Bài giảng Chỉ thị sinh học môi trường: Muỗi lắc – giun ít tơ - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã

pdf
Số trang Bài giảng Chỉ thị sinh học môi trường: Muỗi lắc – giun ít tơ - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã 29 Cỡ tệp Bài giảng Chỉ thị sinh học môi trường: Muỗi lắc – giun ít tơ - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã 2 MB Lượt tải Bài giảng Chỉ thị sinh học môi trường: Muỗi lắc – giun ít tơ - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã 0 Lượt đọc Bài giảng Chỉ thị sinh học môi trường: Muỗi lắc – giun ít tơ - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã 0
Đánh giá Bài giảng Chỉ thị sinh học môi trường: Muỗi lắc – giun ít tơ - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 29 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

25-Mar-15 MUỖI LẮC – GIUN ÍT TƠ NỘI DUNG CHÍNH MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MUỖI LẮC 1. MUỖI LẮC (CHIRONOMIDAE) • ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MUỖI LẮC • MUỖI LẮC LÀ SINH VẬT CHỈ THỊ 1. Muỗi lắc/Muỗi chỉ hồng (Chironomidae), một họ côn trùng thuộc bộ Hai cánh (Diptera), bộ phụ Muỗi (Nematocera). Có khoảng 5000 loài. Thường có kích thước rất nhỏ đến trung bình, chiều dài thân từ hai đến 14mm. 2. GIUN ÍT TƠ (OLIGOCHAETA)  ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA GIUN ÍT TƠ  GIUN ÍT TƠ LÀ SINH VẬT CHỈ THỊ MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MUỖI LẮC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MUỖI LẮC 2. Muỗi lắc phân bố toàn thế giới, có thể sống được cả ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt mà các loài côn trùng khác không sống được. Chúng ta có thể thấy giống Clunio ở biển cả và loài Belgica antarctica ở Nam cưc. 3. Do có sự xuất hiện hàng đàn lớn nên Muỗi lắc có vai trò lớn trong chuỗi thức ăn. Sâu non muỗi lắc là thức ăn chính của nhiều loài cá. Muỗi lắc trưởng thành là thức ăn cho con non của nhiều loài chim. Video Đàn muỗi lắc 01. Đàn muỗi lắc trên nước. Clunio marinus Belgica antarctica 1 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MUỖI LẮC 4. Muỗi lắc có thân dạng mềm và mảnh. Miệng muỗi lắc không có khả năng hút máu, ở một số loài thoái hóa. Râu đầu có dạng chổi lông, có thể cảm nhận rung động rất tốt. Ngực phình to, cánh phát triển tốt. Tuy nhiên ở một số loài cánh có thể thoái hóa, ví dụ giống Clunio. MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 5. Đa số muỗi lắc ăn mật hoa và dịch ngọt. Thời gian sống của trưởng thành dài nhất là một vài ngày. Tên gọi „muỗi lắc“ do tập tính rung lắc của muỗi khi đậu (chưa rõ ý nghĩa của cử động này). Khi đậu cánh được xếp úp mái nhà trên lưng. 2 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 6. Đa số tạo thành đàn vào mùa giao hoan, đôi khi trông như là cột khói dẫn đến báo động cứu hỏa nhầm. Đàn gồm chủ yếu là muỗi đực, xuất hiện vào thời điểm đặc trưng cho từng loài, thường ở nơi lặng gió hoặc có gió nhẹ. Trong đám bay giao hoan, con đực bay lên bay xuống. Tần số vẫy cánh đặc trưng tạo ra tiếng kêu hấp dẫn muỗi cái cùng loài. Muỗi cái được ghép đôi trong khi bay. MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 7. Độ cao của đàn muỗi lắc phụ thuộc vào loài, độ cao so với mặt nước biển, thời tiết, áp xuất không khí, nhiệt độ và chế độ ánh sáng. Khi ấm, lặng gió, ít mây, nắng nhẹ ở một số loài đàn muỗi có thể bay ở độ cao trên 100m. Ngược lại khi thời tiết xấu chúng chỉ bay gần mặt đất. Vì vậy một số muỗi lắc trở thành nhân vật dự báo thời tiết, theo đó chim én khi bay cũng điều chỉnh độ cao do con mồi của chúng là muỗi lắc. Đàn muỗi lắc đực trông như cột khói MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 8. Xác định loài dựa trên sự xuất hiện theo mùa của con trưởng thành. Ví dụ vào đầu Xuân (tháng Ba/Tư) có các loài Chaetocladius và Trissocladius grandis, vào mùa Xuân (Tư/Năm) có Stietochironomus crassiforceps và Microtendipes pedellus. Các loài xuất hiện vào mùa Hè (Tháng Sáu - Tám) là Psectrocladius sordidellus và nhiều loài khác, đây là mùa vũ hóa chính của Muỗi lắc. Loài xuất hiện vào đầu mùa Thu (Chín/Mười) là Chironomus plumosus . 