Bài giảng Ngữ văn 11: Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

ppt
Số trang Bài giảng Ngữ văn 11: Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu 27 Cỡ tệp Bài giảng Ngữ văn 11: Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu 402 KB Lượt tải Bài giảng Ngữ văn 11: Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu 0 Lượt đọc Bài giảng Ngữ văn 11: Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu 54
Đánh giá Bài giảng Ngữ văn 11: Đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tiết 21-22-23 - Đọc văn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu ) A/Tác giả : Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888) 1/ Tiểu sử- cuộc đời: *Cuộc đời riêng: -Đỗ tú tài  ra Huế học  Mẹ mất  bỏ thi về chịu tang mẹ đau mắt  bị mù. => Đau thương, bệnh tật, công danh giang dở. *Bi kịch chung của thời đại : -TD Pháp xâm lược. -Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, cắt đất cho thực dân.-Nhân dân khởi nghĩa đánh Pháp. => Thời kỳ “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc  *Phẩm chất của nhà thơ:  -Là người có nghị lực phi thường vượt lên số phận: Sau khi bị mù, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn, được nhân dân yêu kính.  -Là một nhà nho có lòng yêu nước thương dân sâu sắc: bị mù nhưng vẫn cùng các nghiã quân bàn mưu tính kế đánh giặc; tinh thần kiên định khẳng khái; không bị kẻ thù mua chuộc; thuỷ chung – son sắt một lòng với dân với nước. Nguyễn Đình Chiểu 2/ Thơ văn  *Các giai đoạn sáng tác:  -Trước khi thực dân Pháp xâm lược.  -Từ khi thực dân Pháp xâm lược ông mất.  *Quan điểm sáng tác:  Dùng thơ văn để chở đạo làm người, để “đâm gian, chém tà”, chiến đấu cho bảo vệ đạo đức và chính nghĩa.  a/Về nội dung :  a1.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lý tưởng đạo đức nhân nghĩa sâu sắc. Tác giả đề cao:  + Những con người sống nhân hậu, thuỷ chung.  +Những người biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng thế lực bạo tàn.  => Đạo lý làm người của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ đạo Nho nhưng lại mang đậm tính nhân dân và truyền thống dân tộc.  a2.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lòng yêu nước thương dân :  - Ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước- của nhân dân khi thực dân Pháp xâm lược ( “Chạy giặc”).  -Tố cáo tội ác của bọn cướp nước và bọn bán nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).  - Ca ngợi,khích lệ tinh thần yêu nước đánh Pháp của nhân dân (đặc biệt là người nông dân đánh giặc)( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh; Thơ điếu Phan Tòng…)  -Bày tỏ thái độ kiên trung, bất khuất của những con người thất thế nhưng vẫn hiên ngang, tin tưởng và hy vọng vào tương lai.  ( Ngư Tiều y thuật vấn đáp)  b/ Nghệ thuật :  -Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu :  +Mộc mạc,bình dị mà có sức chinh phục lòng người.  + Luôn có sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lý tưởng hoá và bút pháp hiện thực.  +Đậm đà sắc thái Nam Bộ.  3. Ghi nhớ :  -Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng,cao đẹp về nhân cách,nghị lực và ý chí, lòng yêu nước-thương dân và thái độ kiên trung bất khuất trước kẻ thù.  - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa; là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ. B/Tác phẩm : “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”  I/Tìm hiểu chung:  1/ Hoàn cảnh ra đời của bài văn tế:  ( Tiểu dẫn –sgk)  2/ Thể loại : Văn tế  -Tế là loại văn thời cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể loại này được dùng vào nhiều mục đích trong đó có tế người đã khuất.  -Bố cục 1 bài văn tế : bao giờ cũng gồm 4 phần .   Bố cục của bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng gồm 4 phần:  + Phần1 : Lung khởi ( 2 câu đầu)  +Phần 2 : Thích thực ( câu 3->15)  +Phần 3 : Ai điếu ( câu 16câu 28)  +Phần 4 : Ai vãn (2 câu cuối).  II/ Đọc hiểu :  1. Đọc và giải nghĩa từ khó:  - Đọc chậm, âm điệu buồn, bi thương, đau xót.Giữa các phần trong bài cần ngắt giọng lâu hơn để tạo dư âm.  + Phần lung khởi :  Đọc giọng trang trọng, nhấn vào các từ chỉ hình ảnh rộng lớn và miêu tả âm thanh, ánh sáng  làm nổi bật sự suy ngẫm về lẽ sống chết ở đời.  +Phần thích thực :  Đọc giọng hồi tưởng, bồi hồi ở đoạn nói về nguồn gốc của nghĩa binh. Đoạn miêu tả bức tranh công đồn cần đọc giọng nhanh, dồn dập.  +Phần ai điếu-ai vãn :  Đọc âm điệu lâm li, chậm, thống thiết, xót xa, trang nghiêm và thành kính.  2. Phân tích văn bản:  a.Phần lung khởi :Hoàn cảnh hy sinh của nghĩa quân:  - Câu 1:  Súng giặc đất rền sự hiện diện của các thế lực vật chất xâm lược bạo tàn - lòng dân trời tỏ/ nt đối lập Ý chí , nghị lực của lòng dân quyết tâm đánh giặc, cứu nước   câu thơ đã khái quát được bối cảnh và tình thế căng thẳng của thời đại: Một cuộc đụng độ giữa giặc xâm lược tàn bạo và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.     -Câu 2: +Mười năm vỡ ruộng / không ai biết đến . Một trận đánh Tây / nhiều người biết  ý nghĩa sống-chết; nhục-vinh được thể hiện rõ qua các vế câu biền ngẫu .Từ đó khẳng định quan niệm sống cao cả của nghĩa quân : Chết vinh còn hơn sống nhục.  *Tóm lại, hai câu văn đã tạo nên một cái “nền” hoành tráng để tác giả đi sâu khắc hoạ vẻ đẹp của bức chân dung người nghĩa binh Cần Giuộc.  b.Phần thích thực : Cuộc đời - cảnh chiến đấu hy sinh của nghĩa quân ( câu 3  câu 15 ):  b1.Nguồn gốc của nghĩa quân: (câu 3- câu 5)  - Là những người suốt một đời “làm ăn” lam lũ, “cui cút” với bao lo toan nghèo khó.  -Họ chỉ quen công việc nhà nông. Thế giới mà họ biết chỉ là không gian làng xã.  - Họ chưa hề biết đến việc binh đao, trận mạc.  * Bằng nghệ thuật liệt kê (kể ra một loạt những việc người nông dân quen làm và những việc họ chưa hề biết đến), đoạn văn đã giới thiệu một cách cụ thể về nguồn gốc của nghĩa sĩ : Họ xuất thân từ nông dân cần cù,nghèo khổ,xa lạ với chiến tranh, trận mạc.  * Cảm nhận của em về thái độ, tình cảm của tác giả khi nhớ về nguồn gốc của người nghĩa sĩ ?  - Nhà thơ xúc động, cảm thông, chia sẻ với cuộc đời nhỏ bé và thân phận “con sâu cái kiến” của người nông dân nghĩa sĩ.  -Có thể nói, bao nhiêu tình cảm yêu thương của nhà thơ giành cho người nông dân đánh giặc đều được dồn nén và đọng lại ở hai chữ “ cui cút” trong đoạn thơ .  b2.Người nghĩa sĩ đánh Tây (câu 6-câu 9)  -Về tình cảm:  *Thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, người nông dân đã thể hiện tâm trạng và thái độ của mình như thế nào?  + Họ chờ trông vào thái độ và hành động đánh giặc, cứu dân của triều đình .  + Họ căm ghét kẻ thù xâm lược.  + Khi TĐpk bất lực, nỗi trông mong đã trở thành lòng căm thù, oán giận kẻ thù cao độ (Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).  * Trước sự bất lực của triều đình phong kiến,với lòng căm thù giặc sâu sắc của mình, người nông dân đã có nhận thức như thế nào về vai trò, trách nhiệm của mình với đất nước?  - Về nhận thức :  + Họ nhận thức đúng đắn về sự thống nhất về lãnh thổ đất là “mối xa thư đồ sộ”, không thể bị kẻ thù chia cắt.  +Xác định trách nhiệm của bản thân với đất nước (há để ai chém rắn đuổi hươu).  + Họ sung vào đội quân chiến đấu đánh giặc bằng một tinh thần tự nguyện (ra sức đoạn kình; dốc ra tay bộ hổ)  * Vậy ,theo em, tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện tình cảm yêu nước và nhận thức – trách nhiệm của người nông dân ?  *Tính chất nông dân được biểu hiện qua cách diễn đạt tình cảm , thái độ của người nông dân nghĩa sĩ như thế nào?  @/ Những đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt của đoạn văn :  -Nghệ thuật so sánh dân giã (…như trời hạn trông mưa; …như nhà nông ghét cỏ…) gần gũi, dễ hiểu,gắn với công việc ruộng đồng của người nông dân.  - Cách dùng một loạt các động từ mạnh  (ăn gan, cắn cổ)  thể hiện lòng căm thù giặc cao độ của người nông dân.  - Dùng các điển tích, điển cố để khẳng định ý thức độc lập dân tộc và tinh thần trách nhiệm của người nông dân với Tổ quốc.  @/Tóm lại, đoạn văn thể hiện sự chuyển biến về tình cảm, nhận thức và ý thức của những người nông dân hiền lành thành người nghĩa sĩ đánh Tây hết sức chân thực và biện chứng.  b3.Người nghĩa sĩ công đồn ( câu 10->15)      - Trang bị của nghĩa quân khi vào trận: +…manh áo vải… +…ngọn tầm vông... Liệt kê + chi tiết chân thực có sức gợi tả cao +… rơm con cúi... +…lưỡi dao phay…  Đó là những vật dụng nghèo nàn, thô sơ trong cuộc sống lao động hàng ngày đã trở thành vũ khí để nghĩa quân đánh giặc. -Tinh thần chiến đấu của nghĩa sĩ:  - Hàng loạt động từ …đạp rào lướt tới… mạnh…  - nhịp điệu dồn dập, …xô cửa xông vào … nhanh mạnh, dứt khoát. …đâm ngang…chém ngựơc  Đoạn văn đặc tả khí thế chiến đấu mạnh mẽ, quyết liệt và hy sinh quên mình của nghĩa sĩ trong trận công đồn.  Từ đó, nhà thơ đã tạc lên một bức tượng đài nghệ thuật về vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất, kiên cường của người nông dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng Pháp.      - Sự tương phản giữa vũ khí, trang bị và tinh thần chiến đấu của người nông dân khi ra trận với súng to, đạn nhỏ của kẻ thù càng làm tăng thêm vẻ đẹp tráng ca của người nghĩa quân áo vải .  - Với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ, vất vả của người nông dân chính là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của họ.   -Có thể nói : “ Chỉ đến Nguyễn Đình Chiểu, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân chống ngoại xâm mới có thể chiếm lĩnh trọn vẹn một tác phẩm văn chương đẹp nhường ấy với vóc dáng đích thực của mình và được ngợi ca như những người anh hùng của thời đại. Trước Nguyễn Đình Chiểu, chưa ai làm được điều đó và sau Nguyễn Đình Chiểu một thời gian dài, cũng chưa ai vượt qua được ông. Bởi thế bài văn tế được xem như là một bước phát triển đột xuất trong thơ văn Nguyễn Đình chiểu nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung”.  3.Phần ai vãn – ai điếu: Tấm lòng của tác giả với sự hy sinh của nghĩa sĩ.  *Bao trùm lên toàn bộ phần sau của bài văn tế là một tiếng khóc lớn, mang màu sắc sử thi. Tiếng khóc ấy của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc, theo em, đó là những cảm xúc gì ?  @/Tấm lòng tiếc thương :  - Bày tỏ sự tiếc thương của nhân dân trước sự hy sinh của nghĩa quân .( cỏ cây …sầu giăng; già trẻ …luỵ nhỏ)  - Cảm thông và chia sẻ với nỗi đau đớn, xót xa của người thân nghĩa sĩ :  + Nỗi đau như xé lòng của người mẹ già “…khóc trẻ”.  +Nỗi bơ vơ, mất nơi nương tựa của những người vợ trẻ “chạy tìm chồng”.  b.Sự cảm phục :  + Nhà thơ Cảm phục và ngợi ca sự hy sinh cao cả của nghĩa sĩ.   khẳng định lẽ sống cao đẹp của họ ( sống làm chi…”).  + Ca ngợi tinh thần chiến đấu đến cùng và tư tưởng trung quân của nghĩa sĩ. ( sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…; sống thờ vua, thác cũng thờ vua..)  + Khẳng định sự bất tử của nghĩa sĩ trong lòng dân tộc ( ..danh thơm đồn... Đình miếu để thờ…muôn đời…)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.