Bài giảng Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm

ppt
Số trang Bài giảng Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm 98 Cỡ tệp Bài giảng Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm 3 MB Lượt tải Bài giảng Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm 2 Lượt đọc Bài giảng Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm 1
Đánh giá Bài giảng Những hiểu biết chung về bệnh tôm và sử dụng thuốc trong nuôi tôm
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH TÔM VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG NUÔI TÔM Mã bài: MĐ05-01 • Nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những nghề phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua và đã đem lại hiệu quả to lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. • Tuy nhiên, khi nuôi tôm càng phát triển, trình độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh càng trở nên nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm. • Hiện nay, vấn đề phòng trị bệnh tôm cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh là rất cần thiết và cấp bách. • Nó đòi hỏi ngườ i nuôi tôm cần phải có những hiểu biết chung về bệnh tôm để thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh thường gặp, nâng cao năng suất tôm nuôi. Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Hiểu được nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh - Biết phân loại các loại bệnh ở tôm thẻ chân trắng - Hiểu được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm . - Hiểu được tác dụng của thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. - Nêu được phương pháp dùng thuốc phòng trị bệnh tôm - Sử dụng thuốc đúng nguyên tắc, không dùng hóa chất, thuốc kháng sinh cấm. Nội dung • Khái niệm bệnh - Bệnh chính là sự bất thường nào đó trong cấu t ạo hay chức năng của cơ thể sinh vật mà có thể gây ra những tác hại về các hoạt động sinh lý của sinh vật đó. - Nếu các tác hại vượt qua khả năng chịu đựng của mình thì sinh vật bị yếu đi và chết. • Ví dụ: tôm giảm ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp...là dấu hiệu tôm bị bệnh Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh tôm - Bất kỳ loại bệnh nào xảy ra và gây tác hại đến tôm đều có nguyên nhân và điều kiện phát sinh của bệnh. • Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh, người nuôi mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. • Nguyên nhân gây bệnh ở tôm Có 3 loại nguyên nhân gây ra bệnh ở tôm nuôi: 1. Do các sinh vật gây bệnh: - Vi rút, vi khuẩn, nấm... có trong môi trường ao nuôi tấn công và xâm nhập lên trên hay vào trong cơ thể tôm, gây ra bệnh cho tôm hay giết chết tôm. 2. Do các yếu tố môi trường: - Nhiệt độ, pH, hàm lượng ôxy… trong ao nuôi xấu, nằm ngoài mức chịu đựng của tôm gây chết hàng loạt rất nhanh hoặc gây sốc làm suy yếu sức khoẻ tôm, tạo cơ hội cho vi rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công. 3. Do tôm bị thiếu dinh dưỡng: - Cho tôm ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến cơ thể tôm suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh và các thay đổi của môi trường kém làm tôm dễ bị bệnh. • Điều kiện để phát sinh bệnh - Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng bệnh có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện nhất định như: + Sức đề kháng của tôm nuôi và các yếu tố môi trường. Điều kiện 1: Sức đề kháng của tôm - Sức đề kháng của tôm là khả năng tự bảo vệ của tôm trước sự tác động hoặc tấn công của tác nhân gây bệnh. - Theo nguyên tắc chung nếu sức đề kháng của tôm cao thì bệnh có thể không xảy ra, ngược lại nếu sức đề kháng yếu hay đã suy giảm thì đó là cơ hội