Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng

pdf
Số trang Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng 64 Cỡ tệp Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng 3 MB Lượt tải Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng 2 Lượt đọc Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng 26
Đánh giá Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 64 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÀI 5 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ThS. Phí Văn Trọng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014109226 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Phạt vi phạm hợp đồng Ngày 10/12/N, Công ty Hoàng Anh hủy hợp đồng bán lô xi măng Hoàng Thạch cho công ty Quốc Cường. Do đó công ty Hoàng Anh bị phạt 500.000.000 đ bằng chuyển khoản. 1. Tiền phạt của công ty Hoàng Anh có được tính vào chi phí hợp lệ không? 2. Khoản thu tiền phạt của Quốc Cường có được tính vào thu nhập hợp pháp, hợp lệ không? 3. Các khoản thu, chi tiền phạt có được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh hay không? v1.0014109226 2 MỤC TIÊU • Cần hiểu rõ các hệ thống báo cáo trong báo cáo tài chính. • Cần nắm rõ cơ sở và phương pháp lập báo cáo tài chính. • Cần biết kết cấu của từng báo cáo. • Cần nắm rõ thời điểm lập, gửi và nơi gửi báo cáo tài chính. v1.0014109226 3 NỘI DUNG Tổng quan về báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh v1.0014109226 4 1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của báo cáo tài chính 1.2. Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 1.3. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính v1.0014109226 5 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. • Phân loại báo cáo tài chính:  Theo quan hệ pháp lý:  Báo cáo bắt buộc: Là báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi định kỳ, không phân biệt hình thức sở hữu và quy mô doanh nghiệp. Báo cáo hướng dẫn: Là báo cáo không mang tính chất bắt buộc mà chỉ mang tính hướng dẫn.  Theo Kỳ lập báo cáo: Chia thành Báo cáo tài chính năm, báo cáo giữa niên độ, báo cáo tài chính khác (tuần, tháng, 6 tháng…)   Phạm vi lập báo cáo: Chia thành báo cáo tài chính của đơn vị độc lập và báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế. v1.0014109226 6 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Ý nghĩa của báo cáo tài chính:  Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.  Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động cũng như thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. v1.0014109226 7 1.2. YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Yêu cầu: Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh chính xác tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. • Nguyên tắc:  Hoạt động liên tục;  Nhất quán;  Bù trừ;  Cơ sở kế toán dồn tích;  Trọng yếu;  So sánh. v1.0014109226 8 1.3. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Thời hạn lập báo cáo được quy định vào cuối mỗi quý, mỗi năm. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ báo cáo tài chính năm, kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ. • Kỳ báo cáo tài chính năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. • Kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính kết thúc mỗi quý của năm tài chính (trừ quý IV). • Ngoài việc lập báo cáo tài chính theo năm và giữa niên độ, doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ, hoặc của chủ sở hữu. v1.0014109226 9 1.3. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) Thời hạn gửi báo cáo theo quy định đối với từng loại doanh nghiệp như sau: • Đối với doanh nghiệp Nhà nước  Đối với báo cáo tài chính quý đơn vị phải nộp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày. Đối với các đơn vị trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định.  Đối với báo cáo tài chính năm đơn vị phải nộp chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 90 ngày. Đối với các đơn vị trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định. v1.0014109226 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.