 63 2.3. Các nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ................................ 64 2.4. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước .......................................... 65 3. Quản lý chu trình ngân sách Nhà nước ................................................................ 67 3.1. Lập dự toán ngân sách Nhà nước .................................................................. 68 3.2. Chấp hành ngân sách Nhà nước .................................................................... 72 3.3. Quyết toán ngân sách Nhà nước .................................................................... 74 3.4. Kiểm tra, thanh tra, kế toán, kiểm toán ngân sách Nhà nước ....................... 76 Chương 4: Quản lý thu Ngân sách Nhà nươc (NSNN) ................................................ 81 I. Quản lý thu Thuế ....................................................................................................... 81 1. Những vấn đề cơ bản về thuế................................................................................ 81 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế .................................................................... 81 1.2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường ................................................ 83 1.3. Hệ thống thuế và các tiêu thức thiết lập một hệ thống thuế .......................... 84 2. Quản lý thu thuế .................................................................................................... 86 2.1. Mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc quản lý thu thuế .................................. 86 2.2. Nội dung của công tác quản lý thu thuế ....................................................... 88 2.3. Thanh tra thuế ................................................................................................ 91 3. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam .................................................................... 91 II. Quản lý phí, lệ phí .................................................................................................... 92 1. Một số vấn đề cơ bản về phí và lệ phí .................................................................. 92 1.1. Bản chất và đặc điểm của phí và lệ phí ......................................................... 93 1.2.Phân loại phí và lệ phí .................................................................................... 93 2 2. Quản lý thu phí và lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước ........................................... 94 2.1. Phân cấp thẩm quyền quy định về phí và lệ phí ............................................ 94 2.2. Xác định mức thu phí và lệ phí ...................................................................... 94 2.3. Đối tượng nộp phí, lệ phí và các tổ chức, cá nhân được thu phí, lệ phí ........ 95 2.4. Quản lý thu phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước ........................................ 96 3. Hệ thống phí và lệ phí hiện hành ở Việt Nam (xem phụ lục 4.1- Mục 2100-3050 tiểu mục 3061) .......................................................................................................... 97 Chương 5: Quản lý chi đầu tư phát Triển của Ngân sách Nhà nước......................... 99 I. khái niệm, nội dung và đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN ........................... 99 1. Khái niệm .............................................................................................................. 99 2. Nội dung chi đầu tư phát triển của NSNN ............................................................ 99 3. Đặc điểm chi đầu tư phát triển của NSNN ......................................................... 100 II. Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN .................................................... 101 1. Những vấn đề chung về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN ........... 101 1.1. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN ... 101 1.2. Các dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN................................................................................................................... 106 1.3. Lập và thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN................................................................................................................... 108 1.4. Điều kiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN ..... 112 2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN ............................................................................................ 116 2.1. Cấp phát thanh toán vốn xây lắp .................................................................. 116 2.2. Cấp phát thanh toán vốn thiết bị.................................................................. 120 2.2.1. Xác định giá trị dự toán chi phí mua sắm thiết bị công trình xây dựng.... 120 2.2.2. Cấp phát tạm ứng và thu hồi tạm ứng ....................................................... 120 2.3. Cấp phát thanh toán vốn chi phí khác ......................................................... 122 2.4. Những điểm chú ý khi cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ...................... 124 3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............................................................. 128 3.1. Quyết toán thực hiện vốn đầu tư năm .......................................................... 128 3.2. Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành............................................................... 129 III. Quản lý các khoản chi đầu tư phát triển khác của NSNN .................................... 132 1. Quản lý chi đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước ................................... 