để tác nhân gây bệnh phát huy tác dụng. • Sức đề kháng ở tôm mạnh hay yếu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. • Giai đoạn tôm còn nhỏ có sức đề kháng thấp hơn tôm trưởng thành. • Các giai đoạn phát triển khác nhau có sức đề kháng với cùng một loại tác nhân gây bệnh cũng khác nhau. • Ví dụ: vi rút đốm trắng có thể nhiễm từ giai đoạn tôm ấu trùng nhưng thường gây chết nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 50-70 ngày nuôi. • Tôm bị thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, chất khoáng thì sức đề kháng giảm, bệnh dễ phát sinh. • Tôm được sống trong môi trường có các yếu tố môi trường thích hợp thì sẽ có sức đề kháng cao. • Nếu các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp thì tôm có thể bị sốc làm suy giảm sức đề kháng. • Ngoài ra, vấn đề sử dụng hoá chất và thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm như việc lạm dụng thuốc (dùng tùy tiện, thiếu hiểu biết…) Điều kiện 2: Các yếu tố môi trường • Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự bùng nổ của tác nhân gây bệnh. • Trong môi trường thích hợp với vi rút, vi khuẩn, nấm, chúng sinh sản rất nhanh, tăng cường độc tố, tăng khả năng gây bệnh. • Ngược lại, nếu gặp môi trường không thuận lợi, tác nhân gây bệnh bị chết hoặc bị kìm hãm, không có khả năng gây bệnh. • Các yếu tố môi trường biến động lớn hay vượt quá ngưỡng thích hợp của tôm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh, gây chết hàng loạt hoặc gây sốc (tress) làm suy giảm sức để kháng của tôm. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh • Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: mầm bệnh, môi trường và vật chủ (tôm nuôi) được biểu diễn ở sơ đồ 1. Hình 1. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Qua hình 1 cho thấy: 1 + 2 = Bệnh không xảy ra 2 + 3 = Bệnh không xảy ra 1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do môi trường 1+ 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra • Như vậy, bệnh tôm chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 nhân tố - Môi trường - mầm bệnh - vật chủ, nếu thiếu một trong 3 nhân tố trên thì tôm không bị mắc bệnh. • Do đó, khi xem xét nguyên nhân gây bệnh cho tôm, người nuôi phải xem xét cả 3 yếu tố môi tr ường, mầm bệnh và tôm nuôi, không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc. • Khi thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh phải quan tâm đến cả 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ xử lý trước, nhân tố nào khó xử lý sau. Phân loại bệnh tôm Căn cứ vào tác nhân gây bệnh: - Bệnh do sinh vật gây ra: + Tác nhân gây bệnh là vi rút, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào (bệnh truyền nhiễm) hay nguyên sinh động vật (bệnh ký sinh trùng). + Ví dụ: vi rút đốm trắng gây bệnh đốm trắng ở tôm. - Bệnh do các yếu tố môi trường gây ra: + Nhiệt độ, ôxy, pH… khi nằm ngoài giới hạn thích hợp gây sốc hoặc làm chết tôm. + Ví dụ: hàm lượng ôxy thấp nhỏ hơn 3mg/ lít làm tôm nổi đầu và nếu kéo dài tôm sẽ chết - Bệnh do dinh dưỡng gây ra: + Cho tôm ăn không đủ, chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng trong thức ăn thừa hay thiếu đều có thể gây bệnh cho tôm. + Ví dụ: thiếu vitamin C gây ra bệnh chết đen ở tôm; thiếu canxi gây ra bệnh mềm vỏ... Căn cứ vào tính chất cảm nhiễm của bệnh: – Bệnh cảm nhiễm đơn thuần: Chỉ có một tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm và gây bệnh (ít xảy ra). - Bệnh cảm nhiễm kết hợp: Cùng một lúc đồng thời 2 hay nhiều tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm làm phát sinh bệnh (thường xảy ra). – Bệnh cảm nhiễm đầu tiên: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tôm khoẻ mạnh làm phát sinh ra bệnh. – Bệnh cảm nhiễm tiếp tục: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tôm trên cơ sở đã cảm nhiễm đầu tiên. – Ví dụ: tôm bị cảm nhiễm vi khuẩn sau khi tôm bị nhiễm vi rút. - Bệnh cũ tái phát: tôm đã khỏi bệnh nhưng tác nhân gây bệnh chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, bệnh tái phát trở lại khi gặp điều kiện như: + Sức khỏe tôm suy yếu, chất lượng môi trường xấu, khí hậu thay đổi. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ và diễn biến của bệnh: – Bệnh cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột, các diễn biến bệnh lý phát triển rất nhanh chỉ trong vòng vài ngày đến 1-2 tuần. – Tỷ lệ nhiễm bệnh trong quần đàn rất cao, có thể gây ra tỷ lệ chết cao. – Tác nhân gây bệnh thường là vi rút, vi khuẩn, nấm hay các yếu tố môi trường. Bệnh mãn tính: • Bệnh xảy ra từ từ, các dấu hiệu về bệnh lý tiến triển chậm, có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. • Tỷ lệ nhiễm bệnh trong quần đàn thấp, ít gây chết, chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. • Thực tế, ranh giới giữa 3 loài này không rõ ràng, tùy theo điều kiện thay đổi mà bệnh có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác. Các thời kỳ phát triển bệnh - Khi tôm bị mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, bệnh không phát sinh ngay mà trải qua 3 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh: – Được xác định từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể tôm đến khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. • Thời kỳ này tác nhân gây bệnh còn ít về số lượng, độc lực chưa cao nên chúng cần một thời gian để cư trú, sinh sản, tăng độc lực để đánh bại sức đề kháng của tôm. – Các hoạt động sinh lý bình thường của tôm bắt đầu thay đổi nhưng chưa thể hiện ra bên ngoài. – Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào số lượng, con đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh, sức đề kháng của tôm và môi trường ao nuôi. Thời kỳ dự phát: – Là thời kỳ chuyển tiếp từ lúc xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đầu tiên đến lúc có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. – Thời kỳ này tác nhân gây bệnh đã gây những tác hại nhất định đến các tổ chức trong cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể tôm, làm xuất hiện dấu hiệu bệnh lý đặc trưng. – Đây là thời kỳ sinh sản nhanh nhất của tác nhân gây bệnh. – Sức đề kháng của tôm đã không còn khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh. Thời kỳ phát triển: – Là thời kỳ bệnh phát triển ở mức cao nhất, dấu hiệu điển hình của bệnh được thể hiện rõ ràng, gây tác hại lớn nhất và hiện tượng tôm chết bắt đầu xảy ra. – Tùy theo tác động của các biện pháp kỹ thuật mà bệnh phát triển theo 3 hướng: + khỏi bệnh, chưa hoàn toàn hồi phục hay không thể khỏi bệnh 1. Khỏi bệnh: nếu được chữa trị kịp thời, đúng cách thì tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, dấu hiệu bệnh lý sẽ mất đi, tôm trở lại hoạt động bình thường. + Cần bồi dưỡng sức khỏe sau khi tôm khỏi bệnh. 2. Chưa hoàn toàn hồi phục: - Do việc chữa trị chưa đủ thời gian, liều lượng cần thiết nên tác nhân gây bệnh chưa bị tiêu diệt triệt để, hiện tượng chết đã giảm, dấu hiệu bệnh lý mất dần nhưng rất dễ tái phát khi có điều kiện. 3. Không thể khỏi bệnh: + Nhiều cơ quan của tôm bị phá hủy nghiêm trọng, sức đề kháng không còn, nên các biện pháp chữa trị không có hiệu quả, tôm bị bệnh không thể hồi phục vẫn tiếp tục chết. Các đường lây truyền bệnh • Tiếp xúc trực tiếp: mầm bệnh lây truyền từ tôm bệnh sang tôm khỏe do sống chung trong môi trường nước, • Môi trường nước: mầm