Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

pdf
Số trang Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng 63 Cỡ tệp Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng 1 MB Lượt tải Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng 176 Lượt đọc Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng 213
Đánh giá Bài giảng Kinh tế quốc tế: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 63 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG K​HOA KINH T​Ế BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ (Dùng cho đào tạo tín chỉ bậc đại học) Người biên soạn: ThS. Nguyễn Mạnh Hiếu Lưu hành nội bộ - Năm 2019 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ Đối tượng và nội dung học phần kinh tế quốc tế Đối tượng nghiên cứu của học phần kinh tế quốc tế Nội dung nghiên cứu của học phần kinh tế quốc tế Các hình thức kinh tế quốc tế Thương mại quốc tế Khái niệm về thương mại quốc tế Quá trình hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Đầu tư quốc tế Trao đổi quốc tế về khoa học công nghệ Trao đổi quốc tế về sức lao động Các dịch vụ thu ngoại tệ Xu thế phát triển kinh tế thế giới Xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức Kinh tế vật chất và kinh tế tri thức Biểu hiện của xu thế phát triển kinh tế tri thức Cơ cấu đầu tư có sự thay đổi Cơ cấu trao đổi trong thương mại quốc tế có sự thay đổi. Tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức Xu thế toàn cầu, khu vực hóa Quốc tế hóa và toàn cầu hóa Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa kinh tế Trong lĩnh vực sản xuất: Trong lĩnh vực đầu tư: Trong lĩnh vực thương mại: Tác động của xu thế toàn cầu hóa Tác động tiêu cực Xu thế mở cửa kinh tế quốc gia Đóng cửa và mở cửa kinh tế quốc gia Mục tiêu mở cửa kinh tế quốc gia Biểu hiện của xu thế mở cửa kinh tế quốc gia Tác động của xu thế mở cửa kinh tế quốc gia Tác động tiêu cực Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế 7 8 8 8 9 9 9 9 10 13 14 14 16 17 17 17 17 18 18 18 19 19 19 19 20 20 20 21 21 21 21 22 22 23 23 2 CHƯƠNG 2: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Khái niệm, vai trò và các hình thái thương mại quốc tế Khái niệm và vai trò của thương mại quốc tế Khái niệm thương mại quốc tế Vai trò của thương mại quốc tế Các hình thức thương mại quốc tế Nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế Nguyên tắc tương hỗ (Reciprocity) Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT) Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập - GSP Lý thuyết thương mại quốc tế Chủ nghĩa trọng thương Cơ sở ra đời Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa trọng thương Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Đặc điểm tình hình Quan điểm của Adam Smith Mô hình thương mại Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Giả thiết Nội dung lý thuyết Minh họa bằng số liệu Tỷ lệ trao đổi thương mại ToT (Terms of Trade, Điều kiện thương mại) Phân tích lợi ích thu được từ trao đổi thương mại Lý thuyết chi phí cơ hội Lý thuyết H-O Những giả thiết của lý thuyết H-O Yếu tố thâm dụng Yếu tố dư thừa Nội dung lý thuyết H-O Chính sách thương mại quốc tế Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế Khái niệm Vai trò Phân loại chính sách thương mại quốc tế 25 25 25 25 25 26 28 28 28 28 28 29 29 29 29 29 29 30 30 31 31 31 32 34 35 39 40 40 40 42 43 43 43 43 43 43 3 Chính sách tự do thương mại Chính sách bảo hộ thương mại Các biện pháp cơ bản thực hiện trong thương mại quốc tế Thuế quan Khái niệm Phân loại Vai trò của thuế quan Phân tích sự tác động cục bộ của thuế quan Thuế quan danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ thực sự Các biện pháp hạn chế về số lượng Hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota) Hạn ngạch thuế quan (Tariff Quota) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Trợ cấp xuất khẩu Bán phá giá và chống bán phá giá Bán phá giá (Dumping) Chống bán phá giá (Anti Dumping) Rào cản kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế CHƯƠNG 3: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Khái niệm và vai trò đầu tư quốc tế Khái niệm đầu tư quốc tế Vai trò của đầu tư quốc tế Các hình thức đầu tư quốc tế Phân loại đầu tư quốc tế Đầu tư của tư nhân: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Các hình thức đầu tư quốc tế cụ thể Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) Đối với chủ đầu tư: Đối với phía tiếp nhận đầu tư: Hạn chế: Đối với nước tiếp nhận vốn: Đối với nước xuất khẩu vốn: Đầu tư gián tiếp nước ngoài Đối với nước tiếp nhận vốn: Đối với chủ đầu tư: 43 44 44 44 44 44 45 45 48 49 49 51 51 51 51 51 51 52 64 64 64 64 64 64 64 64 65 65 66 66 66 66 67 67 67 67 4 Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) Chính sách và đầu tư quốc tế của Việt Nam Hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam Định hướng phát triển đầu tư quốc tế của Việt Nam Những giải pháp đẩy mạnh đầu tư quốc tế của Việt Nam 67 67 71 