3 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 9. Ghép đôi: Muỗi lắc cái bay tới đàn muỗi đực khiến chúng bị kích động mạnh. Muỗi cái bị một con muỗi đực từ trên cao lao xuống tóm giữ bằng chân trước, quá trình ghép đôi được thực hiện ngay trên không, thường kết thúc ở dưới đất. Ở một số loài cả quá trình giao phối đều xảy ra trên không, số khác lại chỉ bắt đầu trên giá thể. Muỗi cái có thể bay đến đàn muỗi đực khác loài nhưng quá trình giao phối chỉ xảy ra trong cùng loài do cấu tạo đặc trưng theo nguyên lý chìa-khóa của cơ quan sinh dục. Tinh trùng được chuyển giao dưới dạng bó tinh (Spermatophore). MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 10.Chironomus plumosus và Chironomus anthracinus MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 10.Đẻ trứng: Ngay sau khi ghép đôi, (một số loài sinh sản đơn tính). Trứng thường được đẻ vào lúc hoàng hôn hoặc ban đêm, cách đẻ tùy theo loài. Ở loài Chironomus plumosus và Chironomus anthracinus khối trứng được thả xuống mặt nước, sâu non phát triển trong các tầng nước sâu nghèo ôxy. Ở một sô loài khác khối trứng được gắn vào giá thể nào đó trên mặt nước hoặc vào vùng bờ của thủy vực. Đôi khi trứng cũng được đẻ vào chất nền bên ngoài thủy vực. Khối trứng hình thành do vỏ trứng phồng lên, có tác dụng chống khô MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 11.Trứng Muỗi lắc Chironomus plumosus Chironomus anthracinus Khối trứng muỗi lắc 4 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 11.Trứng Muỗi lắc MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 11.Trứng Muỗi lắc Trứng chụp qua kính hiển vi. Sau năm ngày . Nhiều sâu non đã nở MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 11.Trứng Muỗi lắc Một đoạn của đám trứng chụp với độ phóng đại cao hơn. Đã thấy dải phôi MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Khá giống nhau, dạng giun với hộp sọ khá cứng. – Miệng ở các loài khác nhau ở cấu tạo môi dưới có răng và hàm trên cứng chắc, dựa vào đặc điểm này để phân loại muỗi lắc. hàm trên cứng môi dưới có răng 5 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Thân sâu non gồm ba đốt ngực và chín đốt bụng. – Đôi chân ngực trước ngắn, đôi chân đẩy ở cuối bụng đều có móc và lông cứng, các loài sống trong suối còn có giác bám ở giữa. hộp sọ Chân đẩy và Chân trước Lông cứng hộp sọ Chân ngực Chân đẩy Ống hô hấp MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Hô hấp qua da, hệ khí quản kín – Ở loài sống nơi nghèo ôxy có thêm ống hô hấp (Tubuli) ở cuối bụng – Xung quanh hậu môn có thể thêm „mấu mông“ để điều chỉnh quá trình thẩm thấu. 6 25-Mar-15 Mắt Râu đầu Hàm trên Môi dưới Chân ngực trước MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC Lông cứng Ở bụng Lông Ống hô hấp bụng 12. Sâu non Muỗi lắc – Hỗ trợ cho quá trình hô hấp, sâu non chuyển động ngoằn ngoèo, tạo ra dòng nước chảy quanh thân – Các loài sống nơi nghèo ôxy cơ thể có màu đỏ do có chứa hồng cầu để tải và lấy ôxy hòa tan. – Một số loài như Chironomus riparius đôi lúc chịu được điều kiện không có ôxy (Anaerobiose) (ảnh). – Video sâu non muỗi lắc (6p) – Video sâu non muỗi lắc (1p30s) chân bụng chân đẩy Ống hô hấp cuối MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Hai nhóm chính là muỗi lắc sống trong nước và muỗi lắc sống trong đất – Đa số trong nước, có khả năng thích nghi rất tốt – Sống trong nước ngọt và nước mặn đến 37% muối – Sống trong bờ, dưới hồ sâu, trong sông băng, suối nước nóng đến 510C, suối nước khoáng, trong hốc chứa nước trên cây, trong đất, phân, nấm. – Một số chịu được khô hạn hoặc đóng băng do có glycerin trong huyết tương MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Thường sống trong chất nền đáy hoặc trong phần nhô lên của đá hay cây. Do xuất hiện hàng đàn nên là nguồn thức ăn của các loài chân đốt ăn thịt và cá. (100.000 cá thể muỗi chỉ hồng/m²) – Nhiều loài sống trong lưới tơ do tuyến nước bọt tiết ra, thường có lẫn chất nền. – Sâu non Lithotanytarsus emarginatus sống hàng đàn trong suối giàu vôi bên trong các „ống vôi“ (Chironomiden-Tuff). 