bệnh trong nước ao lây truyền cho tôm nuôi. • Đáy ao: Mầm bệnh có sẵn trong đáy ao hoặc được tích tụ trong quá trình nuôi sẽ tấn công tôm và gây bệnh khi có điều kiện phù hợp. • Dụng cụ sản xuất: lưới, chài, thau... dùng chung • Con người: quần áo, tay chân dính mầm bệnh. • Các động vật thủy sản di cư: tôm, cua hoang dã mang mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi lây bệnh cho tôm nuôi • Các sinh vật khác: Chim ăn cá. Các đường lây truyền mầm bệnh Tôm, cua Nguồn nước Bố mẹ Chim cò Thức ăn Dụng cụ sx Vius, vi khuẩn, nấm Ao nuôi tôm Đáy ao Tôm bệnh Các đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh – Thông qua cơ quan tiêu hóa: là đường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, chúng theo thức ăn vào miệng, ruột, theo hệ thống tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể tôm gây bệnh. – Thông qua đường hô hấp: vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể tôm qua mang. – Thông qua da và vỏ kitin: vi khuẩn xâm nhập lên vỏ, da sau đó theo hệ thống tuần hoàn đến các cơ quan gây bệnh. Gan tụy chuyển sang màu vàng Gan tụy nhũn, bỡ Gan tụy sưng to Gan tụy tôm chai (gan cao su) Gan tụy tôm chân trắng 11 ngày tuổi bị nhạt màu Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi Tại sao phải phòng bệnh cho tôm? • Tôm sống dưới nước nên khi tôm bị bệnh thường khó phát hiện bệnh kịp thời, khó chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả trị bệnh không cao. • Mỗi khi tôm trong ao nuôi bị bệnh, không thể xử lý cho từng con mà phải xử lý cả ao nên lượng thuốc khó chính xác và rất tốn kém. • Hóa chất trị bệnh không chỉ tác dụng lên những con bị bệnh, mà còn tác động lên những con tôm khỏe, làm chúng chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. • Mặt khác, việc trị bệnh cho tôm không phải lúc nào cũng có kết quả như mong muốn. • Do v ậy, phương châm của nghề nuôi trồng th ủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng là: Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết. Công tác phòng bệnh tổng hợp cho tôm cần thực hiện theo 3 hướng: – Tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh – Nâng cao sức đề kháng của tôm nuôi – Quản lý môi trường nuôi thích hợp và ổn định • Tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh • Tẩy dọn ao kỹ trước khi nuôi • Nhằm tiêu diệt các tác nhân gây bệnh tồn tại trong ao sau mỗi vụ nuôi. • Công tác tẩy dọn bao gồm các bước sau: • Nạo vét bùn đáy để loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm lượng chất hữu cơ trong ao, nhất là những ao tôm vừa bị bệnh hay đã nuôi nhiều vụ. • Các chất thải phải đưa vào khu vực riêng để tiếp tục xử lý. • Bón vôi (CaO hay Ca(OH)2): tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, ký chủ trung gian mang mầm bệnh và các sinh vật gây hại khác. • Phơi nắng đáy ao 1-2 tuần: tiêu diệt tác nhân gây bệnh tồn tại trong bùn đáy bằng nhiệt độ và tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Theo Lightner (1996) • vi rút MBV có thể tồn tại ở đáy ao một thời gian dài và có khả năng chịu đựng khá cao với chất sát khuẩn nhưng lại rất kém dưới ánh sáng mặt trời. • Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào nuôi – Mục đích: làm sạch nước, tiêu diệt tác nhân gây bệnh có trong nguồn nước lấy vào ao nuôi. • Các phương pháp xử lý nước trước khi đưa vào nuôi: • Phương pháp cơ học: - Lọc nước qua túi lọc, lấy nước vào ao chứa để lắng làm trong nước trước khi đưa vào ao nuôi. - Phương pháp này không thể tiêu diệt triệt để các loại tác nhân gây bệnh nên thường kết hợp với phương pháp hóa học. • Phương pháp hoá học: cho chất diệt khuẩn vào nước để tiêu diệt mầm bệnh. Các loại chất sát khuẩn