Bài giảng Bệnh lý thận ứ nước - TS. Bùi Văn Lệnh

ppt
Số trang Bài giảng Bệnh lý thận ứ nước - TS. Bùi Văn Lệnh 62 Cỡ tệp Bài giảng Bệnh lý thận ứ nước - TS. Bùi Văn Lệnh 13 MB Lượt tải Bài giảng Bệnh lý thận ứ nước - TS. Bùi Văn Lệnh 0 Lượt đọc Bài giảng Bệnh lý thận ứ nước - TS. Bùi Văn Lệnh 103
Đánh giá Bài giảng Bệnh lý thận ứ nước - TS. Bùi Văn Lệnh
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỆNH LÝ THẬN Ứ NƯỚC TS. BÙI VĂN LỆNH ThS. NGUYỄN ĐÌNH MINH KHOA CĐHA – BV VIỆT ĐỨC Đại cương • Bít tắc đường tiết niệu cao được tính từ đài thận đến lỗ niệu quản đổ vào bàng quang • Bít tắc có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào, nguyên nhân thường gặp là sỏi • Siêu âm cần xác định: – – – – Có bít tắc hay không Vị trí bít tắc Mức độ bít tắc Nguyên nhân gây bít tắc Hoàn cảnh phát hiện • Ngẫu nhiên: bít tắc xảy ra từ từ, không có dấu hiệu lâm sàng. • Thể trạng suy nhược, gầy sút • Đau mỏi thắt lưng, đau hạ vị • Đau quặn thận • Phát hiện khi làm xét nghiệm u tiểu khung • Thận mất chức năng trên UIV • Vô niệu do bít tắc cả hai thận, bít tắc thận duy nhất hay đã bị cắt thận một bên. CÁC MỨC ĐỘ Ứ NƯỚC THẬN Giai đoạn đầu (độ I) • Thành các đài thận tách nhau ra bởi sự tích tụ nước tiểu tạo thành dải trống âm từ đỉnh tháp Malpighi hội tụ về bể thận • Đáy các đài thận cong lõm ra ngoài • Kích thước trước-sau bể thận < 3cm • Gặp trong: tăng bài niệu, bàng quang căng, kỳ thai cuối…. • ứ nước thận độ I • ứ nước độ I Giai đoạn ứ nước rõ (độ II) • Đài thận cong lồi ra ngoài • Kích thước trước sau bể thận > 3cm • Đài bể thận giãn thông nhau • Nhu mô thận teo mỏng • Giãn khu trú một số đài  bệnh lý tại chỗ; Nếu giãn đài bể thận  bệnh lý niệu quản. • Các dấu hiệu cần đánh giá: viêm thận bể thận, nước tiểu lắng cặn, vỡ các đài thận gây tụ dịch dưới bao, quanh thận, cạnh thận… • ứ nước thận độ II Giai đoạn ứ nước nặng (độ III) • Thận to, tăng kích thước, chiếm toàn bộ hố thắt lưng • Nhu mô thận teo mỏng, không còn cấu trúc bình thường • Các đài thận giãn hình giả nang thông nhau và ngăn cách bởi các vách ngăn không hoàn toàn • Niệu quản có thể giãn, thông với túi dịch trên • ứ nước thận nặng Chẩn đoán phân biệt • Nang thận, nang cạnh bể thận: các nang có vách hoàn toàn, không thông nhau • Tháp Malpighi giảm âm: hiếm gặp, có hình tam giác, đáy quay ra ngoại vi • U mỡ xoang thận: có thể giảm âm nên nhầm với đài bể thận giãn • Nếu chụp UIV thấy các đài thận không giãn và chức năng thận còn tốt Chẩn đoán vị trí bít tắc • Giãn khu trú một hay nhóm đài: sỏi, u chèn ép, lao … gây hẹp cổ đài • Giãn khu trú thận trên ở thận đôi hoàn toàn: do sa lồi niệu quản, sỏi… Thận dưới không giãn. • Giãn đài bể thận nhưng không giãn niệu quản: sỏi bể thận, sỏi đoạn đầu niệu quản, u đoạn đầu niệu quản, hội chứng nối bể thận niệu quản. • Giãn bể thận có giãn niệu quản: sỏi niệu quản, u niệu quản, u bàng quang, dị dạng thận tiết niệu ( niệu quản cắm lạc chỗ, sa lồi niệu