Áp dụng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN tại Việt Nam

pdf
Số trang Áp dụng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN tại Việt Nam 7 Cỡ tệp Áp dụng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN tại Việt Nam 231 KB Lượt tải Áp dụng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN tại Việt Nam 1 Lượt đọc Áp dụng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN tại Việt Nam 12
Đánh giá Áp dụng tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN tại Việt Nam
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN NHÀ Ở CÓ PHÒNG CHO KHÁCH DU LỊCH THUÊ CỦA ASEAN TẠI VIỆT NAM Lê Thị Luyến Khoa Du lịch Email: luyenlt@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 18/3/2020 Ngày PB đánh giá: 27/4/2020 Ngày duyệt đăng: 08/5/2020 TÓM TẮT: Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là một hình thức của du lịch cộng đồng thu hút du khách trên thế giới. Ở đó, du khách được trải nghiệm cuộc sống thú vị của từng điểm đến một cách chân thực nhất. Nhờ vào sự đa dạng văn hóa, đặc biệt là văn hóa bản địa mang đậm dấu ấn truyền thống, các nước ASEAN đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. Nắm bắt được những xu thế mới của du lịch thế giới, các nước ASEAN đã xây dựng Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế. Trong xu thế hội nhập, việc nghiên cứu áp dụng Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê vào phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam một cách bền vững và thành công là rất cần thiết. Từ khóa: ASEAN Homestay, tiêu chuẩn, giải pháp. APPLYING ASEAN HOMESTAY STANDARD IN VIETNAM ABSTRACT: Homestay is a form of community tourism that attracts tourists around the world. There, visitors experience the exciting life of each destination in the most authentic way. Thanks to the cultural diversity, especially the indigenous culture imbued with tradition, ASEAN countries are becoming attractive destinations for international visitors. Understanding the new trends of world tourism, ASEAN countries have developed Homestay Standards and have adjusted to suit practical requirements. In the trend of integration, the study of the application of the Homestay Standards to the sustainable and successful development of community based tourism in Vietnam is essential. Keywords: ASEAN Homestay, standard, solution. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tháng 1/2016, kế hoạch “Chiến lược Du lịch ASEAN 2016 – 2025” được các Bộ trưởng Du lịch của mười nước ASEAN thông qua trong Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) lần thứ 35, tổ chức tại Manila, Philippines. Chiến lược xác định đến năm 2025 sẽ đưa ASEAN trở thành một điểm đến du lịch “chất lượng, độc đáo” với cam kết phát triển du lịch “có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng”, góp phần đáng kể vào sự thịnh vượng về kinh tế - xã hội của người dân ASEAN. Hướng tới mục tiêu này, Cộng đồng Du lịch ASEAN đã ban hành bộ 8 tiêu chí về du lịch xanh, trong đó có các tiêu chí liên quan đến nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê. Các tiêu chí thể hiện tầm nhìn, sự thống nhất và là hành động cụ thể của ASEAN hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng. Bộ tiêu chuẩn ASEAN về nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê gồm 9 tiêu chí, trong đó quy định rõ muốn đạt được chứng nhận thì cơ sở phải đáp ứng các yêu TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020 93 cầu về vệ sinh, mức độ sạch sẽ, an ninh, an toàn, các nguyên tắc bền vững về kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội. Do đó, việc thực hiện bộ tiêu chí này vừa là cam kết vừa là hành động nhằm cân bằng, giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, số lượng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được cấp chứng nhận ASEAN ở Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập cũng như thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về bộ tiêu chuẩn du lịch ASEAN ASEAN là cộng đồng kinh tế thống nhất, hợp tác trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó du lịch là lĩnh vực tiên phong đạt được thành quả rất ấn tượng. ASEAN đã nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển Du lịch ASEAN giai đoạn 2016 - 2025, trong đó có nội dung ưu tiên phát triển du lịch xanh và bền vững, hài hòa, thống nhất, có hiệu quả. Để cụ thể hóa nội dung này, cộng đồng Du lịch ASEAN đã xây dựng và ban hành 8 bộ tiêu chí về du lịch xanh, thể hiện được tầm nhìn và thống nhất trong ASEAN, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển du lịch có trách nhiệm và bền vững. [4] Bộ tiêu chuẩn Du lịch ASEAN gồm 8 tiêu chuẩn là một trong những công cụ để thực hiện ý tưởng hướng đến mục tiêu: Một điểm đến ASEAN chất lượng, thân thiện, bền vững và mang đến lợi ích cho cộng đồng. Bộ tiêu chuẩn được các Bộ trưởng Du lịch trong ASEAN thông qua và áp dụng trong toàn khu vực: 1) Tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN (ban hành năm 2007 và chỉnh sửa năm 2013); 2) Tiêu chuẩn Nhà ở có phòng cho 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG khách du lịch thuê ASEAN (ban hành năm 2014); 3) Tiêu chuẩn Khu du lịch cộng đồng ASEAN (ban hành năm 2015); 4) Tiêu chuẩn Điểm du lịch MICE ASEAN (ban hành năm 2016); 5) Tiêu chuẩn Sản phẩm du lịch bền vững ASEAN (ban hành năm 2016); 6) Tiêu chuẩn Thành phố du lịch sạch ASEAN (ban hành năm 2016); 7) Tiêu chuẩn Spa ASEAN (ban hành năm 2017); 8) Tiêu chuẩn Nhà vệ sinh công cộng ASEAN (ban hành năm 2017). * Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ASEAN: Phát biểu khai mạc Hội thảo “Giải thưởng Du lịch ASEAN”, tháng 8 năm 2018, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Thời gian qua, Du lịch Việt Nam đang phát triển rất nhanh, tăng trưởng liên tục trong 3 năm gần đây, đặc biệt hệ thống khách sạn có tốc độ tăng trưởng nhanh và tạo ra sự bùng nổ ở một số địa bàn trọng điểm như: Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hạ Long, Lào Cai… Việc phát triển những cơ sở lưu trú có chất lượng cao bên cạnh những lợi ích về sự gia tăng thì phải đối mặt với những thách thức về bảo vệ môi trường. Vì thế, việc cam kết và thực hiện Bộ tiêu chuẩn du lịch trong ASEAN, trong đó có các tiêu chuẩn trong lĩnh vực khách sạn chính là hành động để cân bằng và giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình phát triển, đầu tư, vận hành hệ thống khách sạn để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.” [4] Giải thưởng Du lịch ASEAN là cơ hội để các đơn vị quảng bá thương hiệu địa phương, thương hiệu doanh nghiệp. Đây được xem là giải thưởng danh giá mà các đơn vị kinh doanh du lịch mong muốn có được nhằm khẳng định chất lượng chuyên nghiệp, thân thiện môi trường và mang đến lợi ích cho cộng đồng. Hàng năm, tại các Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN, các quốc gia thành viên ASEAN sẽ nghiên cứu lựa chọn những ứng viên xuất sắc nhất để trao giải thưởng Du lịch ASEAN tại sự kiện Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF. Các đơn vị được giải thưởng được ưu tiên trong các hoạt động tuyên truyền quảng bá chung của ASEAN cũng như tại các quốc gia thành viên. Tính đến tháng 8/2019, Việt Nam có 5 hạng mục được trao giải thưởng ASEAN. Bao gồm [1; tr. 73 – tr. 98]: - Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: 14; - Khu du lịch cộng đồng ASEAN: 06; - Sản phẩm du lịch bền vững ASEAN: 01; - Nhà vệ sinh công cộng ASEAN: 03; - Dịch vụ Spa ASEAN: 04. 2.2. Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN “Là một hình thức của du lịch cộng đồng, khái niệm nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hiện đang được chấp nhận với tư cách là một công cụ phát triển nông thôn ở nhiều nước ASEAN. Chương trình nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có thể nâng cao chất lượng sống ở cấp độ địa phương thông qua tạo ra thu nhập, hỗ trợ văn hóa địa phương, nghệ thuật và việc kinh doanh hàng thủ công, khuyến khích sự khôi phục lại các địa điểm mang tính lịch sử và địa phương, và thúc đẩy nỗ lực bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục cộng đồng” [5; tr 6]. Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN gồm 9 nội dung, 27 nhóm tiêu chí - 106 tiêu chí. Các nội dung bao gồm: Chủ nhà, lưu trú, các hoạt động, sự quản lý, địa điểm, vệ sinh và mức độ sạch sẽ, an toàn và an ninh, marketing và xúc tiến, các nguyên tắc bền vững. 2.3. Thực trạng thực hiện tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN 2.3.1. Số lượng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tại Việt Nam Theo bà Cản Phương Hà, đại diện Luxstay nhận định: “Việt Nam đặc thù dân số trẻ chiếm tỷ trọng cao, đối tượng tiếp cận các xu hướng mới rất nhanh chóng, đặc biệt là các dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Mảng home sharing tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và sẽ phát triển bùng nổ trong những năm tới, đạt quy mô tối thiểu 10%-20% tổng chi tiêu thị trường lưu trú vào khoảng 15 tỷ USD năm 2025.” [2] Con số cụ thể về số lượng homestay tại Việt Nam trong năm 2018 được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 1. Số lượng chỗ ở và doanh thu Homestay của các thành phố lớn năm 2018 Điểm đến Hà Nội Quảng Ninh Huế Đà Nẵng Quảng Nam Khánh Hòa Lâm Đồng Vũng Tàu Hồ Chí Minh Kiên Giang Số lượng (cơ sở) 5.078 390 108 2,830 696 2.091 539 1,013 11,322 241 Doanh thu (USD) 13.348.054 725,525 298,121 19,589.713 5,598,384 7,696,738 2,210,145 4,174,854 41,626,360 1,178,592 Nguồn: Công ty AirDNA [2] TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020 95 Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn hàng đầu thế giới, tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay, căn hộ lưu trú. Đến năm 2018, con số này là 11.322 chỗ ở, tăng gần gấp đôi chỉ sau 2 năm. Tại Hà Nội, số lượng homestay trong nửa đầu năm 2018 là 11.200, trong đó có 5.078 chỗ ở có hoạt động thực sự, tăng xấp xỉ 2.000 chỗ ở so với năm 2016. Số lượng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tập trung nhiều ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Năm 2018, Châu Á và Thái Bình Dương đón hơn 345 triệu lượt khách quốc tế, trong đó Đông Nam Á dẫn đầu khu vực về tăng trưởng với 7,9%. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam đứng thứ 5 về lượng khách du lịch quốc tế đến (15,5 triệu lượt khách năm 2018), sau Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Với nhiều chính sách khuyến khích phát triển, cắt giảm các thủ tục cấp thị thực (visa), Việt Nam trở thành một điểm nóng thu hút khách du lịch quốc tế. Điều này sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho người Việt Nam. Số lượng người Việt tham gia vào thị trường kinh doanh homestay ngày càng nhiều, tạo ra doanh thu vào khoảng 130 triệu USD trong năm 2018 và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. 2.3.2. Số lượng homestay được trao giải thưởng ASEAN tại Việt Nam Tính đến năm 2019, Việt Nam có 14 homestay được trao giải thưởng ASEAN, cụ thể như sau: Bảng 2. Danh sách homestay được trao giải thưởng ASEAN từ năm 2016 đến năm 2019 Năm Số lượng (cơ sở) 2016 04 2017 05 Tên Homestay Homestay xã Na Hồi, huyện Bắc Hà Homestay xã Tà Chải, huyện Bắc Hà Điểm du lịch cộng đồng xóm Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu An Bang Seaside Village Homestay, phường Cẩm An, TP Hội An Dao Homestay, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ Homestay xã Mai Hịch, xóm Hịch 2, xã Mai Hịch, Huyện Mai Châu Homestay Tả Van Giáy 1, làng Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sapa Homestay khối Thanh Nam gồm 8 hộ gia đình, Khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An Cụm Homestay xã Hòa Ninh, tổ 12, ấp Hòa Quí, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ Phương Thảo Homestay, xã An Bình, huyện Long Hồ 2019 05 Bắc Hà Homestay, huyện Bắc Hà Achu Homestay, Vân Hồ, Mộc Châu Làng du lịch Mỹ Khánh, Mỹ Khánh, Phong Điền Tự Do Homestay Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam [1; tr.79 – tr. 90] 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Bảng 3. Số lượng homestay được trao giải ASEAN theo tỉnh/thành STT 1 2 3 4 5 