Bài giảng môn học Luật hành chính 2 (Phương cách quản lý hành chính nhà nước): Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc (2017)

pdf
Số trang Bài giảng môn học Luật hành chính 2 (Phương cách quản lý hành chính nhà nước): Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc (2017) 8 Cỡ tệp Bài giảng môn học Luật hành chính 2 (Phương cách quản lý hành chính nhà nước): Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc (2017) 257 KB Lượt tải Bài giảng môn học Luật hành chính 2 (Phương cách quản lý hành chính nhà nước): Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc (2017) 0 Lượt đọc Bài giảng môn học Luật hành chính 2 (Phương cách quản lý hành chính nhà nước): Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc (2017) 6
Đánh giá Bài giảng môn học Luật hành chính 2 (Phương cách quản lý hành chính nhà nước): Chương 4 - Nguyễn Hữu Lạc (2017)
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

3/20/17 CHƯƠNG IV THỦ TỤC HÀNH CHÍNH "Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. - Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu tại tại văn phòng công sở nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông tin quản lý phần lớn là văn bản. - Cải cách thủ tục hành chính là một hoạt động đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, hiệu quả. I. KHÁI NIỆM, ÐẶC ÐIỂM, Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Những quan điểm chung về thủ tục hành chính - Thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một trình tự nhất định + Thủ tục lập hiến và lập pháp: là thủ tục làm hiến pháp và làm luật. + Thủ tục tố tụng tư pháp: là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, định tội được thực hiện bởi các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. + Thủ tục hành chính: là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 2. Ðặc điểm của thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức nhà nước. - Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc nội bộ của nhà nước và công việc liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân - Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép, ra quyết định có tính chất đơn phương và đòi hỏi thi hành ngay nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả những công việc diễn ra hàng ngày trong xã hội. 3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trong các quyết định hành chính được thi hành thuận lợi - Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp lý cũng như các hậu quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. 1 3/20/17 - Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động quản lý nhà nước. - Thủ tục hành chính liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. II. CHỦ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là những chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và những người có thẩm quyền công vụ. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là công dân và cũng có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và những người có thẩm quyền công vụ. Ngoài ra, còn có chủ thể của thủ tục hành chính với tư cách là bên thứ ba như: người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người chứng kiến. Điều kiện làm phát sinh các quan hệ thủ tục hành chính bao gồm: - Có quy phạm nội dung và các quy phạm thủ tục hành chính phù hợp với nó. - Có sự kiện pháp lý làm cơ sở để xuất hiện quan hệ pháp luật hành chính. - Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực chủ thể hành chính. - Thủ tục hành chính cũng là một biện pháp của pháp luật về hành chính nên việc xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển luật pháp. - Thủ tục hành chính xét trên một phương diện nhất định là sự biểu hiện trình độ văn hóa của tổ chức. III. QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Quy phạm thủ tục hành chính Là các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của các chủ thể. 2. Quan hệ thủ tục hành chính Các quan hệ thủ tục hành chính phát sinh trên cơ sở quy phạm thủ tục hành chính được gọi là quan hệ thủ tục hành chính. IV. CÁC LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước - Thủ tục trước bạ, hộ tịch; - Thủ tục trong lĩnh vực đăng ký và hoạt động kinh doanh; - Thủ tục trong xuất nhập khẩu hàng hóa; - Thủ tục liên quan đến đất đai, nhà ở, xây dựng; - Thủ tục liên quan đến hoạt động đền bù và giải phóng mặt bằng… 2 3/20/17 2. Phân loại theo các loại hình công việc cụ thể - Thủ tục thông qua và ban hành văn bản pháp quy; - Thủ tục xét phong đơn vị, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua; - Thủ tục tuyển dụng cán bộ - Thủ tục giải quyết các công việc hành chính theo yêu cầu hợp pháp của các cá nhân, tổ chức… 4. Phân loại dựa trên quan hệ công tác - Thủ tục hành chính nội bộ: - Thủ tục hành chính liên hệ: - Thủ tục văn thư 3. Phân loại theo chức năng hoạt động của các cơ quan V. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính - Xây dựng thủ tục hành chính phải phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với pháp luật hiện hành của nhà nước ta - Xây dựng thủ tục hành chính phù hợp với thực tế, với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Xây dựng thủ tục hành chính sao cho đơn giản, dễ hiểu, công khai, thuận lợi cho việc thực hiện 2. Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính - Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện đúng trình tự với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép. - Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo tính chính xác, công minh: tính chính xác, công minh trong thủ tục hành chính được đảm bảo thực hiện bởi hoạt động của cơ quan tiến hành thủ tục. - Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp VI. THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính liên quan đến thể chế quản lý, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, quy chế làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính. - Mọi cơ quan nhà nước khi giải quyết công việc phải công khai hóa các thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động của mình và có nghĩa vụ phải tự mình thực hiện đúng các thủ tục đã công bố, không được tùy tiện thay đổi, bổ sung luật. - Thủ tục hành chính phải được thực hiện đơn giản, tiết kiệm. 3 3/20/17 - Giải quyết kịp thời các khiếu nại của nhân dân về việc thực hiện không đúng các thủ tục hành chính làm tổn hại đến lợi ích của nhà nước và của nhân dân. - Các cơ quan nhà nước và cán bộ có thẩm quyền khi nhận được đơn thư khiếu nại của công dân, tổ chức cần phải kịp thời trả lời, giải quyết theo đúng thẩm quyền của mình. 2. Các giai đoạn của thủ tục hành chính Giai đoạn 1: Quy định thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành chính có những đặc điểm riêng được xem xét trong các quy định về trách nhiệm hành chính, văn bản hành chính. Giai đoạn 2: Quy định thủ tục giải quyết các vụ việc riêng biệt cụ thể bao gồm thủ tục xử phạt hành chính; thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi lạm quyền, vi phạm pháp luật của người có chức vụ; thanh tra Thủ tục này bao gồm một số bước sau: - Khởi xướng vụ việc; - Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc; VII. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1 Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính - Ðòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho nhân dân nhất là đối với những người ít hiểu biết các quy định về lề lối làm việc của - Thi hành quyết định; các cơ quan nhà nước. - Nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, rườm rà, - Khiếu nại và xem xét lại quyết định bị khiếu nại hoặc xem xét lại quyết định đã ra khi phát hiện tình tiết mới. không rõ ràng về trách nhiệm. - Trì trệ, không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa, còn theo thói quen, kinh nghiệm và còn dựa trên các cơ sở thực tế không còn phù hợp. - Thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện. - Thiếu công khai. 2. Ý nghĩa của việc cải cách thủ tục hành chính - Cải cách thủ tục hành chính trước hết là nhằm giảm bớt những quy định rườm rà không cần thiết. - Cải cách thủ tục hành chính nhằm khắc phục sự chồng chéo lẫn nhau trong việc phục vụ các yêu cầu của người dân. - Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. 3. Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay - Phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, rườm rà, phức tạp. - Phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và giải quyết công việc của dân và tổ chức. 4 3/20/17 VIII. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT 30C/NQ-CP NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ 1. Cải cách thể chế - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. - Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật. - Hoàn thiện thể chế về sở hữu. - Tiếp tục đổi mới về thể chế doanh nghiệp nhà nước. - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt - Sửa đổi và bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hoá theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. - Xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân, trọng tâm là phát huy và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. động của các cơ quan hành chính nhà nước. 2. Cải cách thủ tục hành chính - Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp. - Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. - Công khai minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp. Thực hiện thống nhất cách tính chi phí khi giải quyết thủ tục hành chính. - Duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. 3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước - Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) - Đặt yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế. - Mở rông dân chủ, công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát. - Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các qui định hành chính để hỗ trợ nâng cao chất lượng của các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện các thủ tục hành chính của các cơ qhan hành chính nhà nước các cấp. - Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp. 5 3/20/17 - Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao, nhất là trong các lĩnh vực phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân giáo dục, y tế; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ và Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020. đạt mức trên 80% vào năm 2020; 4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. - Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức - Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; - Trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm; đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả; - Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống; - Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; 6 3/20/17 - Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm; - Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện làm việc khó khăn, nguy hiểm, độc hại. Đổi mới quy định của pháp luật về khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và có chế độ tiền thưởng hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc công vụ; 5. Cải cách tài chính công. - Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. - Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách; - Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn; - Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ; - Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; - Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiện chính sách điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. 7 3/20/17 6. Hiện đại hoá hành chính - Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, - Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công; công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong - Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính; nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; - Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước; - Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; - Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện. 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.