71 72 72 CHƯƠNG 4: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 74 74 Hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 74 74 Tính tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế Liên kết kinh tế quốc tế 74 74 Khái niệm Các hình thức liên kết quốc tế 75 75 Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân Liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước 76 77 Các tác động kinh tế của liên minh thuế quan Liên minh thuế quan tạo lập mậu dịch (Trade Creation) 77 78 Liên minh thuế quan chuyển hướng mậu dịch (Trade diversion) Sự hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực 79 79 Giới thiệu một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 79 81 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Ngân hàng thế giới (WB) 83 Liên minh Châu Âu (EU) 84 85 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 87 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 88 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Sự hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực 89 89 Việt Nam tham gia vào ASEAN và AFTA Việt Nam tham gia APEC 90 91 Lộ trình Việt Nam tham gia WTO Những cơ hội và thách thức đối các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập kinh tế 92 quốc tế Những cơ hội 92 92 Những thách thức Giải pháp cơ bản hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 92 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 92 5 Các giải pháp từ phía chính phủ 93 93 Thông tin, tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 93 Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế 94 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị 95 96 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, 97 khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT : Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao BTO : Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh BT : Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao CEPT : Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CPCH : Chi phí cơ hội EU : Liên minh Châu Âu FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Khu vực mậu dịch tự do H-O : Lý thuyết Heckscher – Ohlin IBRD : Ngân hàng tái thiết và phát triển ICSID : Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế IDA : Hiệp hội phát triển quốc tế IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế IFC : Công ty tài chính quốc tế ISO : Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế KTQT : Kinh tế quốc tế M&A : Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập MFN : Nguyên tắc tối huệ quốc MIGA : Cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương NSLĐ : Năng suất lao động NT : Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PPF : Đường giới hạn khả năng sản xuất ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QG : Quốc gia WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Đối tượng và nội dung học phần kinh tế quốc tế 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của học phần kinh tế quốc tế Kinh tế học quốc tế là một bộ môn khoa học, một chuyên ngành của kinh tế học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Kinh tế học quốc tế được phát triển suốt từ thế kỷ XVIII và đã quy tụ được nhiều học giả kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill, Alfred Marshall, John Maynard Keynes, và Paul A. Samuelson. Tuy nhiên, chỉ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với việc ứng dụng các công cụ kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô, kinh tế học quốc tế mới trở nên phát triển sâu và rộng. Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia, phân tích dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và thanh toán giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới, chính sách định hướng cho các dòng chảy này ảnh hưởng của chúng đối với phúc lợi của quốc gia. Sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia này ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các quan hệ chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh giữa các quốc gia. Kinh tế học quốc tế nghiên cứu học thuyết thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế, thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán, kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Học thuyết thương mại quốc tế phân tích cơ sở và những thu nhập từ thương mại quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của các trở ngại thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mới. Nghiên cứu thị trường ngoại hối trên khía cạnh là hệ thống cho sự trao đổi đồng tiền một quốc gia này cho một quốc gia khác. Trong khi đó, cán cân thanh toán đo lường phần nhận được và chi trả của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Cuối cùng, kinh tế vĩ mô trong kinh tế mở phân tích cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán trong sự tác động sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia với sự khác nhau của các hệ thống tiền tệ và ảnh hưởng của chúng lên phúc lợi của quốc gia. Học thuyết và các chính sách thương mại quốc tế là khía cạnh kinh tế vi mô của Kinh tế học quốc tế, vì chúng phân tích với các quốc gia cụ thể, được xem xét như một đơn vị riêng và với giá cả của hàng hóa cụ thể. Trên phương diện khác, cán cân thanh toán nghiên cứu phần nhận được và chi trả trong khi các chính sách điều chỉnh ảnh hưởng mức thu nhập và chỉ số giá chung, chúng mô tả các khía cạnh kinh tế vĩ mô của Kinh tế học quốc tế, đó là nói kinh tế vĩ mô trong kinh tế mở hay tài chính quốc tế. Kinh tế học quốc tế lại chia thành hai mảng lớn là thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. 