Bài giảng Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán

pdf
Số trang Bài giảng Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 24 Cỡ tệp Bài giảng Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 865 KB Lượt tải Bài giảng Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 1 Lượt đọc Bài giảng Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 13
Đánh giá Bài giảng Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán BÀI 6: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN Nội dung   Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán với vấn đề kiểm toán. Công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu và trắc nghiệm đối với chu trình hàng tồn kho. Mục tiêu Thời lượng học Sau khi học bài này, học viên sẽ nắm được:  Đặc điểm và bản chất hàng tồn kho.  Cách thức xây dựng mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho.  Cách xây dựng một chương trình kiểm toán hàng tồn kho phù hợp.  ACC509_Bai 6_v1.0011105225 8 tiết. 141 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Công ty kiểm toán APC tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính kết thúc niên độ của Công ty cổ phần Thái Bình Dương. Đây là công ty chuyên sản xuất các thiết bị nội thất cao cấp. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên không thể chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho. Anh ta cũng phát hiện công ty đã thay đổi phương pháp tính giá một số hàng tồn kho từ giá FIFO sang giá LIFO. Câu hỏi 1. Theo bạn, những phát hiện này có ảnh hưởng lớn đến kết luận kiểm toán không và tại sao? 2. Hãy nêu mối liên hệ của kiểm toán hàng tồn kho với các chu trình kiểm toán khác. 142 ACC509_Bai 6_v1.0011105225 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 6.1. Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán với vấn đề kiểm toán 6.1.1. Bản chất và đặc điểm của hàng tồn kho Hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thái vật chất. Hàng tồn kho có nhiều hình thái khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của từng loại hình doanh nghiệp:  Đối với doanh nghiệp thương mại: Hàng tồn kho chủ yếu là hàng hoá mua về để chờ bán.  Đối với các doanh nghiệp sản xuất: Hàng tồn kho có thể bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chờ đưa vào sản xuất, bán thành phẩm dở dang, thành phẩm hoàn thành chờ bán. Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Kiểm toán chu trình hàng tồn kho được coi là một trong những công việc quan trọng và mất nhiều thời gian nhất của mỗi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Sở dĩ kiểm toán chu trình hàng tồn kho đặc biệt quan trọng là vì các nguyên nhân sau:  Hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp. Số lượng các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho nhiều do đó rất dễ xảy ra sai sót hoặc gian lận với quy mô lớn ảnh hưởng trọng yếu tới Bảng cân đối kế toán. Việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán do đó ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận thuần trên Báo cáo kết quả kinh doanh.  Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều người ở các bộ phận khác nhau quản lý. Với mỗi loại hàng tồn kho khác nhau điều kiện bảo quản cũng khác nhau. Việc bảo quản phân tán và phân công trách nhiệm cho nhiều người nhằm phục vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả. Tuy nhiên vì thế mà công việc kiểm soát vật chất, kiểm kê, quản lý và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, dễ xảy ra sai sót và gian lận.  