Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 5 - Hồ Quốc Dũng

pdf
Số trang Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 5 - Hồ Quốc Dũng 25 Cỡ tệp Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 5 - Hồ Quốc Dũng 878 KB Lượt tải Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 5 - Hồ Quốc Dũng 0 Lượt đọc Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 5 - Hồ Quốc Dũng 3
Đánh giá Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 5 - Hồ Quốc Dũng
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 25 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ Phần 2 • Phân tích hệ thống Chương 3: Xác định yêu cầu hệ thống Chương 4: Mô hình nghiệp vụ Hướng đối tượng Chương 5: Biểu đồ lớp Chương 5: Biểu đồ lớp 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 2 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa  Biểu đồ lớp là một trong những biểu đồ quan trọng nhất, có tính quyết định trong tiến trình phát triển phần mềm hướng đối tượng, được dùng để mô hình hóa thuộc tính và hành vi của các đối tượng trong hệ thống.  Biểu đồ lớp cũng có những nét tương tự với một mô hình dữ liệu, nhưng nó không những chỉ thể hiện cấu trúc thông tin mà còn miêu tả cả hình vi của một đối tượng. 3 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 1. Lớp 2. Mối quan hệ  Lớp là một lời miêu tả của một nhóm các đối tượng có chung thuộc tính, chung phương thức, chung các mối quan hệ với các đối tượng khác. Mỗi đối tượng là một thực thể của một và chỉ một lớp nhất định.  Lớp được ký hiệu bằng hình chữ nhật có 3 ngăn: – Ngăn thứ nhất chứa tên lớp, – Ngăn thứ hai chứa các thuộc tính còn gọi là các dữ liệu thành phần, – Ngăn thứ ba chứa các phương thức còn gọi là các hàm thành phần. 4 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 1. Lớp 2. Mối quan hệ  Tên lớp– Class Name: là danh từ mang tính khái quát hóa, ví dụ Tài khoản, Nhân viên…  Thuộc tính – Attribute: có tác dụng miêu tả những đặc điểm của đối tượng, giá trị của thuộc tính thường là những dạng dữ liệu đơn giản được đa phần các ngôn ngữ lập trình hỗ trợ như số nguyên, số thực, ký tự… Phạm vi truy nhập của thuộc tính có ba kiểu xác định gồm: – Thuộc tính kiểu public : được phép truy nhập từ các lớp bên ngoài. – Thuộc tính kiểu private : không cho phép truy nhập từ các lớp bên ngoài. – Thuộc tính khóa protected  Phương thức – Methods: định nghĩa các hoạt động mà lớp có thể thực hiện trên tập dữ liệu là các thuộc tính của lớp. Phương thức nằm trong một lớp và chỉ có thể được áp dụng cho các đối tượng của lớp này. 5 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 1. Lớp 2. Mối quan hệ  Trong biểu đồ lớp quan hệ giữa các lớp gồm: – Liên kết – Association – Tổng quát hóa – Generalization – Phụ thuộc – Dependency 6 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 1. Lớp 2. Mối quan hệ Quan hệ liên kết - Association  Giữa các cá thể của hai lớp có tồn tại những sự ghép cặp phản ánh một mối liên hệ nào đó trong thực tế. Mối liên hệ đó được thể hiện thông qua quan hệ liên kết.  Quan hệ liên kết được ký hiệu bằng một đường thẳng nét liền nối hai lớp, bên trên có thể chứa tên của liên kết và tại mỗi đầu của liên kết có một cơ số cho biết số cá thể tối thiểu và tối đa của đầu đó tham gia liên kết với một cá thể ở đầu bên kia.  Các giá trị cơ số thường dùng là: – 1 một và chỉ một – 0..1 không hay một – m..n từ m tới n (m và n là các số tự nhiên) – 0..* hay * từ không tới nhiều – 1..* từ một tới nhiều 7 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 1. Lớp 2. Mối quan hệ Quan hệ liên kết - Association  Tên liên kết thường là một động từ, nghĩa của động từ đó thường chỉ đúng về một phía liên kết, do đó ta thường gắn vào tên đó một tam giác đặc để chỉ hướng áp dụng (hay).  Ví dụ: – – Một bác sĩ làm việc tại ít nhất 0 bệnh viện và nhiều nhất là nhiều bệnh viện. Một bệnh viện có ít nhất 1 bác sĩ và có nhiều nhất là nhiều bác sĩ. – – Một nhân viên có ít nhất 1 chuyên môn và nhiều nhất là nhiều chuyên môn. Một chuyên môn thuộc về ít nhất 0 nhân viên và có nhiều nhất là nhiều nhân viên. 8 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 1. Lớp 2. Mối quan hệ Quan hệ liên kết – Association Mối liên kết kết nhập – Aggregation  Thông thường trong một liên kết, hai bên tham gia được xem là bình đẳng không bên nào được nhấn mạnh hơn bên nào. Tuy nhiên cũng có lúc ta muốn mô hình hoá mối quan hệ “toàn thể/bộ phận” giữa các lớp, khi đó ta dùng một loại liên kết đặc biệt được gọi là kết nhập.  Trong liên kết kết nhập, một bộ phận không nhất thiết xác định cái toàn thể duy nhất chứa nó và không nhất thiết phải có sự gắn kết thời gian sống giữa toàn thể và bộ phận. Tức là lớp A là một phần của lớp B nhưng lớp A có thể tồn tại độc lập với lớp B.  Liên kết kết nhập được biểu diễn bằng cách thêm một hình thoi rỗng vào một đầu của liên kết về phía lớp toàn thể. Ví dụ 1: Lớp chuyên môn là một phần của lớp nhân viên, nhưng lớp chuyên môn tồn tại độc lập với lớp nhân viên. 9 1. Ý nghĩa 2. Ký hiệu 3. Cách xây dựng 4. Ví dụ minh họa 1. Lớp 2. Mối quan hệ Quan hệ liên kết – Association Mối liên kết hợp thành– Composition  Hợp thành là một loại kết nhập đặc biệt với quan hệ sở hữu mạnh hơn, trong đó một bộ phận chỉ thuộc vào một cái toàn thể duy nhất và cái toàn thể có trách nhiệm tạo lập và huỷ bỏ cái bộ phận. Như vậy khi cái toàn thể bị huỷ bỏ thì cái bộ phận cũng buộc phải huỷ bỏ theo.  Hợp thành được biểu diễn bằng cách thay hình thoi rỗng trong kết nhập bởi hình thoi đặc.  Ví dụ: Đối tượng khoa là một phần của đối tượng trường đại học, và sự tồn tại của đối tượng khoa phụ thuộc vào sự tồn tại của đối tượng trường đại học. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.