Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - ĐH Phạm Văn Đồng

pdf
Số trang Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - ĐH Phạm Văn Đồng 208 Cỡ tệp Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - ĐH Phạm Văn Đồng 3 MB Lượt tải Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - ĐH Phạm Văn Đồng 1 Lượt đọc Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - ĐH Phạm Văn Đồng 4
Đánh giá Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - ĐH Phạm Văn Đồng
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 208 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH – Phần 3 (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Người biên soạn: Th.S Bùi Tá Toàn Lưu hành nội bộ 0 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 3 CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................. 4 9.1 Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................................................................................................................ 4 9.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp ............................................................................................ 4 9.1.2 Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp.................................................... 7 9.1.3 Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp .... 8 9.1.4 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ........... 11 9.2.2 Kế toán tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí ..................................... 24 9.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành ................................................................................................................. 25 10.1 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp chi phối đến công tác kế toán ..................... 36 10.1.1 Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp .......................................................................... 36 10.1.2. Sản phẩm nông nghiệp có khả năng tái sản xuất tự nhiên ..................... 36 10.1.3. Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống ............................................... 37 10.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp .......................................... 37 10.3 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ..................................................................................... 38 10.3.1 Một số vấn đề chung ............................................................................... 38 10.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của một số hoạt động sản xuất phụ .............................................................................................. 39 BÀI TẬP CHƯƠNG 10 .......................................................................................... 48 CHƯƠNG 11: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ .................................................................................. 51 11.1 Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong nước ......................................... 51 11.1.1 Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong nước ................... 51 11.1.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng ................................................................... 51 11.1.3 Kế toán nghiệp vụ bán hàng .................................................................... 62 11.2 Kế toán nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa .............................. 79 1 11.2.1 Đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện giao nhận hàng và phương thức thanh toán ............................................................................................. 79 11.2.2 Kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa .......................................... 81 11.3 Kế toán kinh doanh du lịch ............................................................................ 90 11.3.1 Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh du lịch ............................... 90 11.3.2 Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch .................................... 91 BÀI TẬP CHƯƠNG 11 .......................................................................................... 99 CHƯƠNG 12: BÁO CÁO TÀI CHÍNH .............................................................. 106 12.1 Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng, yêu cầu và phân loại Báo cáo tài chính ....... 106 12.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 106 12.1.3 Mục đích của Báo cáo tài chính ............................................................ 107 12.1.4 Yêu cầu của việc lập Báo cáo tài chính ................................................. 107 12.2 Các báo cáo tài chính, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính....................... 107 12.2.1 Các loại báo cáo tài chính ...................................................................... 107 12.2.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính .............................. 108 12.3 Phương pháp lập báo cáo tài chính .............................................................. 110 12.3.1 Bảng cân đối kế toán ............................................................................. 110 12.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................. 131 12.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................................................................... 138 12.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính .............................................................. 156 12.3.5 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm ...................... 205 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 207 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN GTGT : Doanh nghiệp : Giá trị gia tăng KT - TC NCTT NVLTT SXC : Kinh tế tài chính : Nhân công trực tiếp : Nguyên vật liệu trực tiếp : Sản xuất chung TK : Tài khoản TSCĐ XDCB XL : Tài sản cố định : Xây dựng cơ bản : Xây lắp 3 CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 9.1 Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nền năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động: xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại, hay hiện đại hoá các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thuỷ lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân dụng khác). Xí nghiệp xây lắp (XNXL) là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh, gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất cho nền kinh tế. 9.1.1.1 Đặc điểm tổ chức thi công sản phẩm xây lắp Tổ chức thi công xây lắp các công trình có thể thực hiện theo phương pháp giao thầu hay tự làm. Hiện nay, phương pháp giao nhận thầu là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong công tác xây lắp (do mức độ chuyên môn hoá cao hơn). Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau: + Giao nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng): Theo phương thức này, chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt. Ngoài ra chủ đầu tư có thể uỷ nhiệm những công việc của mình cho tổ chức tổng thầu xây dựng như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng… Tuỳ theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho các đơn vị nhận thầu khác. + Giao nhận thầu từng phần: Theo phương thức này, chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị như: Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng. 4 Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán các hạng mục công trình. Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt. Ngoài ra, chủ đầu tư giao thầu cũng có thể cho nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động của các tổ chức nhận thầu và chỉ áp dụng đối với những công trình, hạng mục công trình độc lập. 9.1.1.2. Đặc điểm ngành xây dựng chi phối đến việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Ngành xây dựng là ngành sản xuất độc lập có những điểm đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Sự chi phối này được thể hiện như sau: a. Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Sản phẩm sản xuất xây lắp (XL) không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm XL đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc diểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục . Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phi bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng đựơc xây dựng ở những địa diểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau. Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công XL cũng được tính cho từng sản phẩm XL riêng biệt, SXXL được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên ít phát sinh chi phi trong quá trình lưu thông. b. Sản phẩm XDCB có giá trị lớn,khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài ,có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong.Trong thời gian sản xuất thi công XD chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã 5 hội. Do đó khi lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc, thận trọng nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công .Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng thi công công trình. Do thời gian thi công tương đối dài nên kì tính giá thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tuỳ thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp.Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao nhất. c. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài Các công trình XDCB thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình. d. Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chổ, địa điểm XD luôn thay đổi theo địa bàn thi công Khi chọn địa điểm XD phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thuỷ văn, kết hợp các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sau khi đi vào sử dụng, công trình không thể di dời, cho nên, nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều kiện thụân lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này. Một công trình XDCB hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhân xây dựng không còn việc gì làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó, sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí về XD các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy móc thi công Cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình, để giảm bớt các chi phí di dời. e. Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công XL ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng 6 thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình phải phái đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 9.1.2 Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp Giá thành công tác xây lắp: là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các loại giá thành sau đây: + Giá thành dự toán công tác xây lắp: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Như vậy giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt và được xác định từ giá trị dự toán không có phần lợi nhuận định mức. Giá thành dự toán = Giá trị dự toán Lợi nhuận định mức Giá thành dự toán bằng khối lượng công tác xây lắp theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước quy định nhân với đơn giá xây lắp do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi phí khác theo định mức. Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động vật tư… cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính chất xã hội. + Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một DNXL trong một kỳ kế hoạch nhất định. Căn cứ vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch. Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các DNXL tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch = Giá trị dự toán Mức hạ giá thành dự toán + Giá thành định mức: là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công. Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi, hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, về quản lý thi công thì định mức sẽ thay đổi và khi đó, giá thành 7 định mức được tính toán lại cho phù hợp. + Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực thiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của DNXL. 9.1.3 Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp 9.1.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất xây lắp Giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản mục chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp công trình, nội dung các khoản mục bao gồm: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như: - Vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng… Vật liệu khác: bột màu, a dao, đinh, dây… - Nhiên liệu: than củi dùng để nấu nhựa rải đường… Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn… - Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, thiết bị sưởi ấm… (kể cả công xi mạ, bảo quản thiết bị). b. Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, bao gồm: + Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ. Công nhân chính như công nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân uốn sắt, công nhân trộn bê tông…; công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đà giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ sắt thép, nhúng gạch… + Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc hại… + Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của DNXL, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước ngầm và tiền lương của các bộ 8 phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo vệ, quản lý …). Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân viên trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Trong trường hợp trong DNXL có các hoạt động khác mang tính chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn được tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN và tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp. c. Chi phí sử dụng máy thi công: Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí sử dụng máy thi công gồm hai loại chi phí là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. - Chi phí thường xuyên gồm: các chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường xuyên cho quá trình sử dụng máy thi công như chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ, các chi phí vật liệu phụ khác; tiền lương của công nhân điều khiển và công nhân phục vụ máy thi công; tiền khấu hao TSCĐ là xe máy thi công; các chi phí về thuê máy, chi phí sử chữa thường xuyên xe máy thi công. - Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp, tháo, vận chuyển, di chuyển máy và các khoản chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc sử dụng máy thi công như lán che máy ở công trường, bệ để máy ở khu vực thi công. Các chi phí thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ còn chi phí tạm thời không hạch toán một lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn làm tiêu thức để phân bổ). Xác định số phân bổ hàng tháng như sau: Chi phí thực tế xây Chi phí tháo dỡ Giá trị phế liệu dựng các công + các công trình - thu hồi được dự trình tạm tạm dự tính tính Số phân bổ tạm = thời hàng tháng Thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc thời giant thi công trên công trình 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.