thường dùng là: • • • • • Chlorin : 20 - 30 g/m3, sau 7 ngày sử dụng. Formol : 20-30 g/m3, sau 5-7 ngày sử dụng KMnO4 : 5-10g/m3, sau 6 giờ sử dụng Iodin: 1 – 2 g/m3 Mizuphor, Virkon…dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. • Ưu điểm của phương pháp hóa học: có tác dụng diệt trùng rất tốt. • Nhược điềm của phương pháp hóa học: dư lượng của hoá chất có thể ảnh hưởng xấu đến điều kiện môi trường và sức khoẻ tôm. • Ngoài ra các chất diệt khuẩn tiêu diệt luôn cả những vi sinh vật có lợi trong nước, diệt cơ sở thức ăn tự nhiên và ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. • Phươ ng pháp sinh học: sử dụng các chế phẩm vi sinh làm sạch nước, các vi khuẩn có lợi như Nitrobacter, Nitrosomonat…sẽ phân hủy chất hữu cơ, hấp thụ khí độc và cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nước. • Sử dụng đàn giống không mang mầm bệnh • Chọn và thả nuôi những đàn giống không bị bệnh và không mang các mầm bệnh nguy hiểm bằng cách: • Kiểm dịch đàn giống trước khi đưa vào nuôi, kiên quyết loại bỏ đàn giống bị bệnh hay nhiễm các loại mầm bệnh nguy hiểm. • Tắm cho tôm giống trước khi thả nuôi bằng chất sát khuẩn như formol 20-50 ml/m3, 10-20 phút để loại bỏ mầm bệnh bám trên tôm giống (vi khuẩn, Zoothamnium...). • Sử dụng thức ăn không mang mầm bệnh – Sử dụng thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị mốc, bảo quản tốt để nuôi tôm. – Thức ăn kém chất lượng, bị mốc, vón cục có thể sinh ra trong thức ăn một loại độc tố (Aflatoxin) gây hoại tử gan ở tôm. • Sát trùng nơi cho ăn – Nơi cho ăn thường có nhiều thức ăn thừa, thối rữa, gây nhiễm bẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, do đó phải thường xuyên làm vệ sinh để hạn chế lây bệnh cho tôm. – Dọn sạch thức ăn thừa sau 2-3 giờ cho ăn, rửa sạch và phơi nắng sàn cho ăn mỗi ngày. • Sát trùng dụng cụ sản xuất – Phơi nắng sàn cho ăn mỗi ngày. – Lưới chài, ống xiphon, cốc, thau… nên dùng riêng cho từng ao. – Nếu dùng chung, phải khử trùng trước khi dùng cho ao khác (Chlorin 100-200ppm, ngâm ít nhất 1 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch mới dùng). • Áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, bán tuần hoàn, tuần hoàn • Xây dựng hệ thống nuôi khép kín, có ao chứa lắng, ao xử lý nước thải. • Trong quá trình nuôi chỉ thay nước khi cần thiết nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh theo nguồn nước vào hệ thống nuôi. Ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt ký chủ trung gian, các sinh vật mang mầm bệnh • Săn bắt, xua đuổi các loài chim ăn tôm. • Dùng lưới bao xung quanh ao để ngăn chặn giáp xác (cua, còng) xâm nhập vào ao nuôi tôm. • Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh • Mặ c dù đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng các tác nhân gây bệnh vẫn có thể tồn tại trong hệ thống nuôi, chúng sẽ phát triển rất nhanh về số lượng và gây bệnh cho tôm khi môi trường có nhiều chất hữu cơ, sức khỏe tôm yếu. • Do đó, cần thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm môi trường và tăng sức đề kháng cho tôm: – Không nuôi mật độ quá cao – Kiểm soát lượng thức ăn dư thừa – Quản lý tảo, hạn chế hiện tượng tảo tàn – Định kỳ dùng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải trong ao. – Bổ sung vitamin C vào thức ăn: 5-10g/kg thức ăn tôm để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Sát trùng nước tôm bị bệnh trước khi thải • Khi tôm bị bệnh chết hàng loạt phải: – Niêm phong ao hoàn toàn – Xử lý nước bằng chất sát khuẩn chlorine 30 – 70kg/1000m3 – Sau 2-3 ngày mới được xả nước ra ngoài để hạn chế lây lan bệnh. • • Nâng cao sức đề kháng của tôm • Tôm có ức đề kháng tốt, thì có