quản…) Nguyên nhân bít tắc • Sỏi tiết niệu • U đường bài xuất • Máu cục đài bể thận • Viêm đài bể thận, niệu quản • Xơ hóa sau phúc mạc… Sỏi thận • Nguyên nhân hay gặp nhất gây ứ nước thận tiết niệu • Siêu âm phát hiện sỏi tiết niệu: số lượng, kích thước, vị trí… • Siêu âm có thể phát hiện sỏi >3mm • Cấu trúc tăng âm hình vòng cung kèm bóng cản âm hình nón phía sau • Siêu âm không đánh giá được bản chất hóa học, tính chất cản quang của sỏi • Sỏi thận • Sỏi thận dưới / thận đôi Yếu tố ảnh hưởng chẩn đoán • Sỏi càng lớn bóng cản càng rõ, sỏi nhỏ < 3mm không có bóng cản • Môi trường xung quanh sỏi: vị trí xoang thận tăng âm sẽ có nhiều hình nhiễu. Dễ phát hiện sỏi trong đài thận giãn chứa nước niểu. • Sỏi nằm trước vùng hội tụ của đầu dò (khoảng 6cm) thì rõ bóng cản • Các hiện tượng hình nhiễu trong siêu âm sẽ che lấp một phần bóng cản Chẩn đoán phân biệt sỏi thận • Vôi hóa nhu mô: nằm trong vùng vỏ thận, không có nước tiểu bao quanh, không liên quan đến các đài thận • Nốt mỡ tăng âm: không có bóng cản, không gây giãn đài thận • Khí trong đường bài xuất: tăng âm, không có bóng cản, khu trú vùng cao tùy theo tư thế • Khác: khí trong đại tràng, gai ngang đốt sống….nằm ngoài thận • Sỏi thận luôn có bóng cản, di chuyển cùng thì theo nhịp thở, nên thăm khám ở nhiều bình diện khác nhau. • Vôi hóa tháp thận - Bệnh Cacci ricci Sỏi niệu quản • Siêu âm: hình tăng âm kèm theo bóng cản nằm trong lòng niệu quản. Phù nề niêm mạc niệu quản xung quanh ( dấu hiệu Vespinagni) • Đài bể thận và niệu quản đoạn trên sỏi giãn • Vị trí hay gặp: đoạn đầu niệu quản, chỗ bắt chéo bó mạch chậu, chỗ niệu quản đổ vào bàng quang. • Phân biệt: khí tiêu hóa, gai ngang cột sống, vôi hóa… • Sỏi niệu quản 1/3 trên và 1/3 dưới dễ tìm thấy; sỏi 1/3 giữa rất khó  kết hợp với phim X quang tiết niệu, bàng quang đầy nước tiểu Chẩn đoán sỏi niệu quản • Cơn đau quặn thận: do sỏi thận rơi xuống niệu quản gây bít tắc cấp tính đường bài xuất • Vị trí niệu quản hẹp: – – – • • • • • • Chỗ nối niệu quản – bàng quang (70%) Chỗ nối bể thận – niệu quản Chỗ niệu quản bắt chéo bó mạch chậu Siêu âm có hình ảnh sỏi niệu quản Đài bể thận và niệu quản đoạn trên sỏi giãn Thoát dịch tiểu dưới bao thận Dấu hiệu Vespinagni vị trí sỏi Doppler: RI> 0,7; mất dòng phụt nước tiểu ở lỗ NQ UIV: thấy thì nhu mô thận xuất hiện muộn và tồn tại lâu, đài bể thận niệu quản đoạn trên sỏi giãn. • Sỏi chỗ nối bể thận – niệu quản • Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang • Sỏi NQ • Sỏi niệu quản trái gây ứ nước thận • Xuất dịch dưới bao trong cơn đau quặn thận • Sỏi niệu quản do ứ đọng • Sỏi niệu quản sát bàng quang • UIV: thì nhu mô thận trái xuất hiện muộn • UIV: thì nhu mô thận phải kéo dài • Sỏi niệu quản trên CLVT • Sỏi niệu quản trên CLVT • CLVT • Dấu hiệu Vespinagni lỗ niệu quản trái • Sỏi niệu quản phải • Sỏi niệu quản Sỏi bàng quang • Siêu âm: hình tăng âm kèm theo bóng cản nằm trong lòng bàng quang, tập