132 2. Quản lý chi trợ cấp tài chính và trợ giá đối với doanh nghiệp ............................ 133 Chương 6: Quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước .............................. 136 I. Nội dung, đặc điểm chi thường xuyên của NSNN .................................................. 136 1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước ........................................ 136 1.1. Nếu xét theo từng lĩnh vực chi ..................................................................... 136 1.2. Theo nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên ............................. 138 2. Đặc điểm chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước ........................................ 140 II. Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước ..................... 141 l. Nguyên tắc quản lý theo dự toán ......................................................................... 141 2. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả ........................................................................... 142 3. Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước ................................................ 143 III. Tổ chức quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước ............................... 144 l. Xây dựng định mức chi........................................................................................ 144 3 1.1. Các loại định mức và yêu cầu đối với định mức chi thường xuyên của NSNN ............................................................................................................................. 144 2.2. Phương pháp lập dự toán chi thường xuyên ................................................ 149 3. Chấp hành dự toán chi thường xuyên ................................................................. 152 3.1. Căn cứ tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên .................................. 152 3.2. Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên. .... 153 3.3. Các biện pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên của NSNN trong quá trình chấp hành. ............................................................................................ 154 4. Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thuờng xuyên của NSNN ..................... 155 4.1. Yêu cầu đối với công tác quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên ......... 155 4.2. Các loại báo cáo quyết toán chi thường xuyên của NSNN .......................... 156 4.3. Lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán ........................................................ 157 Chương 7: Tổ chức cân đối ngân sách Nhà nước ...................................................... 160 I. Lý luận cơ bản về cân đối ngân sách Nhà nước. ..................................................... 160 1. Khái niệm cân đối ngân sách Nhà nước. ............................................................ 160 2. Một số học thuyết về cân đối ngân sách Nhà nước. ........................................... 160 2.1. Lý thuyết cổ điển về sự thăng bằng ngân sách. ........................................... 160 2.2. Lý thuyết về ngân sách chu kỳ...................................................................... 161 2.3. Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt. ......................................................... 162 II. bội chi ngân sách Nhà nước. .................................................................................. 163 1.Khái niệm và cách tính bội chi ngân sách Nhà nước. ......................................... 163 2. Nguyên nhân bội chi ngân sách Nhà nước và nguồn bù đắp. ............................ 164 III. Tổ chức cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. .................................................. 165 1. Cách tính bội chi ngân sách Nhà nước và nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. ............................................................................................... 166 1.1. Cách tính bội chi ngân sách Nhà nước ở nước ta. ...................................... 166 1.2. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nhà nước ở nước ta. ................... 166 2. Biện pháp quản lý tài chính để cân đối ngân sách Nhà nước. ........................... 167 2.1. Trong khâu lập dự toán ngân sách Nhà nước. ............................................ 167 2.2. Trong khâu chấp hành ngân sách Nhà nước. .............................................. 168 2.3. Trong khâu quyết toán ngân sách Nhà nước. .............................................. 169 3. Tác động của cân đối thu-chi TCC tới sự phát triển kinh tế-xã hội .................... 170 3.1. Tác động của cân đối thu – chi NSNN tới sự phát triển kinh tế - xã hội ..... 170 3.2. Tác động của cân đối thu – chi các quỹ ngoài NSNN tới sự phát triển kinh tế xã hội................................................................................................................... 170 Phụ lục 4.1. MỤC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ………………………………172 4 Chương I: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công I. Khái niệm và đặc điểm của tài chính công 1. Khái niệm Tài chính công Tài chính công (TCC) một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia. Nó ra đời, tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng đồng giao phó. Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những đã được tiền tệ hoá mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Chính trong những điều kiện nh vậy, tài chính Nhà nước mới ra đời, tồn tại và phát triển. Ngày nay, tài chính công không chỉ là công cụ động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính của xã hội tạo nên sức mạnh tài chính của Nhà nước mà còn là công cụ quản lý, điều chỉnh mọi hoạt động kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, sự tồn tại, phát triển tài chính công là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả phạm trù tài chính công trong thực tiễn, đòi hỏi trước hết phải nhận thức một cách đầy đủ, chính xác phạm trù đó. Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh các hiện tượng thu, chi bằng tiền - sự vận động của các nguồn tài chính - gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và được sử dụng. Có thể kể như: Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình; quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp; quỹ tiền tệ của các tổ chức bảo hiểm , tín dụng; quỹ tiền tệ của Nhà nước … Quỹ tiền tệ của Nhà nước là một bộ phận của hệ thống của các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế và có mối quan hệ hữu cơ với quỹ tiền tệ khác đi liền với mối quan hệ ràng buộc phụ thuộc giữa các chủ thể kinh tế - xã hội trong khi tham gia phân phối các nguồn tài chính. Gắn với chủ thể là Nhà nước, các quỹ tiền tệ của Nhà nước được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nói một cách khác, các quỹ tiền tệ của Nhà nước là tổng số các nguồn lực tài chính đã được tập trung vào trong tay Nhà nước, thuộc quyền nắm giữ của Nhà nước và được Nhà nước sử dụng cho việc thực hiện các sứ mệnh xã hội của mình. Trên quan niệm đó, quỹ tiền tệ của Nhà nước, có thể được xem như sự tổng hợp của các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước và quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. 5 Các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước lại bao gồm: Quỹ Ngân sách Nhà nước và các quỹ ngoài NSNN. Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước kể trên chính là quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính Nhà nước. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính công, còn các quỹ tiền tệ Nhà nước nắm giữ là biểu hiện nội dung vật chất của tài chính công.Tuy vậy, cần nhận rõ rằng, quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài chính công, biểu hiện nội dung kinh tế - xã hội của tài chính công. Để có được khái niệm về TCC, người ta có thể vận dụng cách tiếp cận nó trên một số giác độ sau: - Về mặt sở hữu: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong TCC thuộc sở hữu công cộng, sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, thường gọi là sở hữu nhà nước. - Về mục đích sử dụng: Các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ trong TCC được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội, của toàn quốc, của cả cộng đồng, vì các mục tiêu kinh tế vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận. - Về mặt chủ thể: Các hoạt động thu, chi bằng tiền trong TCC do các chủ thể công tiến hành. Các chủ thể công ở đây là Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức của Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thu, chi đó (gọi chung là Nhà nước). - Về mặt pháp luật: Các quan hệ TCC chịu sự điều chỉnh bởi các “luật công”, dựa trên các quy phạm pháp luật mệnh lệnh - quyền uy. Các quan hệ TCC là các quan hệ kinh tế nảy sinh gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ công mà một bên của quan hệ là các chủ thể công. Trong thực tiễn đời sống xã hội, hoạt động tài chính thể hiện ra nh là các hiện tượng thu, chi bằng tiền - sự vận động của các nguồn tài chính - gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, gắn liền với sự hoạt động của các chủ thể trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau có các quỹ tiền tệ khác nhau được hình thành và được sử dụng. Với chủ thể là Nhà nước, các quỹ công được tạo lập và sử dụng gắn liền với quyền lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh của Nhà nước trong từng thời gian cụ thể. Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ công chính là quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu, chi bằng tiền của TCC. Các hoạt động thu, chi bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của TCC, còn các quỹ công là 6 biểu hiện nội dung vật chất của TCC. Quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định đã làm nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ công. Các quan hệ kinh tế đó chính là bản chất của TCC, biểu hiện nội dung kinh tế - xã hội của TCC. Từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về TCC như sau: TCC là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành. Nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng- an ninh trong từng giai đoạn cụ thể. Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính. Quan niệm tài chính công nh trên cho phép nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện về tài chính công, quan niệm đó vừa chỉ ra mặt cụ thể, hình thức bên ngoài - nội dung vật chất của tài chính công là các quỹ tiền tệ của Nhà nước; vừa vạch rõ mặt trừu tượng, mặt bản chất bên trong - nội dung kinh tế - xã hội của tài chính công là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình nhà nước phân phối nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Như đã phân tích ở trên, các quan hệ kinh tế cấu thành bản chất tài chính công nảy sinh do Nhà nước tiến hành các khoản thu, chi trên cơ sở các luật lệ do Nhà nước quy định. Điều đó có nghĩa là, các quan hệ kinh tế đó do Nhà nước định hướng điều chỉnh thông qua các hoạt động thu, chi của tài chính công.. Từ đó cho thấy, bản chất của tài chính công cũng chịu sự quy định bởi bản chất và phạm vi chức năng của Nhà nước thích ứng với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tài chính công thực sự trở thành công cụ của Nhà nước để phục vụ và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Nhà nước sử dụng tài chính công thông qua các chính sách thu, chi của tài chính công để tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội nhằm giữ vững các quan hệ tỷ lệ hợp lý và thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô do Nhà nước định hướng. 