Có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho Trong kế toán có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho như phương pháp nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, phương pháp bình quân gia quyền… đối với mỗi loại hàng tồn kho, doanh nghiệp áp dụng các phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ đem lại kết quả khác nhau, do đó doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng phương pháp định giá hàng tồn kho giữa các kỳ. Mọi sự thay đổi phương pháp định giá hàng tồn kho trong kỳ phải được trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính. ACC509_Bai 6_v1.0011105225 143 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán  Xác định chất lượng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác. Có rất nhiều khoản mục hàng tồn kho rất khó đánh giá và phân loại như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trình xây dựng cơ bản dở dang, tác phẩm nghệ thuật, kim khí quí, đá quí…  Hàng tồn kho có khả năng bị giảm giá trị so với giá trị ghi trên sổ kế toán do hao mòn vô hình hoặc hữu hình vì thế việc đánh giá giá trị hàng tồn kho thường phức tạp, giá trị hàng tồn kho có thể bị trình bày sai lệch nếu ước tính các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng.  Chu trình hàng tồn kho có liên quan có liên quan trực tiếp đến nhiều chu trình khác nhau như chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình tiền lương và nhân viên. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần quan tâm đến mối liên hệ của chu trình hàng tồn kho với các chu trình khác trong một hệ thống để phát hiện ra những sai sót, ảnh hưởng dây truyền. 6.1.2. Các chức năng của chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán Các chức năng chủ yếu của chu trình hàng tồn kho bao gồm: Chức năng mua hàng, nhận hàng, lưu kho, xuất kho, sản xuất và vận chuyển hàng đi tiêu thụ. Căn cứ trên các chức năng của chu trình hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho thông qua việc thiết lập các bộ phận riêng biệt thực hiện các chức năng cơ bản. Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà doanh nghiệp có thể thiết lập các bộ phận kiểm soát này cho phù hợp sao cho đảm bảo tính độc lập, phân chia trách nhiệm rõ ràng. Chức năng mua hàng Để đạt được sự kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với các nghiệp vụ mua hàng, đơn vị phải tổ chức một phòng riêng biệt chuyên thực hiện chức năng mua hàng (ví dụ như phòng vật tư, phòng cung ứng). Phòng này có trách nhiệm mua hàng nhưng không có quyền quyết định mua. Nghiệp vụ mua hàng bắt đầu bằng việc bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầu về vật tư hàng hoá dịch vụ viết “Phiếu yêu cầu mua hàng”. “Phiếu yêu cầu mua hàng” được dùng để yêu cầu phòng thu mua lập “Đơn đặt mua hàng”. “Phiếu yêu cầu mua hàng” được lập:  Có thể do nhân viên coi kho lập.  Khi hàng tồn kho đã đạt đến một mức độ ấn định trước.  Do các nguyên liệu cần để sản xuất một đơn đặt hàng cá biệt của khách hàng.  Được đề ra dựa trên kết quả kiểm kê định kỳ do nhân viên có trách nhiệm thực hiện. Để có được nghiệp vụ mua hàng, các phiếu yêu cầu mua hàng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt về sự hợp lý và tính có thật của nhu cầu mua. Các đơn đặt hàng phải được đánh số thứ tự trước, trong đơn đặt hàng phải nêu rõ số lượng, chủng loại, quy cách phẩm chất hàng hoá hoặc dịch vụ yêu cầu, giá cả và thời điểm giao nhận hàng hoá. Một liên của “Đơn đặt mua hàng” cần được gửi tới phòng kế toán còn một liên cần được chuyển tới bộ phận nhận hàng để làm căn cứ đối chiếu. Ngay cả khi đặt hàng qua điện thoại thì đơn đặt mua hàng chính thức cũng cần phải được chuẩn bị và gửi tới các bộ phận mua hàng. 144 ACC509_Bai 6_v1.0011105225 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán Chức năng nhận hàng Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được xác định khi doanh nghiệp chính thức chấp nhận hoá đơn bán hàng hoặc cam kết thanh toán. Tất cả các hàng hoá, vật tư mua về đều phải giao cho bộ phận nhận hàng kiểm tra. Bộ phận nhận hàng có trách nhiệm xác định số lượng hàng nhận, kiểm định lại chất lượng hàng xem có phù hợp với yêu cầu trong đơn đặt hàng không và loại bỏ các vật tư hàng hoá bị đổ vỡ hoặc bị