trung vùng thấp, di động khi thay đổi tư thế bệnh nhân • Phân biệt: – Cục máu đông có đậm độ âm thấp hơn, không có bóng cản, biến đổi hình dạng khi thay đổi tư thế bệnh nhân – U bàng quang: có thể tăng âm bề mặt do vôi hóa hay nhung mao, không di động, thâm nhiễm thành bàng quang • Sỏi bàng quang • Sỏi bàng quang • Sỏi bàng quang • Sỏi niệu đạo • Sỏi lớn bàng quang Hội chứng chỗ nối bể thậnNQ • Nam gặp nhiều hơn nữ, bên trái nhiêu hơn bên phải, 10-30% cả hai bên • Lâm sàng: đau thắt lưng mơ hồ • Siêu âm: giãn đài bể thận tuy theo mức độ tiến triển, niệu quản không giãn, không tìm thấy nguyên nhân khác gây bít tắc • Phần lớn do chức năng thành niệu quản • Các nguyên nhân có thể: van niệu quản, chít hẹp, động mạch cực dưới thận • Hội chứng chỗ nối BT-NQ • Hội chứng chỗ nỗi BT-NQ Các khối u • U niệu quản: xâm lấn quanh niệu quản, cấu trúc tổ chức, đậm âm, không rõ bóng cản, không di động, xuất phát từ thành niệu quản • Lymphome: hiếm gặp, rất khó chẩn đoán • U SPM xâm lấn niệu quản: khối phát triển từ ngoài niệu quản, đè đẩy xâm lấn gây bít tắc niệu quản  chụp CLVT Các khối u • Cục máu đông: cấu trúc ít âm nằm trong đường bài xuất, di động, biến dạng khi đè ép hay thay đổi tư thế, tan đi sau khoảng 2 tuần • Xơ hóa SPM: lành tính hoặc ác tính, tạo thành mảng bọc quanh các mạch máu và niệu quản, vị trí là đoạn thắt lưng. • Thâm nhiễm mỡ lan tỏa SPM: gây chít hẹp niệu quản thường là hai bên. Chẩn đoán dễ trên chụp CLVT • Viêm niệu quản: do lao hay nhiễm trùng. Không phân biệt được trên siêu âm. • U niệu quản • Máu cục bể thận Biến chứng ứ nước thận • Nhiễm trùng nước tiểu ứ đọng: thấy dịch tiểu có âm vang, lắng cặn vùng thấp • Thận ứ mủ: đài bể thận thành dày, không rõ nét, có lắng cặn vùng thấp, khối mủ tăng âm không có bóng cản • Tụ nước tiểu: do vỡ các đài thận, nước tiểu đọng lại quanh thận hay sau phúc mạc tạo thành các ổ tụ nước tiểu ngoài thận • Thận ứ mủ • Thận ứ mủ do sỏi trên CLVT Vai trò của siêu âm Doppler • Tăng áp lực trong đường bài xuất do bít tăc cấp sẽ là tăng sức cản lòng mạch (RI) • Sự chênh lệch RI giữa bên phải và trái > 0,05-0,1 có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 100% • Trên siêu âm Doppler, dòng nước tiểu phụt vào bàng quang sẽ giảm hoặc mất ở bên bị bít tắc • Sỏi niệu quản phải • Hình nhiễu của sỏi thận trên Doppler (artefacts de scintinllement) • Sỏi NQ • Phân biệt với mạch thận • Chỉ số RI thận phải = 0,71 • RI = 0,75 Kết luận • Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán bít tắc đường bài xuất • Siêu âm cung cấp thông tin về mức độ ứ nước, vị trí bít tắc, nguyên nhân gây bít tắc • Siêu âm phối hợp với UIV để chẩn đoán sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi không cản quang • Tuy vậy, siêu âm cũng gặp phải một số khó khăn khi thăm khám tiết niệu như vướng khí ống tiêu hóa, vôi hóa, xương… cần phải chụp CLVT để làm rõ chẩn đoán.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.