8 Thương mại quốc tế nghiên cứu các lý luận về thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế. Các lý luận thương mại quốc tế quan trọng là thuyết về lợi thế so sánh, mô hình Heckscher-Ohlin (cùng với định lý Stolper-Samuelson), v.v... Còn tài chính quốc tế nghiên cứu về thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán. Các lý luận chính trong mảng tài chính quốc tế bao gồm từ thuyết sức mua tương đương của kinh tế học cổ điển đến thuyết lựa chọn động cơ tài sản của kinh tế học Keynes, rồi các định lý Balassa-Sammuelson. Dựa trên các thuyết này, tài chính quốc tế còn nghiên cứu về chính sách tài chính quốc tế thông qua các mô hình Mundell-Flemming và mô hình AA-DD. Tài chính quốc tế còn nghiên cứu cả nguyên nhân của khủng hoảng cán cân thanh toán và đề xuất các chính sách phòng ngừa. 1.1.2. Nội dung nghiên cứu của học phần kinh tế quốc tế Nội dung nghiên cứu của môn kinh tế quốc tế sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến các quan hệ kinh tế quốc tế như: - Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế diễn ra trong lĩnh vực trao đổi quốc tế hàng hóa, dịch vụ, vốn,... Nghiên cứu xu hướng, đặc điểm phát triển và những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế thế giới và thị trường thế giới. Nghiên cứu những chính sách và biện pháp kinh tế của các chủ thể tham gia. Nội dung cụ thể: 1. Những vấn đề chung về KTQT 2. Thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế 3. Đầu tư quốc tế 4. Cán cân thanh toán quốc tế và thị trường tiền tệ quốc tê 5. Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế Như vậy nội dung môn Kinh tế quốc tế nghiên cứu lý luận mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia ở cả khía cạnh vi mô và vĩ mô. Các hình thức kinh tế quốc tế 1.2. 1.2.1. Thương mại quốc tế 1.2.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại quốc tế là một lĩnh 9 vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, phải coi thương mại quốc tế như một tiền đề một nhân tố phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế. Thương mại quốc tế một mặt phải khai thác được mọi lợi thế tuyệt đối của đất nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, phải tính đến lợi thế tương đối có thể được theo quy luật chi phí cơ hội. Phải luôn luôn tính toán cái có thể thu được so với cái giá phải trả khi tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế để có đối sách thích hợp. Vì vậy để phát triển thương mại quốc tế có hiệu quả lâu dài cần phải tăng cường khả năng liên kết kinh tế sao cho mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn. 1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, mà một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đó là sự phân công lao động xã hội. Theo học thuyết Mác - Lênin về phân công lao động xã hội thì phân công lao động là sự tách biệt các loại hoạt động, lao động khác nhau trong nền sản xuất xã hội. Điều kiện ra đời của phân công lao động xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và ngược lại, khi phân công lao động xã hội đạt đến sự hoàn thiện nhất định , lại trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, vì nó tạo điều kiện cho người lao động tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, nâng cao tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng quản lý và hoàn thiện công cụ lao động. Nói cách khác, phân công lao động xã hội góp phần thúc dẩy nhanh sự phát triển của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà tiến bộ khoa học công nghệ lại chính là một yếu tố cấu thành quan trọng của lực lượng sản xuất xã hội, do đó phân công lao động xã hội là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phân công lao động xã hội lớn : * Giai đoạn 1: Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Các bộ lạc chăn nuôi mang thịt sữa đổi ngũ cốc, rau quả của các bộ lạc trồng trọt. Đó là mầm mống ra đời của quan hệ sản xuất - trao đổi hàng hoá giản đơn. * Giai đoạn 2: Nghề thủ công tách rời khỏi nghề nông. Sản xuất chuyên môn hoá bắt đầu phát triển, dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp. Đặc biệt, với sự xuất hiện vai trò tiền tệ đã khiến cho quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá tiền tệ ra đời, 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.