Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4

pdf
Số trang Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 32 Cỡ tệp Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 1 MB Lượt tải Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 0 Lượt đọc Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 0
Đánh giá Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 32 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ BÀI 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Nội dung Mục tiêu • Phân tích vai trò và chức năng của tiền tệ • Giúp học viên hiểu được bản chất của tiền tệ, các cách xác định cung tiền, cầu tiền • Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ • Giúp học viên hiểu được bản chất của chính sách tiền tệ và vai trò của Ngân hàng Trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ • Bản chất, nội dung, và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Thời lượng học • 6 tiết học 99 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Các kiến thức cần có • Các kiến thức về đại số: Học viên phải biết cách giải các hệ phương trình bậc nhất cơ bản. • Kiến thức về hình học: Học viên có thể sử dụng đồ thị để phân tích các sự biến đổi của các biến số Kinh tế Vĩ mô. • Xã hội: Thường xuyên cập nhật các kiến thức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước bằng các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng và phân tích các biến số, chính sách Kinh tế Vĩ mô được hiệu quả hơn và mang ý nghĩa thực tiễn hơn. Học viên có thể đọc thêm các bài viết về lịch sử hình thành tiền tệ để thấy được vai trò của việc phân tích chính sách tiền tệ. Hướng dẫn học • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho chương này để học tập tốt hơn. • Bài 4 là bài về chính sách tiền tệ được phân tích trong nền kinh tế đóng. Học viên có thể thu thập được khá nhiều tài liệu liên quan trên thực tiễn về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2008 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 100 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá. Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi trực tiếp với nhau. Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc đà, lông súc vật, dao, xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Đó là các hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. Bản thân chúng là một sự thay đổi to lớn trong quá trình phát triển sản xuất của xã hội loài người. Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được. Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới. Tiền giấy Nhu cầu trao đổi đã phát triển đến mức cần có những loại tiền mới không chỉ là tiền giấy, séc mà còn là thẻ tín dụng, tiền điện tử, v.v… Nó được chuyển nhượng thông qua các máy tính, đường điện thoại và thậm chí có thể không tồn tại trên giấy tờ. Như vậy, ngày nay tiền được coi là mọi thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng. 4.1. Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ 4.1.1. Khái niệm tiền tệ Tiền là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Nó có thể là tiền mặt, vàng, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán như tiền dưới dạng séc (check – tức là tài khoản ký quỹ không thời hạn ở ngân hàng) và có thể kể cả tiền để dành trong ngân hàng mà có thể rút ra bất cứ lúc nào. 101 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Tiền tệ khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông". Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền xu) do Nhà nước (Ngân hàng Trung Ương, Bộ Tài chính, v.v...) phát hành. Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ "đơn vị tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có Tiền tệ cùng một tên gọi (ví dụ: Dollar, franc...) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví dụ: Dollar Úc). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam được gọi là đồng, ký hiệu dùng trong nước là "đ", ký hiệu quốc tế là VND, đơn vị nhỏ hơn của đồng là hào (10 hào = 1 đồng) và xu (10 xu = 1 hào). Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy. Theo luật pháp của Việt nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn. Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong lưu thông) phải có các tính chất cơ bản sau đây: • Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung Ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi. • Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung Ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác. • Tính có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các loại mệnh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: Nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém. 102 Tính chất tiền tệ Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ • Tính lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc. • Tính dễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4. • Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý Tiền là phương tiện cất giữ giá trị nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay Ngân hàng Trung Ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu. • Tính đồng nhất: Tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi. 4.1.2. Các chức năng của tiền tệ • Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ. Tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu thông thị trường trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường. Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao dịch thành công giữa hai vật trong kinh tế đòi hỏi Tiền là một phương tiện thanh toán các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. Ví dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để đổi lấy dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư. 103 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ • Dự trữ giá trị: Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng có thể để dành một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Như vậy, tiền là một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất. Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như chỉ là các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (thí dụ như là vàng hay kim cương). Nếu tiền không tồn tại thì một người nông dân chỉ có khả năng trao đổi ngũ cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ cốc này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ cốc sớm để đổi lấy tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả. Chức năng bảo toàn giá trị tạo thành là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ, tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị. • Đơn vị hạch toán: Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các hàng hoá khác nhau. Đặc biệt nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, vì khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia. Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một nền kinh tế có thể được thể hiện Tiền làm đơn vị hạch toán bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỉ giá tương đối khác nhau (thí dụ: 1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ lao động = 1 cái áo; 1 giờ lao động = 1kg thịt; 5 bánh mì = 1 cái áo; 1 cái áo = 1 kg thịt,...). Khi sử dụng tiền như là một chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi (5 đơn vị tiền = 1 giờ lao động = 10 kg gạo = 1 cái áo = 1 kg thịt lợn = ...), vì thế mà khi so sánh giá cả không còn phải tốn nhiều công sức nữa. 4.1.3. Phân loại tiền Với chức năng là phương tiện thanh toán và dự trữ, giá trị tiền là một loại tài chính. Trong thực tế, chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tín phiếu, v.v… Không phải mọi loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng này được xác định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ. Ta có thể phân chia loại tiền theo tính chuyển đổi như sau: • Tiền mặt lưu hành (M0): Với sự đa dạng về lượng giá trị danh nghĩa, loại tiền này tuy không sinh lợi, nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất và được gọi là M0 (M0 bao gồm tiền giấy và tiền kim loại lưu thông trên thị trường). • Tiền gửi tài khoản ngân hàng không kỳ hạn có thế viết séc, v.v.... để thanh toán là một loại tiền có khả năng thanh toán cao, tuy mức độ sẵn sàng cho thanh toán có kèm tiền mặt. Vì vậy, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không thời hạn được nhiều nước coi là tiền giao dịch (M1) một trong những đại lượng đo lường cung tiền chủ yếu của một quốc gia. M1 = M0 + tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn (D) 104 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) tuy tính chuyển đổi kém hơn so với tiền gửi ngân hàng, nhưng vẫn có khả năng chuyển sang tiền mặt mà không gặp nhiều khó khăn, nên nó cũng được coi là có khả năng thanh toán. M1 cộng với tiền tiết kiệm có kỳ hạn (ngắn hạn) được gọi là M2. Vì khả năng thanh toán tương đối cao của các loại tiền này, nên nhiều nước xác định M1 hoặc M2 là đại lượng chủ yếu để đo cung tiền. Ngày nay, do sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống tài chính đã cho ra đời nhiều loại tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng như các chứng khoán cơ bản (tín phiếu kho bạc ngắn hạn, v.v…), các giấy xác nhận tài chính đối với tài sản hữu hình, các chấp nhận thanh toán của ngân hàng, v.v… Chúng cũng có khả năng nhất định nào đó trong thanh toán và vì thế, tuỳ theo tính chất dễ chuyển đổi sang thanh toán mà được xếp vào các đại lượng cung tiền M3, M4, v.v… Ở các nước đang phát triển bị ngoại tệ hoá, tiền ngoại tệ trong dân gian cũng phải tính nhưng thu thập thông tin rất khó khăn. Nếu nước nào dùng vàng để thanh toán thì vàng cũng phải tính vào lượng tiền tệ. Đây là trường hợp của Việt Nam với việc sử dụng rộng rãi ngoại tệ và vàng làm phương tiện thanh toán. Ở các nước phát triển, nhiều phương tiện thanh toán mới mẻ ra đời do đó hiện nay hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc và chuẩn của IMF, thay vì đưa ra một danh sách các phương tiện mà mọi nước phải theo như trước đây, đã khuyến nghị rằng mỗi nước phải tự làm quyết định về những phương tiện nào nên đưa vào tiền tệ trên cơ sở đánh giá phương tiện nào có khả năng thanh toán như tiền mặt. Vậy, mức cung tiền là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng M (có thể là M1 hoặc M2,.v.v.) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả mãn nhu cầu trao đổi, giao dịch thường xuyên của hoạt động kinh tế quốc dân. Trên góc độ Kinh tế Vĩ mô, người ta quan tâm nhiều hơn đến M1, M2; đồng thời cũng theo dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền tệ khác. Vì vậy, khối lượng tiền M tuỳ mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia có thể lựa chọn là M1, M2 dùng đại lượng chính đo mức cung tiền. Nhiều nước đang phát triển thường lựa chọn đại lượng đó là M2. Tỷ lệ M2/GDP là một chỉ số quan trọng phản ánh khái quát quy mô của nguồn vốn luân chuyển và mức độ tiền tệ hóa của một nền kinh tế. 4.2. Cung tiền và quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại 4.2.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những người sở hữu nó tránh mất mát, đổi lại người chủ sở hữu phải trả cho người cầm giữ hộ một khoản tiền công. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày càng lớn thì ngân hàng trở thành nơi giữ tiền cho những người có tiền và cung cấp tiền cho những người cần tiền. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại, và rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: Ngân hàng thương mại và ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng như của các tổ chức 105 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ môi giới tài chính khác như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm,... là nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức xã hội,... Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của Ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn – tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của Ngân hàng thương mại. Hoạt động của Ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. Khác hẳn với Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) không hoạt động vì mục đích lợi nhuận và cũng không kinh doanh tiền tệ. Mỗi một quốc gia chỉ có Ngân hàng thương mại một ngân hàng Nhà nước duy nhất, có thể gọi là ngân hàng mẹ có các chức năng như phát hành tiền, quản lý, thực thi và giám sát các chính sách tiền tệ; và có rất nhiều Ngân hàng thương mại, có thể coi là các ngân hàng con có chức năng thực hiện lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Trong trường hợp Ngân hàng thương mại đứng trên bờ vực phá sản, NHTƯ sẽ là nguồn cấp vốn cuối cùng mà Ngân hàng thương mại tìm đến. Trong NHTM, tiền huy động được của người gửi gọi là tài sản "nợ", tiền cho công ty và các cá nhân vay cũng như tiền gửi ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là tài sản "có" của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động được và số tiền đem cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có. Phần tài sản có tính thanh khoản cao được giữ để đề phòng trường hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút đột ngột gọi là dự trữ của ngân hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng được chia làm hai loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ lập trên cơ sở trích từ lợi nhuận của tổ chức như quỹ dự trữ bổ sung Quá trình tạo tiền vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Vốn cấp 2 bao gồm: Phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức, nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ khác). Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, NHTM thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu. Năm 106 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ 2005 – 2006 Việt Nam đã tích cực đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước với mục đích quan trọng nhất là nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức này. Tính đến tháng 2–2007 đã có 34 NHTM hoàn tất việc cổ phần hóa với tổng số vốn điều lệ trên 21.000 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thường Tín có số vốn điều lệ cao nhất là trên 2.089 tỷ đồng. 4.2.2. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và được thực hiện bởi hệ thống các Ngân hàng thương mại. Mỗi ngân hàng khi nhận được một khoản tiền gửi bắt buộc họ phải để lại dự trữ theo một tỷ lệ nhất định do NHTƯ quy định. Số tiền dự trữ này chủ yếu là để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chi trả thường xuyên của NHTM và do yêu cầu quản lý tiền của NHTƯ. Số tiền còn lại tiếp tục được cho vay, số tiền này lại được quay về hệ thống ngân hàng và cứ tiếp tục như vậy, quá trình này cứ diễn ra liên tục. Tiền cơ sở (H) Tiền mặt lưu hành Dự trữ tiền mặt của các NH Các khoản tiền gửi không kỳ hạn Mức cung tiền (MS) Hình 4.1. Sơ đồ tạo tiền của ngân hàng thương mại Kết quả là đã làm cho số lượng tiền có khả năng thanh toán gia tăng thêm một lượng là: u∆D = ( 1/rb). ∆R Và cuối cùng tổng số tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM sẽ là: D = (1/rb).R Trong đó: rb là tỷ lệ dự trữ bắt buộc D là lượng tiền gửi R là lượng tiền dự trữ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rb là mức tỷ lệ dự trữ tối thiểu hợp pháp do NHTƯ quy định đối với các NHTM. Tỷ lệ rb được tính như sau: rb = Rb/D Trong đó Rb là mức tiền dự trữ bắt buộc. Tiền dự trữ bắt buộc trong NHTM để bảo đảm vai trò quản lý của NHTƯ đối với các NHTM và bảo đảm quá trình thanh toán được diễn ra một cách liên tục và thường xuyên. Giả sử với lượng tiền gửi ban đầu là D khi đưa vào hoạt động trong hệ thống NHTM sẽ tạo thêm một khoản dự trự mới là ∆R và tạo ra một khoản tối đa cho vay mới là ∆D, khoản này lại tiếp tục được cho vay và kết quả là lượng tiền gửi được khuyếch đại lên nhiều lần và lượng tiền gửi đó đã tăng thêm một lượng là: ∆D = 1/rb. ∆R. ∑D = D + ∆D1 + ∆D2 + ∆D3 +...+ ∆Di 107 Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ Ví dụ: Với một lượng tiền gửi ban đầu là 1000 USD, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTƯ quy định đối với NHTM là 10%. Vậy tổng số lượng tiền gia tăng thêm có khả năng thanh toán do NHTM tạo ra và tổng số lượng tiền có khả năng thanh toán trong hệ thống NHTM là bao nhiêu? Ngân hàng thứ nhất Tài sản có Dự trữ $100 Cho vay Tài sản nợ Tiền gửi $1000 $900 Tổng tài sản Tổng các khoản nợ $1000 $1000 Hình 4.2. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại Chúng ta hãy xem xét quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại sau đây: Ngân hàng thứ hai nhận được một khoản tiền gửi là $900, để lại dự trữ theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, tức là dự trữ $90, phần còn lại $810 tiếp tục cho vay. Ngân hàng thế hệ thứ nhất Tài sản có Dự trữ $100 Ngân hàng thế hệ thứ hai Tài sản nợ Tiền gửi $1000 Tài sản có Dự trữ Tài sản nợ $90 Tiền gửi $900 Cho vay $810 Cho vay $900 $1000 Tổng tài sản $1000 Tổng khoản nợ Tổng tài sản Tổng khoản nợ $900 $900 $1000 Hình 4.3. Quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại Bảng 4.1. biểu thị quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại và tổng lượng tiền giao dịch được tạo trong hệ thống ngân hàng thương mại. Bảng 4.1: Quá trình tạo tiền của các ngân hàng thương mại Các thế hệ ngân hàng Sử dụng tiền vào Dự trữ Cho vay Thứ 1 1000 100 900 Thứ 2 900 90 810 Thứ 3 810 81 729 Thứ 4 729 72,9 656,1 …. …. …. Thứ 100 0,0295 0,00295 0,02655 Tổng số 10000 1000 9000 … 108 Tiền ngân hàng tăng thêm
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.