Bài giảng Nghiệp vụ hải quan: Chương 3 - Nguyễn Cương

pdf
Số trang Bài giảng Nghiệp vụ hải quan: Chương 3 - Nguyễn Cương 40 Cỡ tệp Bài giảng Nghiệp vụ hải quan: Chương 3 - Nguyễn Cương 1 MB Lượt tải Bài giảng Nghiệp vụ hải quan: Chương 3 - Nguyễn Cương 2 Lượt đọc Bài giảng Nghiệp vụ hải quan: Chương 3 - Nguyễn Cương 32
Đánh giá Bài giảng Nghiệp vụ hải quan: Chương 3 - Nguyễn Cương
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 40 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHƯƠNG III XUẤT XỨ HÀNG HÓA Nội dung: •Một số vấn đề cơ bản về XXHH •Quy tắc xuất xứ phổ biến •Một số quy tắc xuất xứ cụ thể A. Một số vấn đề cơ bản về XXHH I. Khái niệm: “Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó (NĐ19/2006-NĐ/CP) II. Ý nghĩa, vai trò của XXHH • Thống kê, kiểm soát ngoại thương Thực hiện ưu đãi thuế quan và phi thuế quan • Trừng phạt thương mại • • Xúc tiến thương mại, bảo vệ vị trí thương mại của quốc gia III. Quy tắc Xuất xứ 1. Khái niệm: QTXX là các điều khoản cụ thể được xây dựng theo các nguyên tắc luật quốc gia hoặc các Hiệp định quốc tế để một nước áp dụng trong việc xác định XXHH 2. Các nguồn quy định pháp lý về QTXX 2.1. Quốc tế: Hiệp định QTXX của WTO 1995 Chính sách hài hòa QTXX, các quy định thuộc chương • trình ưu đãi phổ cập chung (GSP) của các nước phát triển • QTXX của Asean (CEPT) và Asean (+)… 2.2. Việt Nam Luật TM 2005 • Nghị định 19/2006-NĐ/CP • • Các thông tư… B. Các quy tắc phổ biến trong xác định xuất xứ hàng hóa 1. Quy tắc xuất xứ thuần túy Hàng hóa được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại các nước thành viên XK (Nghị định 19/2006-NĐ/CP) 1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này. 4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 tại Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. 6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế. 7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó. 8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó. 9. Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế. 10. Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó. 2. Xuất xứ không thuần túy Không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại các nước thành viên xuất khẩu  Hàng hóa trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm.  Nước xuất xứ của hàng hóa là quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện cộng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này. Thay đổi cơ bản? • Những công đoạn chế biến làm thay đổi cơ bản? Lau chùi, giết mổ, dán nhãn mác hàng hóa….??? ? Hàng hóa được sản xuất bằng máy móc, công nghệ của Việt Nam, nguyên liệu Nhật Bản? ? Bao bì bao gói hàng hóa để bán lẻ ? Hàng hóa được NK dưới dạng rời thành nhiều đợt • Các tiêu chí xác định sự thay đổi cơ bản hàng hóa 2.1. Tiêu chí chuyển đổi mã HS • "Chuyển đổi mã số hàng hóa" là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa ở cấp bốn (04) số so với mã số HS của nguyên liệu không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó; • Nguyên liệu tham gia trong quá trình sản xuất phải đạt được chuyển đổi cơ bản • Là tiêu chí chung nhất, thường kết hợp với những tiêu chí còn lại Ví dụ: Theo quy định tại TT 08-BTM/2006: NK thủy sản sống hoặc đông lạnh dưới dạng nguyên liệu thô (chương 03) để sản xuất ra thủy sản chế biến (chương 16) 2.2. Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị  "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất ra;  Bổ sung hoặc thay thế cho quy tắc chuyển đổi mã HS  2 cách quy định phổ biến: • Tỷ lệ tối thiểu hàm lượng nội địa hóa • Tỷ lệ tối đa giá trị nguyên liệu không xuất xứ 2.3. Tiêu chí công đoạn gia công chế biến - Nguyên vật liệu, bộ phận không xuất xứ được NK được coi là gia công chế biến đủ khi trải qua quá trình gia công chế biến cụ thể để tạo nên sản phẩm cuối cùng được công nhận xuất xứ - Thường kết hợp với tiêu chí chuyển đổi mã HS để xác định XXHH Ví dụ: • Da NK, được cắt và may thành găng tay • Lắp ráp linh kiện rời xe đạp được NK đồng bộ??
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.