Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 12 - James Riedel

pdf
Số trang Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 12 - James Riedel 14 Cỡ tệp Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 12 - James Riedel 770 KB Lượt tải Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 12 - James Riedel 0 Lượt đọc Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 12 - James Riedel 2
Đánh giá Bài giảng Chính sách phát triển: Bài 12 - James Riedel
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chính sách phát triển Bài giảng 12 Thay thế nhập khẩu hay thúc đẩy xuất khẩu James Riedel Chiến lược công nghiệp hóa trong thập niên 60 Nội dung chính của chiến lược thay thế nhập khẩu 1. Vai trò dẫn đầu của nhà nước 2. Nhu cầu về chiến lược “Cú hích lớn” / “tăng trưởng cân bằng” 3. Chiến lược tăng trưởng không cân bằng cũng được đề xuất 4. Cần cú hích lớn của viện trợ nước ngoài để cất cánh 5. Bi quan xuất khẩu. 1 Chiến lược công nghiệp hóa trong thập niên 60 Tại sao là nhà nước mà không phải thị trường? 1. Ảnh hưởng của Đại Suy thoái 2. Chủ nghĩa Keynes 3. Thành công của kế hoạch hóa trong Thế Chiến II 4. Sự thành công hiển nhiên của Liên Xô 5. Phong trào giải phóng thuộc địa Chiến lược công nghiệp hóa trong thập niên 60 Tại sao là công nghiệp hóa và tích lũy vốn? 1. Mô hình Lewis (1954) về nền kinh tế kép 2. Chẩn đoán của Lewis (1955): quá nhiều lao động, quá ít vốn 3. Chú trọng vào tốc độ đầu tư, không phải hiệu quả đầu tư 4. Harrod-Domar 2 Thay thế nhập khẩu trong thập niên 1960: chiến lược “Cú hích lớn” / “tăng trưởng cân bằng” Lập luận chiến lược cú hích lớn do nhà nước chủ đạo (tăng trưởng cân bằng) • Sản xuất công nghiệp có suất sinh lợi tăng dần theo qui mô do chi phí cố định. • Nếu thị trường nội địa nhỏ (và không thương mại) cầu sẽ không đủ cho những doanh nghiệp đi trước để hiện thực hóa lợi nhuận vì đầu tư công nghiệp sẽ không xảy ra (quốc gia này sẽ bị rơi vào bẫy cân bằng thấp). • Nếu nhiều nhà đầu tư cùng lúc tham gia sản xuất công nghiệp, thì mỗi người sẽ tạo ra cầu cho sản phẩm của người khác, cho phép mỗi người đạt được qui mô sản xuất có lợi. • Bẫy cân bằng thấp là kết quả của “ngoại tác tài chính” mà chính phủ có thể nội hóa bằng cách thúc đẩy (trợ cấp) hoạt động đầu tư phối hợp giữa nhiều khu vực kinh tế (như triển khai chiến lược cú hích lớn, tăng trưởng cân bằng). Chiến lược này do Rosenstein-Rodan đề xuất đầu tiên (1943) và được Murphy, Shleifer và Vishny (1989) hợp thức hóa. IS những năm 1960: Lý thuyết cú hích lớn Bẫy cân bằng thấp Có hai mức cân bằng ổn định, k*low và k*high và cân bằng ngưỡng không ổn định k*mid . Cái bẫy sẽ bị phá vỡ bằng chiến lược đầu tư cú hích lớn và tăng trưởng cân bằng do chính phủ trợ cấp và điều phối. Giả định: y y=f(k) y‘>0 y‘’<0 for k0 for k*min < k
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.