lỗi. Bộ phận này sẽ lập Biên bản kiểm nhận vật tư hàng hoá hoặc Báo cáo nhận hàng và chuyển hàng tới bộ phận kho. Bộ phận nhận hàng phải độc lập với bộ phận mua hàng, bộ phận vận chuyển và bộ phận kho. Chức năng lưu kho Tất cả vật tư hàng hoá sẽ được chuyển tới kho và sẽ được kiểm tra về chất lượng, số lượng. Bộ phận kho sẽ làm thủ tục nhập kho, lập phiếu nhập kho và sau đó thông báo cho bộ phận kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho. Bộ phận kho sẽ ghi nhận số lượng, chủng loại, quy cách hàng nhập kho vào sổ kho (Thẻ song song, Sổ đối chiếu luân chuyển hoặc Sổ số dư), xác lập quy trình bảo quản để giảm hao hụt và giảm thiểu chi phí lưu kho. Chức năng xuất kho vật tư, hàng hoá Bộ phận kho phải chịu trách nhiệm về số hàng hóa mà mình quản lý. Do vậy, trong bất cứ trường hợp nào thì bộ phận kho đều đòi hỏi phải có Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá đã được phê duyệt từ các đơn vị sử dụng. Phiếu yêu cầu này thường được lập thành ba liên. Đơn vị có yêu cầu sẽ giữ một liên, một liên sẽ giao cho bộ phận kho làm căn cứ xuất kho và hạch toán, liên còn lại sẽ chuyển cho Phòng Kế toán để ghi sổ kế toán. Để hạn chế việc viết phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá cho những mục đích không rõ ràng, đơn vị phải đặt ra quy định kiểm soát các Phiếu yêu cầu. Phiếu yêu cầu phải được lập căn cứ vào đơn đặt hàng sản xuất hoặc đơn đặt hàng của khách hàng. Chức năng sản xuất Việc sản xuất cần phải được kiểm soát chặt chẽ bằng kế hoạch và lịch trình sản xuất. Kế hoạch và lịch trình sản xuất được xây dựng dựa vào ước tính về nhu cầu đối với sản phẩm của đơn vị cũng như dựa vào tình hình thực tế hàng tồn kho hiện có. Kế hoạch và lịch trình sản xuất được xây dựng nhằm tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng hoá tiêu thụ đồng thời giúp đơn vị đảm bảo các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu và nhân công. Trách nhiệm đối với vật tư trong giai đoạn sản xuất thuộc về những người giám sát sản xuất (đốc công, quản lý phân xưởng). Do vậy, kể từ khi nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng cho tới khi các sản phẩm được hoàn thành và được chuyển vào kho thành phẩm thì người giám sát sản xuất được phân công theo dõi phải có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc tất cả các tình hình và quá trình sản xuất. Trong quá ACC509_Bai 6_v1.0011105225 145 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trình này, các chứng từ sổ sách được sử dụng chủ yếu để ghi chép và theo dõi bao gồm: Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư, Phiếu xuất kho, Bảng chấm công, Các bảng kê, Bảng phân bổ… và hệ thống sổ sách kế toán chi phí. Sản phẩm sau khi kết thúc quá trình sản xuất luôn được qua khâu kiểm định chất lượng trước khi cho nhập kho thành phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ. Hoạt động kiểm soát này là phổ biến nhằm phát hiện ra những sản phẩm hỏng, lỗi hay không đạt được các thông số kỹ thuật theo yêu cầu. Việc kiểm định chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp không rơi vào tình trạng giá trị hàng tồn kho cao hơn so với giá trị thực của nó do một số hàng tồn kho hỏng, lỗi không sử dụng được. Lưu kho thành phẩm Sản phẩm hoàn thành trong khâu sản xuất được kiểm định xong sẽ cho nhập kho để lưu trữ chờ bán. Quá trình kiểm soát thành phẩm thường được xem như một phần của chu trình bán hàng và thu tiền. Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ Bất cứ việc xuất kho thành phẩm nào chỉ được thực hiện khi đã nhận được sự phê chuẩn. Thông thường sự phê chuẩn hoặc căn cứ để xuất kho thành phẩm ở đây thường là Đơn đặt hàng của khách hàng đã được Bộ phận kiểm soát tín dụng phê chuẩn. Khi xuất kho thành phẩm, thủ kho phải lập Phiếu xuất kho. Bộ phận vận chuyển sẽ lập Phiếu vận chuyển hàng hoá có đánh số thứ tự từ trước. Phiếu vận chuyển hàng sẽ được lập thành 3 liên:  Liên thứ nhất được lưu tại bộ phận tiếp vận để làm chứng từ minh chứng cho việc vận chuyển.  