khả năng chống đỡ lại yếu tố gây bệnh nên không mắc bệnh hoặc bệnh nhẹ. • Ngược lại tôm có sức đề kháng kém, thì không có khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh nên dễ bị mắc bệnh. • Do đó, cần áp dụng các biện pháp tăng cường sức khoẻ cho tôm. Chọn một đàn giống khoẻ mạnh • Lựa chọn đưa vào nuôi những đàn giống: • Đạt tiêu chuẩn ngành về giống của Bộ Thủy sản ban hành. • Đồng đều về kích thước, màu sắc tươi sáng, hoạt động nhanh nhẹn…, có khả năng chịu đựng tốt khi sốc formol 100 - 200ppm (tỷ lệ chết ≤5%). • Đã được kiểm dịch • Chọn mật độ nuôi thích hợp • Mật độ nuôi thích hợp là tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích mặt nước, nhân công, nhưng hạn chế được ô nhiễm môi trường để tôm khoẻ mạnh, ít bị bệnh hoặc khi bị bệnh thì mức độ lây bệnh thấp. • Mật độ nuôi phải phù hợp với mô hình nuôi, loại thức ăn sử dụng, điều kiện ao nuôi, trình độ chuyên môn quản lý, thiết bị phụ trợ. • Ví dụ: Nuôi tôm quảng canh 1-2 con/ m2, nuôi quảng canh cải tiến 3- 5 con/m2, nuôi bán thâm canh 10-20 con/m2, nuôi thâm canh 20-40con/ m2 Cho tôm ăn theo phương pháp “bốn định” • Giúp môi trường không bị ô nhiễm thì tôm khoẻ mạnh, ít bị bệnh. • Định chất lượng thức ăn: thức ăn cho tôm không bị mốc, không có mầm bệnh và độc tố. • Thành phần dinh dưỡng thích hợp, đầy đủ các chất khoáng và vitamin. • Định số lượng thức ăn: lượng thức ăn hàng ngày được tính toán dựa vào trọng lượng tôm trong ao. • Tôm ăn hết sau 2-3 giờ cho ăn là lượng vừa đủ. • Tôm lột xác, bị bệnh thì giảm lượng thức ăn. • Ví dụ: tôm lột xác sau 24 giờ mới bắt mồi lại, do đó phải giảm thức ăn 1-2 ngày đó. • Định vị trí cho ăn: Khi cho tôm ăn rải đều khắp ao, trừ vùng tập trung nhiều chất thải như vùng giữa ao. • Định thời gian cho ăn: cho tôm ăn vào các giờ nhất định trong ngày, tạo điều điều kiện cho người nuôi quan sát hoạt động ăn. • Quản lý môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định • Đây là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất vì sự xuất hiện bệnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường. • Thiết kế xây dựng trại, ao nuôi thủy sản phù hợp với công tác phòng bệnh - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi quản lý môi trường. – Địa điểm xây dựng trại nuôi phải có chất đất phù hợp với tôm, có nguồn nước quanh năm và sạch sẽ, không có nguồn nước thải đổ vào. • Độ sâu thích hợp, giữ nước tốt, có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt. • Có ao chứa lắng, ao xử lý nước thải… • Áp dụng mô hình nuôi luân canh – Là một biện pháp quản lý chất thải rất hiệu quả. – Các đối tượng nuôi mới không bị nhiễm mầm bệnh cuả chu kỳ nuôi trước, đồng thời chúng sử dụng chất thải và tiêu diệt các mầm bệnh, hạn chế dịch bệnh xảy ra. • Hiện nay, mô hình nuôi luân canh tôm–cá đã giúp người nuôi giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải và vấn đề dịch bệnh rất hiệu quả. Quản lý các yếu tố môi trường ổn định và thích hợp • Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường, nhất là lúc 5- 6 giờ sáng và những giờ cho tôm ăn và có biện pháp xử lý kịp thời khi các yếu tố môi trường không thích hợp với tôm hay biến động quá lớn tránh hiện tượng tôm bị sốc. TT Yếu tố Thích hợp Không thích Biện pháp quản lý hợp 1 Nhiệt độ 28-320C Nhỏ hơn 250C + Chọn mùa vụ nuôi thích nước và lớn hơn 320 hợp với tôm và các địa phương. + Đảm bảo độ sâu nước ao để ổn định nhiệt độ nước, dao động nhiệt độ ngày không quá 50C. + Thay nước hay điều chỉnh mức nước khi nhiệt độ quá cao, quá thấp hay biến động. 2 độ mặn 5-350/00. thay ngột đổi đột - Kiểm tra độ mặn trước khi thay nước.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.