Bài giảng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện - ĐH Phạm Văn Đồng

pdf
Số trang Bài giảng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện - ĐH Phạm Văn Đồng 42 Cỡ tệp Bài giảng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện - ĐH Phạm Văn Đồng 289 KB Lượt tải Bài giảng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện - ĐH Phạm Văn Đồng 1 Lượt đọc Bài giảng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện - ĐH Phạm Văn Đồng 54
Đánh giá Bài giảng Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ truyện - ĐH Phạm Văn Đồng
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 42 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN TỔ SƯ PHẠM MẦM NON Bài giảng PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA THƠ TRUYỆN DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Ths. Cao Thị Lệ Huyền Tháng 12 năm 2015 0 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................3 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ EM TUỔI MẦM NON........................................................... 5 A. Mục tiêu.................................................................................................................5 B. Nội dung.................................................................................................................5 1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ..............................................................................5 1.1.1. Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ là gì?...........................................................5 1.1.2. Bản chất của ngôn ngữ......................................................................................5 1.1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ.......................................................................6 1.1.4. Các dạng hoạt động ngôn ngữ...........................................................................6 1.2. Khái quát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non..........................7 1.2.1. Sự phát triển về ngữ âm ...................................................................................7 1.2.2. Những bước phát triển từ vựng.........................................................................9 1.2.3. Những bước phát triển về ngữ pháp câu........................................................12 1.3. Thơ - truyện là phương tiên quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ............16 Chương 2: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO QUA THƠ TRUYỆN........................................................................................................19 A.Mục tiêu:...............................................................................................................19 B.Nội dung:...............................................................................................................19 2.1. Dạy trẻ kể chuyện, dạy trẻ kể lại tác phẩm văn học và đọc thơ.........................19 2.1.1. Dạy trẻ kể chuyện...........................................................................................19 2.1.1.1. Dạy trẻ kể chuyện theo đồ chơi...................................................................19 2.1.1.2. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh vẽ..................................................................21 2.1.1.3. Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm...........................................................22 2.1.1.4. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo..........................................................................23 1 2.1.2. Dạy trẻ kể lại chuyện và dạy trẻ đọc thơ để phát triển ngôn ngữ nghệ thuật.........................................................................................................................24 2.2. Thực hành dạy trẻ kể chuyện.............................................................................29 2.3. Dạy trẻ đóng kịch theo tác phẩm văn học (TPVH)...........................................29 2.3.1. Chuẩn bị..........................................................................................................29 2.3.2. Tổ chức cho trẻ đóng kịch..............................................................................30 2.4. Dạy trẻ thay đổi cấu trúc của câu bằng cấu trúc đồng nghĩa.............................30 Phụ lục......................................................................................................................33 Tài liệu tham khảo....................................................................................................41 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ em. Ngôn ngữ của trẻ em chỉ phát triển khi được người lớn - những nhà giáo dục hướng dẫn, tập luyện một cách tích cực. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo được thực hiện bằng nhiều con đường với các phương tiện đa dạng, trong đó, thơ - truyện là một phương tiện quan trọng đối với việc phát triển nhân cách nói chung và sự phát triển ngôn ngữ nói riêng cho trẻ mẫu giáo. Thơ truyện là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ thơ. Nó thổi vào đời sống tâm hồn các em những cảm xúc - tình cảm trong sáng, đẹp đẽ về thiên nhiên, xã hội và tình người, nó mở mang trí tuệ, làm giàu vốn từ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Bài giảng “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ - truyện” gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non. Chương 2: Phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo qua thơ - truyện. Tài liệu này được sử dụng cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non, hệ cao đẳng. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hệ đào tạo giáo viên mầm non khác và cho những ai quan tâm đến công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. 3 Mục tiêu của học phần Sau khi học học phần này, sinh viên có những phẩm chất và năng lực sau: * Phẩm chất - Ý thức được tầm quan trọng của thơ, truyện đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, từ đó tích cực, sáng tạo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Yêu thích thơ, truyện dành cho trẻ em. - Yêu trẻ và mong muốn được giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng. * Năng lực - Có khả năng hiểu được những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. - Hiểu được các bước phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Hiểu và vận dụng được các phương pháp dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Có khả năng lập được kế hoạch, tổ chức dạy trẻ kể chuyện theo các thể loại nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Có năng lực chuyên biệt: kể chuyện, đóng kịch, chuyển thể tác phẩm sang kịch bản. - Có khả năng xử lí linh hoạt các tình huống trong quá trình dạy trẻ kể chuyện. - Có khả năng làm việc theo nhóm. - Có khả năng đánh giá được giờ dạy của bản thân và của bạn. 4 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ EM TUỔI MẦM NON A. Mục tiêu - Có khả năng hiểu khái niệm ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. - Có khả năng hiểu được một số nội dung cơ bản của lí thuyết hoạt động ngôn ngữ, chức năng cơ bản của ngôn ngữ, các dạng hoạt động ngôn ngữ. - Khái quát được một số đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ và những bước phát triển ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của trẻ. B. Nội dung 1.1. Khái quát chung về ngôn ngữ 1.1.1. Ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ là gì? - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người. Ngôn ngữ được dùng để chỉ một hệ thống kí hiệu ngữ âm có ý nghĩa chung đối với cả một tập hợp người và có những quy tắc (phát âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp) thống nhất với nhau trong toàn bộ tập hợp người ấy. - Hoạt động ngôn ngữ là quá trình trong đó con người sử dụng một thứ tiếng nói để truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội, hoặc để thiết lập nên mối quan hệ giao lưu hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình. 1.1.2. Bản chất của ngôn ngữ  Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội - Ngôn ngữ là một thứ sản phẩm độc quyền của con người. Nó chỉ được hình thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người. - Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.  Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. 5 - Ngôn ngữ là một hiện tượng không thuộc về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. - Ngôn ngữ không có tính giai cấp. 1.1.3. Chức năng cơ bản của ngôn ngữ - Ngôn ngữ được dùng làm phương tiện chính cho sự tồn tại, truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của toàn nhân loại, cũng như của toàn cộng người. - Ngôn ngữ được dùng làm phương tiện chính để giao lưu và điều chỉnh hành vi của con người. - Ngôn ngữ được dùng làm công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động trí tuệ của con người. Nó bao gồm cả việc kế hoạch hóa hoạt động với mục đích đặt ra. 1.1.4. Các dạng hoạt động ngôn ngữ 1.1.4.1. Ngôn ngữ nói a. Ngôn ngữ đối thoại Nhằm trao đổi thông tin trực tiếp với người có mặt, nó bị hạn chế về tốc độ và nhịp độ hoạt động. Do đó ngôn ngữ đối thoại có những tính chất sau: - Tính tình huống. - Có thể dựa vào phương tiện phụ như: giọng nói, cử chỉ, điệu bộ... - Ít có điều kiện, sắp xếp, gọt dũa từng câu, chữ. b. Ngôn ngữ độc thoại - Ngôn ngữ độc thoại chỉ diễn ra trong mỗi chủ thể, nó là một dạng hoạt động ngôn ngữ tích cực có tính chủ định cao. - Thông tin trong lời nói độc thoại chỉ bao gồm những nội dung cơ bản của vấn đề cần trình bày. - Ngôn ngữ độc thoại thường mang tính tổ chức cao. * Ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, lời nói độc thoại khá phát triển và chiếm một phần đáng kể trong hoạt động lời nói của chúng. Trẻ thường sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong các vai chơi, các tình huống giả định. 1.1.4.2. Ngôn ngữ viết 6 Là một biến thể của ngôn ngữ độc thoại, nhằm truyền đạt những ý nghĩ, tình cảm... cho những người vắng mặt. Lời nói viết có các tính chất sau: - Tính tổ chức, tính chủ định cao hơn so với các dạng hoạt động ngôn ngữ nói trên. - Tính mạch lạc, các câu, các ý, các phần liên hệ với nhau một cách chặt chẽ, nối tiếp nhau một cách hợp lý, tránh đứt đoạn, tản mạn. - Tính đầy đủ về ngữ pháp cao. 1.1.4.3. Ngôn ngữ thầm Đây là một dạng ngôn ngữ đặc biệt của hoạt động ngôn ngữ nhằm truyền đạt cho bản thân. Nó không được bộc lộ ra bằng lời mà chỉ bằng những ý nghĩ, dự định cho nên cũng có tính chất tình huống, càng rút gọn càng có nhiều điều hiểu ngầm. Ngôn ngữ thông thường chỉ có tính phát họa ra một chương trình đại thể cho một hành động chân tay hoặc trí óc và nó là khâu chuẩn bị cho hoạt động lời nói hay hoạt động viết. 1.2. Khái quát sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non 1.2.1. Sự phát triển về ngữ âm 1.2.1.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ Giai đoạn tiền ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn nhỏ: + Giai đoạn 1: Âm bập bẹ không có nghĩa + Giai đoạn 2: Âm bập bẹ có nghĩa. Có thể tóm lại 3 bước của giai đoạn tiền ngôn ngữ: + Bước 1: Trẻ tiếp nhận lời nói như một kích thích bất kì. + Bước 2: Trẻ nhận biết được ngữ điệu của giọng nói và có phản ứng lại (vui hay buồn). + Bước 3: Dần dần trẻ hiểu được một số từ tên gọi của một số đồ vật, hành động quen thuộc mà người lớn hay nói, hỏi trẻ như: áo đâu?, búp bê đâu?, ăn nào, uống nữa đi... 1.2.1.2. Giai đoạn ngôn ngữ - Trẻ từ 1 - 2 tuổi: Nhu cầu giao tiếp phát triển. Trẻ không chỉ hiểu những câu nói ngắn: “Áo của bé đâu? “Bé chào bác nào”... mà còn muốn biểu hiện những 7 nhu cầu, mong muốn của mình đối với mọi người bằng lời nói. Chủ yếu trẻ sử dụng các câu bập bẹ để biểu hiện tình cảm và kèm theo đó là cử chỉ, nét mặt, điệu bộ rõ nét, trong hoàn cảnh nhất định ta có thể hiểu được bé muốn gì. Cuối 2 tuổi, các từ đơn tiết đơn giản bắt đầu xuất hiện. Đó là những từ chỉ người, đồ vật xung quanh gần gũi với trẻ: mẹ, bà, chị, bác, cá, gà... Phần lớn trẻ bắt chước người lớn phát âm những từ này. - Trẻ từ 2 - 3 tuổi: Số lượng từ tăng nhanh do trẻ bắt chước được người lớn. Ở tuổi này, trẻ dễ dàng tái tạo các từ, câu mà trẻ nghe được ngay cả khi chưa hiểu ý nghĩa là gì. Xét về âm vị xuất hiện trong từ, ta thấy có đặc điểm sau: + Phụ âm đầu: bắt đầu xuất hiện trong các từ của trẻ 2 - 3 tuổi. Các phụ âm môi xuất hiện sớm nhất như: m, b, p. Đó là những âm dễ phát âm như: mẹ, bà, ba, bố, pa... Ngoài các phụ âm kể trên còn một số phụ âm khác xuất hiện nhiều trong các từ của trẻ như: b, d, t, n, c. Các phụ âm ít xuất hiện là: g, ph, p, r, s. Trẻ còn mắc nhiều lỗi khi phát âm các phụ âm đầu: k->t : quả cam ---> toả tam d->t : đóng cửa ---> tóng tửa g->h : con gà ---> ton hà + Âm đệm: Dưới 3 tuổi trẻ khó phát âm được âm đệm vì trẻ chưa điều khiển tròn môi được. Quả cam : cả cam Quả xoài : cả xài... + Âm chính: Các nguyên âm (kể cả nguyên âm đôi) đều đã xuất hiện trong các từ của trẻ 2 - 3 tuổi nhưng trẻ vẫn phát âm sai một số âm: ê-> â : ếch-> âc â-> ư : chân-> chưn o-> ă : xong-> xăng... Các nguyên âm trẻ nói đúng là: a, o, ư 8 + Âm cuối : Các âm cuối đã xuất hiện, nhiều nhất là n; k và p ít xuất hiện hơn cả. + Thanh điệu: Trẻ hay sai hai cặp sau: ~ -->/ Bé uống sứa ? -->. Bé ăn quả vại (quả vải) * Nguyên nhân: hai thanh hỏi và ngã có đường đi gấp khúc phức tạp, trẻ chưa có bộ máy phát âm hoàn thiện nên chưa thể phát âm đúng. Cần chờ đợi không nên ép trẻ. - Từ 4 - 6 tuổi: Đây là giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện khả năng phát âm của trẻ. Tai nghe của trẻ đã tinh tế hơn, phân biệt được rõ ràng các âm vị, kể cả các âm vị phát âm gần giống nhau: s-x, tr-ch, r-d. Vốn từ của trẻ tăng nhanh, các kiểu câu ngày một hoàn thiện. Khả năng giao tiếp mở rộng. Trẻ trở nên tích cực nói năng do đó hoàn thiện bộ máy phát âm và khả năng phát âm. Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ bình thường có thể phát âm chính xác tất cả các âm vị, các thanh điệu trong mọi cấu trúc âm tiết. Trẻ cũng sử dụng thành thạo các phương tiện biểu cảm ngữ âm khi giao tiếp. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện, đọc thơ diễn cảm... * Các yếu tố tác động đến sự phát triển ngữ âm của trẻ từ 1 - 6 tuổi: + Sự phát triển của trẻ. + Các đối tượng trẻ tiếp xúc. + Sự giao tiếp mở rộng. 1.2.2. Những bước phát triển từ vựng 1.2.2.1. Bước chuyển biến từ thời kì tiền ngôn ngữ sang thời kì ngôn ngữ - Khả năng giao tiếp của trẻ có thay đổi về chất. Bé đã hiểu và hành động theo lời nói khá hơn nhiều, cụ thể: Hiểu một số từ đơn giản (xác lập về âm thanh với đối tượng) + Chỉ vật dụng: quần, áo, mũ, dép... + Đồ dùng gia đình: bàn, ghế, giường, tủ... + Thức ăn: bánh cháo, chuối... 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.