Liên thứ hai sẽ được gửi đến bộ phận tiêu thụ kèm theo Đơn đặt hàng của khách hàng để làm căn cứ ghi Hoá đơn cho khách hàng.  Liên thứ ba sẽ được đính kèm bên ngoài bao kiện của hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Hoạt động kiểm soát này sẽ giúp cho khách hàng kiểm tra được số lượng và chủng loại hàng hoá so với Đơn đặt hàng. Trong trường hợp hàng hoá được vận chuyển thuê bởi một công ty tiếp vận thì Phiếu vận chuyển sẽ được lập thêm một liên thứ tư, liên này sẽ được giao cho bên cung cấp dịch vụ vận chuyển để làm căn cứ tính cước phí. 6.1.3. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong chu trình Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với hàng tồn kho. Hệ thống này cung cấp những thông tin về lượng hàng tồn hiện có, tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; giá trị sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm nhập kho. Trong hạch toán tổng hợp hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ tuỳ thuộc vào đặc thù kinh doanh của mình. Trong chu trình hàng tồn kho, các chứng từ chủ yếu được sử dụng trong chu trình thường bao gồm: 146 ACC509_Bai 6_v1.0011105225 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán  Phiếu yêu cầu mua hàng Có thể do nhân viên coi kho lập; hoặc khi hàng tồn kho đã đạt đến một mức độ ấn định trước; hoặc có thể hình thành do các nguyên liệu cần để sản xuất một đơn đặt hàng cá biệt của khách hàng; hoặc được đề ra dựa trên kết quả kiểm kê định kỳ do nhân viên có trách nhiệm thực hiện.  Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng được gửi cho nhà cung cấp phải nêu rõ mọi thông tin liên quan đến hàng hoá mà doanh nghiệp có ý định mua như số lượng, chủng loại, chất lượng, quy cách, giá cả, thời điểm nhận hàng…  Phiếu giao hàng Tài liệu được chuẩn bị bởi nhà cung cấp. Phiếu giao nhận phải được ký nhận bởi khách hàng để chứng minh sự chuyển giao hàng hoá thực tế.  Biên bản kiểm nhận vật tư hàng hoá (Báo cáo nhận hàng). Do bộ phận nhận hàng lập, kiểm định lại chất lượng hàng xem có phù hợp với yêu cầu trong đơn đặt hàng không và loại bỏ các vật tư hàng hoá bị đổ vỡ hoặc bị lỗi.  Hoá đơn của người bán Chứng từ nhận được từ nhà cung cấp đề nghị thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ đã được chuyển giao.  Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho Là chứng từ do Bộ phận lưu kho lập làm bằng chứng về việc nhận hàng và xuất hàng. Các Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho đều phải được đánh số thứ tự trước. Các chứng từ này sẽ làm căn cứ để vào sổ chi tiết hàng tồn kho. Các sổ sách chủ yếu sử dụng trong chu trình hàng tồn kho thường bao gồm:  Sổ chi tiết hàng tồn kho Tuỳ theo từng hình thức kế toán chi tiết hàng tồn kho doanh nghiệp có thể lập Thẻ kho, Sổ đối chiếu luân chuyển hoặc Sổ số dư.  Nhật ký mua hàng Là những ghi chép đầu tiên trong hệ thống kế toán để ghi lại các khoản mua. Nhật ký phải liệt kê danh sách các hoá đơn (từng cái một) cùng với việc chỉ ra tên người cung cấp, ngày của hoá đơn và khoản tiền của các hoá đơn đó.  Các bảng phân bổ Các bảng phân bổ giá trị vật tư sử dụng cho từng bộ phận. Đây là căn cứ để ghi sổ kế toán các tài khoản chi phí.  Sổ tổng hợp hàng tồn kho Sổ cái tài khoản nguyên vật liệu, tài khoản công cụ dụng cụ, tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tài khoản thành phẩm, tài khoản hàng mua. ACC509_Bai 6_v1.0011105225 147 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 6.1.4. Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho Chu trình hàng tồn kho là một trong những chu trình quan trọng trong kiểm toán bảng khai tài chính. Chức năng kiểm toán được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểm toán. Do vậy, mục đích chung của kiểm toán chu trình hàng tồn kho là đánh giá xem liệu số dư tài khoản có liên quan có được trình bày trung thực và phù hợp với các nguyên tắc kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận hay không. Từ mục đích chung của kiểm toán có thể cụ thể hoá thành các mục tiêu đặc thù đối với chu trình. Có thể khái quát các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với chu trình qua bảng 6.1. Bảng 6.1: Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu đối với nghiệp vụ Mục tiêu đối với số dư I. Mục tiêu hợp lý chung Các nghiệp vụ về hàng tồn kho đều có căn cứ hợp lý. Số dư hàng tồn kho được biểu hiện hợp lý trên sổ sách và Bảng cân đối kế toán. Hiệu lực Các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho, luân chuyển nội bộ đều đã phát sinh thực tế. Hàng tồn kho phản ánh trên Bảng cân đối kế toán là thực sự tồn tại. Trọn vẹn Các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho, luân chuyển nội bộ đã xảy ra trong kỳ đều được phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán. Số dư tài khoản hàng tồn kho đã bao hàm toàn bộ hàng tồn kho hiện có tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Quyền và nghĩa vụ Các hàng tồn kho đã ghi sổ đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Số dư hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc tạm vay. Tính giá và định giá Hàng hoá nhập kho và xuất kho được định giá đúng đắn, các phương pháp tính giá và định giá được áp dụng nhất quán và phù hợp. II. Mục tiêu chung khác Phân loại và trình bày Các nghiệp vụ hàng tồn kho được xác định và phân loại đúng đắn trên sổ sách và báo cáo tài chính. Tính chính xác cơ học Giá trị hàng hoá nhập kho, xuất kho, điều chuyển được phản ánh trùng khớp giữa chứng từ và sổ sách kế toán. Số dư hàng tồn kho được phản ánh đúng giá trị thực tế. Số dư hàng tồn kho phải được phân loại và sắp xếp đúng vị trí trên Bảng cân đối kế toán. Những khai báo có liên quan tới sự phân loại, căn cứ để tính giá và phân bổ hàng tồn kho phải thích đáng.  Các phép tính số học đều chính xác trong việc tính toán hàng tồn kho.  Các con số chuyển sổ sang trang đều trùng khớp. III. Mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ Cho phép 148 Các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho, điều chuyển hàng hoá đều được cho phép. Số dư hàng tồn kho đều được phê duyệt đầy đủ. ACC509_Bai 6_v1.0011105225 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 6.2. Công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu và trắc nghiệm đối với chu trình hàng tồn kho 6.2.1. Công việc kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm đối với nghiệp vụ hàng tồn kho 6.2.1.1. Công việc kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm đạt yêu cầu Để hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho, kiểm toán viên cần tìm hiểu các thủ tục và quy trình đối với các nghiệp vụ nhập kho và xuất kho. Bên cạnh đó, kiểm toán viên còn phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát vật chất đối với hàng tồn kho như kho hàng, bến bãi, nhà xưởng và các điều kiện kỹ thuật khác. Bất cứ sự thiếu sót nào về phương diện cất trữ hoặc về kiểm soát vật chất khác đều có thể dẫn tới mất mát hàng tồn kho. Các vấn đề cần được tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho mà kiểm toán viên phải tiến hành có thể khái quát qua các khía cạnh sau:  Hệ thống hàng tồn kho có theo dõi chi tiết từng loại hàng tồn kho hay không?  Hệ thống sổ sách kế toán có được đối chiếu ít nhất một lần với kết quả kiểm kê hàng tồn kho trong năm không?  Hàng tồn kho có được đánh dấu và sắp xếp theo danh điểm được xây dựng từ trước không?  Sự khác biệt giữa số kiểm kê thực tế với số theo dõi trên sổ sách khi phát hiện được có được ghi nhận và xử lý hay không?  Có tồn tại một bộ phận mua hàng độc lập chuyên thực hiện trách nhiệm mua tất cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá không?  