2. Đặc điểm của Tài chính công Luôn luôn gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiều mặt của Nhà nước, hoạt động của tài chính công cũng rất đa dạng, liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và tác động đến mọi chủ thể trong xã hội. Chính nét đặc thù đó là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới các đặc điểm của tài chính công. Có thể khái quát đặc điểm của tài chính công trên các khía cạnh sau đây: 7 2.1. Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công Tài chính công thuộc sở hữu Nhà nước, do đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách Nhà nước, luôn luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ máy nhà nước, cũng như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà nhà nước đảm nhận. Các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ phát triển được quyết định bởi Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, do đó, Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các thu, chi Ngân sách Nhà nước - quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước - tương ứng với các nhiệm vụ đã được hoạch định nhằm đảm bảo thực hiện có kết quả nhất các nhiệm vụ đó. Nhận thức đầy đủ đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhà nước, loại trừ sự chia xẻ, phân tán quyền lực trong việc điều hành Ngân sách Nhà nước. Nhận thức kể trên cũng cho phép xác định quan điểm định hướng trong việc sử dụng tài chính làm công cụ điều chỉnh và xử lý các quan hệ kinh tế - xã hội, rằng, trong hệ thống các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nảy sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính thì lợi ích quốc gia, lợi ích toàn thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác. 2.2. Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của tài chính công Xét về nội dung vật chất, tài chính công bao gồm các quỹ tiền tệ thuộc quyền nắm giữ và sử dụng của Nhà nước. Các quỹ tiền tệ đó là một lượng nhất định các nguồn tài chính của toàn xã hội đã được tập trung vào tay Nhà nước, hình thành thu nhập của tài chính công, trong đó NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Việc hình thành thu nhập của tài chính công mà đại diện tiêu biểu là NSNN có các đặc điểm chủ yếu là: Thứ nhất, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lu thông và phân phối, những nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác nh: giá cả, thu nhập, lãi suất… Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nước được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu nh: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế... Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của tài chính công. Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của tài chính công, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu tài chíh công để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội cho phù hợp với sự biến động của các phạm trù giá trị. 8 Nhận thức đầy đủ đặc điểm trên có ý nghĩa quan trọng, rằng trong tổng thu nhập của tài chính công phải coi nguồn thu trong nước là chủ yếu, trong đó, chủ yếu là nguồn của cải mới được sáng tạo ra trong các ngành sản xuất. Khái niệm sản xuất ngày nay được hiểu bao gồm không chỉ các hoạt động sản xuất, mà cả các hoạt động dịch vụ. Từ đó, của cải mới được sáng tạo trong các ngành sản xuất không chỉ do các hoạt động sản xuất vật chất, mà còn do các hoạt động dịch vụ tạo ra. ở các quốc gia phát triển và các xã hội văn minh, các hoạt động dịch vụ phát triển rất mạnh và nguồn của cải xã hội được tạo ra ở đây cũng có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn. Đối với Việt Nam, xu hướng đó cũng là tất yếu. Như vậy, cùng với các hoạt động sản xuất vật chất, các hoạt động dịch vụ là nơi tạo ra nguồn tài chính chủ yếu của quốc gia, nguồn thu chủ yếu của tài chính công. Do đó, để tăng thu tài chính công, con đường chủ yếu phải là tìm cách mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Thứ hai, Thu nhập của tài chính công có thể được lấy về bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, ngang giá và không ngang giá… nhng, nét đặc trưng là luôn gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nước thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả là chủ yếu. Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức đầy đủ đặc điểm này là ở chỗ, để việc sử dụng các hình thức và phương pháp động viên của tài chính công hợp lý đòi hỏi phải xem xét đến tính chất, đặc điểm của các hoạt động kinh tế - xã hội và yêu cầu phát huy vai trò đòn bẩy của các công cụ tài chính trong phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ phát triển xã hội. 2.3. Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu tài chính công Chi tiêu tài chính công là việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ (vốn) của Nhà nước. Các quỹ tiền tệ của Nhà nước được đề cập ở đây bao gồm quỹ NSNN và các quỹ tài chính công ngoài NSNN, không bao gồm vốn và các quỹ của DNNN. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị kinh tế cơ sở, hiệu quả của việc sử dụng vốn thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng nh: Tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ, số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ, hệ số doanh lợi (lợi nhuận/vốn, lợi nhuận/giá thành, lợi nhuận/chi phí). Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tầm vi mô, việc dựa vào các chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả các khoản chi của tài chính công sẽ gặp phải khó khăn và sẽ không cho phép có cái nhìn toàn diện. Bởi vì, chi tiêu của tài chính công không phải là những chi tiêu gắn liền trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, mà là những chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội - tầm vĩ mô. Mặc dù hiệu quả của các khoản chi tiêu của tài chính công trên những 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.