6 7 Tỉnh/thành Hà Giang Sơn La Lào Cai Hòa Bình Quảng Nam Vĩnh Long Cần Thơ Số lượng (cơ sở) 01 01 04 03 02 02 01 Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam [1; tr.79 – tr. 90] Theo tiêu chuẩn ASEAN, hàng năm, có 5 cụm nhà có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN, mỗi cụm có ít nhất 5 homestay của mỗi nước thành viên được đề cử trao tặng danh hiệu này. Nhìn vào hai bảng số liệu trên có thể thấy, số nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được cấp chứng nhận ASEAN ở Việt Nam còn hạn chế so với quy định đề ra về số lượng homestay được công nhận hàng năm của ASEAN và so với số lượng homestay hiện có của Việt Nam. Bên cạnh đó, số nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được cấp chứng nhận ASEAN lại không thuộc các điểm đến sở hữu nhiều homestay như Hà Nội, Đà Nẵng hay Hồ Chí Minh. Lý giải cho điều này là việc nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê là một loại hình lưu trú phù hợp với kinh tế nông thôn. Trong nhóm tiêu chí về làng xã – cộng đồng của bộ tiêu chuẩn quy định: Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê phải có số lượng tối thiểu là 5 người cung cấp nhà dân có phòng cho khách du lịch đăng ký trong làng để đảm bảo sự tham gia và gắn kết của cộng đồng; các nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê phải ở gần các điểm hấp dẫn về mặt tự nhiên hoặc văn hóa ở các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở các thành phố lớn không tồn tại các làng xã đáp ứng được tiêu chí như vậy. Ví dụ điển hình là ở Hà Nội có làng cổ Đường Lâm, làng Cự Đà, làng Ước Lễ, làng Đông Ngạc; ở Đà Nẵng có làng chiếu Cẩm Nê, làng Túy Loan, làng Nam Ô... Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tương xứng với tiềm năng sẵn có, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần có những giải pháp để tăng số lượng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê đạt tiêu chuẩn ASEAN. 2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn ASEAN về nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tại Việt Nam 2.3.3.1. Thuận lợi - Các tiêu chí về chủ nhà, lưu trú, địa điểm, vệ sinh và mức độ sạch sẽ, an ninh và an toàn trong tiêu chuẩn ASEAN, homestay hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. - Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc và có bề dày lịch sử. Mỗi vùng, miền, địa phương lại lưu giữ những nét văn hóa riêng vô cùng đặc sắc, bên cạnh đó, con người thân thiện, cởi mở, là những điều kiện thuận lợi cho du lịch homestay. 2.3.3.2. Khó khăn - Tiêu chí số 1 và tiêu chí số 3 trong bộ tiêu chuẩn ASEAN về nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê nêu rõ “Homestay” là loại hình lưu trú gắn liền với các địa điểm mang đặc trưng văn hóa làng xã, tính cố kết cộng đồng cao, nơi có nhiều sản phẩm ở địa phương… để du khách có thể trải nghiệm các hoạt động cũng như tìm hiểu về văn hóa, con người tại vùng đất đó. Tuy nhiên, nhiều người dân, du khách chưa hiểu đúng về “Homestay” khi nghĩ đó chỉ là một loại hình lưu trú đơn thuần. Việc TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020 97 nhận thức sai dẫn đến tình trạng nhiều homestay được xây dựng và vận hành bộc phát, thiếu sự gắn kết cộng đồng, giao lưu văn hóa cũng như không có các trải nghiệm gắn liền với cuộc sống hàng ngày, dẫn đến những sản phẩm du lịch cộng đồng dần biến mất tính chiều sâu. - Công tác quản lý tại các địa phương còn gặp nhiều bất cập. Việc xuất hiện ồ ạt các homestay cho thấy vai trò của chính quyền địa phương còn hạn chế, chưa có chiến lược, định hướng để phát triển du lịch bền vững của địa phương. Nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam có tiềm năng phát triển homestay nhưng sự tổ chức của làng chưa có cấu trúc rõ ràng với vị trí, trách nhiệm và cách thức liên lạc; bộ máy tổ chức chưa vận hành theo cách thức mang tính kinh doanh. - Các homestay còn thiếu liên kết được với các hãng lữ hành trong việc cung ứng sản phẩm; hoạt động mang tính đơn lẻ. Công tác quảng bá chủ yếu là website nên chưa giới thiệu được các sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm. Thêm vào đó, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về giá và không tổ chức cho du khách tham gia trải nghiệm văn hóa truyền thống địa phương theo quy định của mô hình đang trở thành những vấn đề “khó gỡ”. - Việc khuyến khích khách tham gia các hoạt động làm sạch tại bãi biển, khu rừng và dòng sông gần homestay cũng như xây dựng và phổ biến cho khách những quy tắc ứng xử khi tiếp xúc với cuộc sống hoang dã không được các chủ homestay chú trọng. 