Có tồn tại một bộ phận nhận hàng riêng biệt chuyên thực hiện trách nhiệm nhận hàng đến không?  Các vật tư và hàng hoá có được kiểm soát và cất trữ bởi một bộ phận kho độc lập không và chúng có được kiểm soát chặt chẽ trong việc xuất dùng không? Bằng việc mô tả, lập bảng câu hỏi hoặc vẽ thành các lưu đồ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho kiểm toán viên có thể xác định được hệ thống kiểm soát nội bộ đó có hiệu lực hay không. Kiểm toán viên cũng có thể khẳng định thêm những thông tin về sự hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua phỏng vấn các nhân viên của công ty, kiểm tra các chứng từ hoặc sổ sách và quan sát các hoạt động. Kiểm toán viên quan sát việc cách ly trách nhiệm trong việc thực hiện các chức năng của chu trình và ai là người thực hiện các chức năng đó trong năm tài chính. Khi kiểm tra các tài liệu, kiểm toán viên có thể kiểm tra:  Phiếu yêu cầu mua hàng.  Đơn đặt hàng.  Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá.  Phiếu vận chuyển hàng hoá.  Phiếu nhập kho.  Phiếu xuất kho.  Các sổ sách kế toán về hàng tồn kho và chi phí. Các thủ tục này sẽ giúp kiểm toán viên có được các bằng chứng để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu về hàng tồn kho. ACC509_Bai 6_v1.0011105225 149 Bài 6: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán Một số thử nghiệm kiểm soát phổ biến sẽ được kiểm toán viên thực hiện nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho thường tập trung vào các chức năng chính như nghiệp vụ nhập hàng tồn kho, xuất hàng tồn kho, nghiệp vụ sản xuất, nghiệp vụ lưu kho.  Quá trình mua hàng Quá trình mua hàng nằm trong chu trình mua hàng và thanh toán vì vậy kiểm toán viên chỉ cần quan tâm thêm những khía cạnh sau: o o o o o Kiểm tra sự hiện diện của chứng từ để đảm bảo sự có thật của yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng và hoá đơn của người bán. Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn các nghiệp mua hàng có đúng cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không. Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ như phần gạch thừa của chứng từ để đảm bảo chứng từ không bị sử dụng lại. Theo dõi một chuỗi các đơn đặt hàng và báo cáo nhận hàng để đảm bảo các nghiệp vụ mua đều được ghi sổ. Kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ trên hoá đơn của người bán, báo cáo nhận hàng, đơn đặt hàng, phiếu yêu cầu mua.  Quá trình nhập xuất vật tư, hàng hoá Khi kiểm toán các nghiệp vụ nhập xuất vật tư, hàng hoá, kiểm toán viên cần chú ý kiểm tra theo những hướng sau: o o o o o o o Kiểm tra về tính có thật của yêu cầu sử dụng vật tư hàng hoá bằng việc kiểm tra lại các phiếu yêu cầu và sự phê duyệt của các phiếu yêu cầu đó. Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra chất lượng của hàng tồn kho khi xuất, nhập và xác nhận chất lượng của hàng tồn kho khi xuất, nhập của thủ kho và các bộ phận có liên quan. Xem xét các thủ tục về nhập xuất kho hàng có đúng nguyên tắc quy định không, việc tổ chức kiểm nhận hàng có đúng trình tự không. Thực hiện khảo sát việc ghi sổ nhật ký theo dõi hàng chuyển ra ngoài khu vực của đơn vị có được thực hiện không. Xem xét tính độc lập của thủ kho và người giao hàng, người nhận hàng, nhân viên kế toán kho, đặc biệt là sự độc lập giữa người làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng hàng (KCS) với người giao hàng và người sản xuất. Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ và quy định ghi sổ kế toán hàng nhập, xuất kho ở phòng kế toán. Kiểm tra và đối chiếu nội bộ về hàng nhập và xuất kho.  Quá trình sản xuất Để đánh giá hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ này, kiểm toán viên có thể thiết kế và thực hiện nhiều trắc nghiệm khác nhau. Trắc nghiệm đạt yêu cầu phổ biến mà kiểm toán viên thường sử dụng gồm: 150 ACC509_Bai 6_v1.0011105225
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.