Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu

pdf
Số trang Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu 32 Cỡ tệp Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu 804 KB Lượt tải Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu 3 Lượt đọc Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu 35
Đánh giá Bài giảng Luật Lao động: Bài 3 - PGS.TS. Lê Thị Châu
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 32 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT LAO ĐỘNG Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu v1.0015103216 BÀI 3 ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC, THƯƠNG LƯỢNG VÀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ Giảng viên: PGS.TS. Lê Thị Châu v1.0015103216 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày và phân tích được khái niệm nguyên tắc của đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng và thoả ước lao động tập thể. • Chứng minh được thoả ước lao động tập thể là “luật” trong một đơn vị sử dụng lao động, trình bày được các quy định của pháp luật về thương lượng, kí kết và đăng kí thoả ước tập thể, xác định được thời điểm có hiệu lực và thời hạn của thoả ước lao động thể. • Phân tích được các trường hợp thoả ước lao động tập thể vô hiệu và cách xử lí thoả ước tập thể vô hiệu, phân biệt được thoả ước lao động tập thể với hợp đồng lao động; đánh giá được mối quan hệ giữa thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động. • Vận dụng được để giải quyết các tình huống thực tế, có kĩ năng thương lượng và xây dựng thoả ước lao động tập thể. v1.0015103216 3 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Lí luận Nhà nước và pháp luật; • Luật Dân sự; • Luật kinh tế. v1.0015103216 4 HƯỚNG DẪN HỌC • Các văn bản pháp luật: Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn 2012, Nghị định 05/2015 NĐCP, Nghị định 60/2013. • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa hiểu rõ. • Trả lời các câu hỏi của bài học. • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về đối thoại nơi làm việc, thương lượng và thảo ước lao động tập thể. v1.0015103216 5 CẤU TRÚC NỘI DUNG v1.0015103216 3.1 Đối thoại tại nơi làm việc 3.2 Thương lượng tập thể 3.3 Thỏa ước lao động tập thể 6 3.1. ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC 3.1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa 3.1.2. Nội dung 3.1.3. Trách nhiệm đối thoại định kì tại nơi làm việc v1.0015103216 7 3.1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA • Khái niệm: Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. • Bản chất của đối thoại tại nơi làm việc là quá trình trao đổi trực tiếp giữa người lao động, đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động.  Chủ thể đối thoại tại nơi làm việc:  Người lao động – Người sử dụng lao động;  Đại diện tập thể người lao động – người sử dụng lao động. Chia sẻ thông tin để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Các cấp độ đối thoại tại nơi làm việc Chia sẻ thông tin để thảo luận, giải quyết một vấn đề vì lợi ích chung của hai bên. Chia sẻ thông tin để thảo luận, đàm phán, giải quyết những vấn đề có sự mâu thuẫn về lợi ích của hai bên. v1.0015103216 8 3.1.1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA (tiếp theo) • Mục đích (Khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2012):  Nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa hai bên chủ thể để đảm bảo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.  Hình thức: Trao đổi trực tiếp giữa các bên chủ thể theo định kì ba tháng một lần hoặc đột xuất theo yêu cầu của một trong các bên chủ thể. • Ý nghĩa của đối thoại tại nơi làm việc:  Là biện pháp nhằm vận hành quan hệ lao động;  Tăng cường hiểu biết, chia sẻ và cùng có lợi giữa các bên chủ thể;  Người lao động cảm thấy được tôn trọng;  Góp phần nâng cao vị thế người lao động trong quan hệ lao động;  Nếu vận hành tốt sẽ tác động đến mọi vấn đề của doanh nghiệp;  Là chìa khóa vàng hạn chế tranh chấp lao động, đình công;  Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển. v1.0015103216 9 3.1.2. NỘI DUNG Điều 64 Bộ luật Lao động 2012: • Tình hình sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động. • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc. • Điều kiện làm việc. • Yêu cầu của người lao động, tập thể lao động đối với người sử dụng lao động. • Yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động, tập thể lao động. • Nội dung khác mà hai bên quan tâm. • Các loại đối thoại: Đối thoại định kì (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 60) Đối thoại theo yêu cầu một bên (Khoản 1 Điều 13 Nghị định 60)   3 tháng một lần. Các bên đều có quyền yêu cầu tổ chức đối thoại.  Khoảng cách giữa hai lần tối đa  không quá 90 ngày.  Không phải tổ chức đối thoại nếu trùng hội nghị người lao động. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại.  Do người sử dụng lao động chủ trì. v1.0015103216 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.