2.4. Giải pháp áp dụng tiêu chuẩn ASEAN về nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tại Việt Nam - Hoàn thành chỉnh sửa xây dựng các bộ công cụ để triển khai thực hiện tiêu 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN phù hợp với điều kiện và bối cảnh Việt Nam. - Tuyên truyền, phổ biến Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN tại Việt Nam; nâng cao nhận thức sâu sắc của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương, cộng đồng dân cư về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc được cấp chứng nhận của ASEAN trong việc thu hút khách du lịch cũng như phát triển du lịch bền vững. - Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê ASEAN và tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. - Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra tính đồng bộ và phù hợp với các tiêu chuẩn của ASEAN. Trong bối cảnh du lịch Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID – 19, việc chung tay giữa Nhà nước, chính quyền địa phương và người dân để vực dậy ngành du lịch là thực sự cần thiết. 3. KẾT LUẬN Mong muốn khám phá những điểm đến nguyên sơ, giàu bản sắc dân tộc là xu thế du lịch phổ biến trên thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các điểm đến phải giữ được nguyên gốc, chân thực văn hóa bản địa và tính cố kết cộng đồng. Phát triển du lịch phải có trách nhiệm với xã hội nhằm tạo ra nền tảng du lịch bền vững; mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Du lịch nông thôn đang là một loại hình du lịch được ưa thích ở các nước ASEAN. Sự phát triển các nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê mang tính hệ thống hơn sẽ là cơ sở trong việc tạo ra một “thương hiệu mới” trong trải nghiệm của khách du lịch, đưa lại một hình thức kỳ nghỉ với giá cả phải chăng mà mang các yếu tố văn hóa và giáo dục ở một mức độ cao. Do đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch của ASEAN là cần thiết, tạo ra sự đồng bộ hóa nhằm mang tới sản phẩm du lịch đảm bảo chất lượng cho du khách. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cũng tạo điều kiện cho một cách tiếp cận mang tính phối hợp giữa các chủ thể có liên quan, tạo ra một môi trường tích cực giúp làm sống lại nền kinh tế nông thôn cũng như xóa đói giảm nghèo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Minh Duy (2019), Sức nóng từ thị trường homestay, 27/10/2019, từ https://ashui.com/mag/ chuyenmuc/bat-dong-san/15334-suc-nong-tu-thitruong-homestay.html 3. Việt Hưng (2018), Thị trường homestay Việt Nam liên tục tăng trưởng 2 chữ số, truy cập 27/10/2019, từ https://theleader.vn/thi-truong- homestay-viet-nam-lien-tuc-tang-truong-2-chuso-1542615447767.htm 4. Anh Minh (2018), Giải thưởng Du lịch ASEAN: Doanh nghiệp khẳng định chất lượng chuyên nghiệp, bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích cho cộng đồng, 07/09/2018, http://www.vtr.org. vn/giai-thuong-du-lich-asean-doanh-nghiep-khangdinh-chat-luong-chuyen-nghiep-bao-ve-moitruong-va-mang-lai-loi-ich-cho-cong-dong.html 5. Vụ khách sạn (2014), Tiêu chuẩn nhà dân 1. Nguyễn Thanh Bình (2019), Các vấn đề đặt có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN, truy ra trong ngành du lịch, khách sạn, Tập huấn bồi cập 27.10.2019, từ http://www.hta.org.vn/data/ dưỡng về kỹ năng quản lý du lịch tại Bình Thuận, files/Tieu-chuan-nha-dan-co-phong-cho-khach- tháng 8 năm 2019. du-lich-thue.pdf. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020 99
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.