7 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Hang của Microtendipes chloris (trái) và – Hang của Tribelos intextum (phải) MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Sâu non Cricotopus brevipalpis đục lá cây thuộc chi rong mái chèo (Potamogeton), sâu non Cricotopus trifasciatus đục lá nhiều loài cây. MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Đa số sống nhờ gặm chất hữu cơ phân hủy và tảo. Chúng có thể dùng lưới tơ đơm thức ăn, cứ khoảng 2 phút lại ăn hết cả lưới rồi lại tạo ra lưới mới – Một số loài thuộc giống Psectrocladius ăn sợi tảo Spirogyra, MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Parachironomus tenuicaudatus ăn xác nhộng các loài muỗi lắc khác. Tanypus sống kiểu bắt mồi ăn thịt – Xenochironomus xenolabis ăn mô bọt biển – Parachironomus varus làm tổ trong vỏ ốc Physa fontinalis, ăn mô ốc. Bịt miệng làm ốc sên bị chết. Lá rong mái chèo bị sâu non muỗi lắc đục 8 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Symbiocladius rhitrogenae bám dưới mầm cánh ấu trùng Phù du, hút dịch cơ thể ký chủ và cũng hóa nhộng tại đó. – Đôi khi trong một đoạn suối có tới hàng trăm loài muỗi lắc sinh sống MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 13. Nhộng Muỗi lắc – Cấu tạo giống nhau. Hóa nhộng sau 4 tuổi sâu non. – Nhộng có „sừng“ là cơ quan hô hấp ở ngực trước (Prothorakalhörner) = ống hô hấp – Các loài sống trong nước có nhiều ôxy, Clunio sống ở biển và loài sống trên cạn không có bọ phận này – Có hai loại nhộng: Dạng có thể di chuyển tự do và dạng nhộng nằm trong vỏ nhộng.. MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 12. Sâu non Muỗi lắc – Sống trong đất là họ phụ Orthocladiinae. Râu đầu ngắn, chân thoái hóa thành u mấu. Nhu cầu độ ẩm khác nhau. Nhiều loài sống ở nơi ẩm, đôi khi ở khu đất rêu ngập nước như Pseudosmittia virgo và Bryophaenocladius subvernalis. – Paraphaenocladius impensus thấy ở bãi cỏ ven bờ, đất rêu khô gần suối.... MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC 13. Nhộng Muỗi lắc – Nhộng di chuyển tự do có ống hô hấp liên kết mở với hệ thống khí quản. Ống hô hấp được thò lên mặt nước. Khi có động được để rơi xuống dưới. – Để bơi nhộng dùng mái chèo bằng lông có ở cuối bụng họ phụ Tanypodinae. 9 25-Mar-15 MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MUỖI LẮC SINH VẬT CHỈ THỊ MUỖI LẮC 13. Nhộng Muỗi lắc – Nhộng sống trong vỏ có ống hô hấp đơn giản hoặc trông như mang khí quản, không thông với khí quản. – Hóa nhộng trong ống là hang của sâu non đã ngắn lại và rộng ra. Một số loài ống có nắp lọc nước để hô hấp. Nước chảy vào khi bụng cử động. – Nhộng chui ra khỏi hang trước khi vũ hóa thành muỗi nhờ cử động của bụng, để nước đưa vào bờ. – Ở thủy vực nước tĩnh nhộng chủ động bơi lên mặt nước hoặc nổi lên nhờ không khí tích giữa vỏ nhộng và trưởng thành mới vũ hóa. – Đặc điểm sinh học của muỗi lắc MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE SINH VẬT CHỈ THỊ MUỖI LẮC Muỗi lắc chỉ thị cho vấn đề gì? 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. DO Ô nhiễm chất hữu cơ phú dưỡng pH Kim loại nặng Hóa chất độc khác Thử Hiệu quả xử lý nước Khảo nghiệm độ độc (chuẩn và tập tính) Đánh giá sinh học (sâu non, nhộng, hóa thạch) MUỖI LẮC – CHIRONOMIDAE SINH VẬT CHỈ THỊ MUỖI LẮC Sử dụng đặc điểm gì của Muỗi lắc để đánh giá 1. Cấu tạo của Muỗi lắc – Ô nhiễm môi trường 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8.  Thay đổi hình thái của sâu non muỗi lắc thường được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm hóa chất (KWAK & LEE 2005, DI VEROLI et al. 2010, PARK et al. 2010).  Nghiên cứu sự biến dạng bộ phận đầu như râu đầu (BHATTACHARYAY et al. 2005), hàm trên (VERMEULEN et al. 2000a), cằm (môi dưới) (NAZAROVA et al. 2004), mảnh môi trên pecten epipharyngis (WATTS et al. 2003), và hàm premandible (JANSSENS DE BISTHOVEN et al. 2005). Cấu tạo cơ thể (đầu...) Cấu trúc quần thể Cấu trúc quần xã Số thế hệ Chỉ số hoại sinh Tỷ lệ % giữa muỗi lắc với nhóm sinh vật khác Khảo nghiệm độ độc (chuẩn và tập tính) Đánh giá sinh học (sâu non, nhộng, hóa thạch) 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.