Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Bài đọc thêm Nhớ Đồng - Tố Hữu

ppt
Số trang Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Bài đọc thêm Nhớ Đồng - Tố Hữu 29 Cỡ tệp Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Bài đọc thêm Nhớ Đồng - Tố Hữu 3 MB Lượt tải Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Bài đọc thêm Nhớ Đồng - Tố Hữu 0 Lượt đọc Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Bài đọc thêm Nhớ Đồng - Tố Hữu 10
Đánh giá Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Bài đọc thêm Nhớ Đồng - Tố Hữu
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÀI GIẢNG NGỮ VĂN LỚP 11 NHỚ ĐỒNG Tố Hữu I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Tố Hữu (1920 – 2002) Là 1 tác gia lớn của thơ ca hiện đại. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm: Bài thơ “Nhớ đồng”: a) Hoàn cảnh sáng tác: - Được viết trong những ngày nhà thơ bị giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). - Thuộc phần “Xiềng xích” của tập Từ ấy. b) Chủ đề: Tác phẩm là tâm trạng nhớ quê hương da diết. Qua đó thể hiện nỗi khao khát được tự do và nỗi oán hận bọn thực dân cướp nước. I. Tìm hiểu chung 2. Tác phẩm: Bài thơ “Nhớ đồng”: c) Bố cục: Bài thơ được chia làm 3 phần: • Phần 1: Từ đầu đến “tiếng hò”: Nỗi nhớ đồng quê da diết của tác giả. • Phần 2: Từ “Đâu dáng” đến “thiệt thà!”: Nỗi nhớ về những con người nơi thôn quê. • Phần 3: Phần còn lại: Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm và tâm trạng tác giả ở thực tại. II. Đọc – hiểu văn bản Cảm hứng của bài thơ, gợi lên bởi tiếng hò dội vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ? Vì tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù. Tiếng hò gợi dạy tất cả những gì của thế giới bên ngoài đó là âm thành của cuộc sống bên ngoài đến được với người tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết. 1. Nỗi nhớ da diết của tác giả và niềm yêu quý thiên nhiên: - Nhớ cuộc sống dân dã: Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng tre mát thở yên vui Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn Đâu những ruộng khoai ngọt sắn bùi Đâu những đường con bước vạn đời Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi 1. Nỗi nhớ da diết của tác giả và niềm yêu quý thiên nhiên: - Nhớ cuộc sống dân dã: + Hình ảnh, màu sắc: rừng tre, nương khoai, xóm nhà tranh, lúa mềm xao xác. + Âm thanh: tiến xe lùa nước, giọng hò. +Mùi vị: gió cồn thơm, nương khoai ngọt. => Những hình ảnh gắn bó máu thịt với đồng quê, con người lao động. Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc, mà còn có cả hương vị hơi mát… Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương, không khí yên bình, hương vị, âm thanh. 1. Nỗi nhớ da diết của tác giả và niềm yêu quý thiên nhiên: - Nhớ cuộc sống dân dã: - Nhớ con người lao động: b. Nhớ người: 1. Nỗi nhớ da diết của tác giả và niềm yêu quý thiên nhiên: - Nhớ cuộc sống dân dã: - Nhớ con người lao động: + Cần cù chất phác: dãi gió dầm mưa, hiền như đất, rất thiệt thà. + Bền bĩ hi vọng: “Mùi bùn… ngây”, “Giông … trời”. Hình ảnh con người dân quê lam lũ nhọc nhằn, vất vả nhưng vẫn đầy lạc quan. Trong hình dung của tác giả họ là người gieo mầm sự sống. Đặc biệt, lí tưởng cách mạng đã đưa Tố Hữu xích lại gần gũi với người dân quê và cảm nhận được tâm hồn rất đẹp của họ. • Những câu được làm điệp khúc của bài thơ. - Gì sâu bằng những trưa thương nhớ. - Hiu quạnh bên trong một tiếng hò! - Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh - Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! => Tạo như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của bài thơ + Nỗi quạnh hiu: Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạnh của trưa nắng, hòa điệu với 4 bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. + Nỗi thương nhớ: được gợi lên từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu thương nhớ đồng quê. + Âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê họat động bị cách li khỏi cuộc đời.  Tiếng hò đã đồng cảm hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh  người chiến sĩ cách mạng nhớ nhung da diết đồng quê và cuộc sống bên ngoài. 2. Niềm say mê lý tưởng, khao khát tự do hành động: Hình ảnh mang tính biểu tượng: “Chim cà lơi” => Ước muốn tự do, được dấn thân và hành động tranh đấu. Diễn biến tâm trạng của nhà thơ: Hình ảnh thơ đối lập trước và sau khi gặp lí tưởng cách mạng - Trước: Băng khoăn, vẩn vơ. Tâm hồn bế tắc - Sau: Những cánh chim vút sáy bay liệng trong không gian bao la bát ngát. Tâm hồn được giải phóng. III. Tổng kết Bài thơ là cảm xúc trôi chảy của tác giả. Sự bức bối trong nhà tù, sự cô đơn của nhà thơ bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết, đó là nguyên nhân khơi nguồn cho bao cảm, xúc nhớ thương của nhà thơ về quê hương, về đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong lòng nhà thơ khao khát tự do, hành động, khát khao thực hịên lí tưởng nhằm đem lại độc lập cho dân tộc, sự ấm no cho quê hương . TRÒ CHƠI Ô CHỮ XUÂND I ỆU 1 1 HUẾ 2 2 Người được mệnh danh là “Ông hoàng của G I Ả I P HÓNG 3 3 thơ tình yêu”. 4/1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp giam ở T Ố H Ữ U 4 4 Một trong những tác phẩm chính của Hàn đâu? Một trong ba phần của tập N thơG“Từ ấy”.5 C ÁMặc CH MẠ Tử. 5 Người được xem là “Lá cờ đầu” của thơ Cảm hứng củalàV bài “Nhớ đồng” được Ị thơ Nnhà H 6 cạnh 6 Bên việc một thơ, Tố Hữu còn văngợi Cách mạng Việt Nam. lên điều gì? Xbởi Unghệ Âchiến N thuật N sĩH…? Ư Ý biểu Đây làđược một biện pháp tiêu xem là một 7Đồng 7 chí Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt trong bài “Nhớ đồng”. T I Ế N G H Ò 8 động cách mạng với Tố Hữu còn có tên8 GỮ 9 ĐI ỆPN 9 khác là gì? Hàng chữ dọc: X I Ề NGX Í CH CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.