Ảo thuật hóa học

doc
Số trang Ảo thuật hóa học 10 Cỡ tệp Ảo thuật hóa học 116 KB Lượt tải Ảo thuật hóa học 3 Lượt đọc Ảo thuật hóa học 12
Đánh giá Ảo thuật hóa học
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chưa được phân loại — 06.09.2010 21:48 Ảo thuật hóa học Posted by admin A. MỘT SỐ ẢO THUẬT VỚI LỬA VÀ KHÓI A1. Không có lửa… mà lại có khói – Hiện tượng: khi đưa hai đầu đũa thủy tinh lại gần nhau thì một làn khói trắng sẽ xuất hiện. – Cách làm: Lấy hai đũa thủy tinh ở đầu có quấn một ít bông. Nhúng một đũa vào dung dịch axit nitric (hoặc axit clohiđric) đậm đặc và nhúng đũa thứ hai vào dung dịch amoniac 25%. Đưa hai đầu đũa lại gần nhau. Khói trắng sẽ xuất hiện ở hai đầu đũa do sự tạo thành amoni nitrat (amoni clorua). NH3 + HNO3 -> NH4NO3 A2. Nhóm bếp than bằng đũa thủy tinh – Hiện tượng: xếp một ít than gỗ vào bếp như để nhóm lò, xong lấy đầu đũa thủy tinh châm vào đống than lập tức đống than bốc khói nghi ngút. – Cách làm: Bỏ than gỗ vào túi bằng vải màu rồi treo trong bình rộng miệng bên dưới có đựng dung dịch NH3 đậm đặc trong vài ngày. Khí NH3 sẽ bị hút vào than. Khi biểu diễn thí nghiệm, đũa thủy tinh cần được nhúng vào axit HCl đặc. Khí HCl gặp NH3 sẽ tạo ra khói trắng là những hạt nhỏ NH4Cl theo phản ứng: NH3 + HCl -> NH4Cl A3. Lửa và khói – Hiện tượng: biểu diễn ngọn lửa không khói, ngọn lửa có khói và có khói nhưng không có lửa. - Cách làm: Đặt bốn miếng bông lên tấm kính. Các miếng bông đã tẩm các dung dịch sau: Miếng thứ nhất tẩm cồn, miếng thứ hai – dung dịch NH3 đậm đặc, miếng thứ ba – benzen, miếng thứ tư – dung dịch HCl (pha 1 thể tích dung dịch HCl đậm đặc với một thể tích nước). Để bốn tấm kính đó cách xa nhau khoảng 25 – 30cm, miếng kính đặt bông tẩm dung dịch NH3 và HCl phải đặt ở hai đầu. Sau đó – Châm lửa đốt bông tẩm cồn: ngọn lửa không có khói. – Đốt bông tẩm benzen: ngọn lửa có khói. – Gắp miếng bông tẩm HCl đặt lên miếng bông tẩm dung dịch NH3: có khói nhưng không có lửa. Chú ý: – Có thể thay cồn bằng các chất khác như axeton, dietyl ete. – Nên tẩm ít benzen vì benzen cháy rất nhiều khói, rất rõ và lâu. – Dung dịch HCl đậm đặc dễ bay hơi nên pha tỉ lệ 1 : 1 như trên để không có khí HCl bay ra trước khi tiến hành thí nghiệm. A4. Những chiếc cốc “thần” - Hiện tượng: Bạn xếp một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy kèm theo tiếng nổ. – Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc, cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy. Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp, nó bị bốc cháy nhanh và có tiếng nổ. A5. Dùng đường làm thuốc súng - Cách làm: Nghiền đường thành bột rồi trộn với muối KClO3 theo tỉ lệ bằng nhau về khối lượng. Đổ hỗn hợp thu được lên một miếng sắt tây rồi vun lại thành một đống nhỏ hình nón, ở đỉnh đánh lõm xuống. Dùng ống nhỏ giọt lấy H2SO4 đậm đặc và nhỏ vài giọt vào đỉnh lõm của hình nón. Hỗn hợp lập tức bùng lên và gần như cháy một cách chớp nhoáng tạo thành những luồng khói dày đặc, tỏa rộng lên trên hệt như đốt thuốc súng. - Giải thích: KClO3 tác dụng với H2SO4 tạo ra axit HClO3: 2 KClO3 + H2SO4 -> K2SO4 + 2 HClO3 Axit HClO3 bị phân hủy thành nước, oxi và clodioxit ClO2, chất này lại bị phân hủy rất mạnh giải phóng O2 và làm cho đường bốc cháy. Vì phản ứng khởi đầu phát triển rất nhanh nên cũng như thuốc súng, đường bị cháy hầu như tức thời. B. SẮC MÀU ẢO THUẬT B1. Nước lã hóa máu đào - Hiện tượng: Khi biểu diễn, bạn nhờ một khán giả nào đó múc cốc nước lã để pha dần vào hỗn hợp không màu đã chuẩn bị sẵn. Khi đổ nước màu hồng xuất hiện và càng đổ thêm nước thì màu hồng càng đậm hơn ! - Cách làm: Cho sẵn vài ml dung dịch amoniac đậm đặc (25%) và 2 – 3 giọt dung dịch phenoltalein vào cốc đựng 50 ml ancol etylic khan. Hỗn hợp không có màu. – Giải thích: Trong môi trường ancol etylic khan thì NH3 không thể hiện tính bazo. Khi đổ thêm nước, NH3 sẽ tác dụng với nước theo phản ứng sau: NH3 + H2O <–> NH4+ + OH— Ion OH— làm cho phenoltalein chuyển sang màu hồng. Càng đổ thêm nước càng xuất hiện thêm nhiều ion OH— nên màu hồng càng đậm dần. B2. Làm hoa giấy đổi màu - Hiện tượng: Cắm ngược bó hoa giấy màu trắng vào một chiếc bình cỡ lớn, lập tức nó biến thành bó hoa có màu sặc sỡ. - Cách làm: Làm một bó hoa bằng giấy thấm màu trắng. Chia bó hoa đó thành bốn phần. phần thứ nhất để nguyên. Phần thứ hai tẩm dung dịch phenoltalein. Phần thứ ba tẩm dung dịch CuSO4 loãng. Phần thứ tư tẩm dung dịch Hg2(NO3)2. Để khô rồi xếp xen kẽ các bông hoa đã tẩm các dung dịch khác nhau, cả bó hoa vẫn có màu trắng. Cắm ngược bó hoa vào bình lớn chứa đầy khí NH3, lập tức bó hoa trắng biến thành bó hoa có nhiều màu. Những bông tẩm phenoltalein có màu hồng; tẩm CuSO4 có màu xanh; tẩm Hg(NO3)2 có màu đen và những bông không tẩm gì, tất nhiên vẫn có màu trắng. Để có khí NH3 cần rót vài ml dung dịch NH3 đậm đặc vào bình rồi đun nóng. - Giải thích: Màu hồng do ion OH— tác dụng với phenoltalein (OH— sinh ra khi NH3 tác dụng với nước). Màu xanh do ion Cu2+ tạo với các phân tử NH3 thành ion phức Cu(NH3)42+, còn Hg2(NO3)2 bị phân hủy theo phương trình phản ứng sau: 2 Hg+ -> Hg2+ + Hg Thủy ngân kim loại được giải phóng dưới dạng bột mịn màu đen. B3. Dung dịch muôn màu – Cách làm: Rót vào ống nghiệm sạch 3ml dung dịch KMnO4 bão hòa (màu tím) và 1ml dung dịch KOH 10%. Thêm 10 – 15 giọt dung dịch Na2SO3 loãng, lắc ống nghiệm thì thấy xuất hiện màu lục sẫm. Tiếp tục khuấy mạnh, dung dịch màu lục sẫm nhanh chóng trở thành màu xanh tím và cuối cùng là đỏ sẫm. – Giải thích: Màu lục sẫm xuất hiện là do phản ứng tạo thành kali manganat như sau: 2 KMnO4 + 2 KOH + Na2SO3 -> 2 K2MnO4 + H2O + Na2SO4 Sự biến đổi của màu lục sẫm thành xanh tím và đỏ sẫm là do kali manganat bị phân hủy do tác dụng của oxi trong không khí. - Lưu ý: Khi tiến hành thí nghiệm, cần lấy lượng hóa chất theo đúng tỉ lệ, nếu có dư Na2SO3 hoặc thiếu KOH thì sẽ không tạo ra K2MnO4. C. ẢO THUẬT VỚI NATRI C1. Vũ điệu natri - Hiện tượng: Trong cốc có 1 hỗn hợp lỏng phân thành 2 lớp, cho một miếng natri nhỏ vào trong cốc. Khi đó miếng natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 – 20 lần cho đến khi miếng natri tan hết, lớp chất lỏng phía dưới từ không màu chuyển dần thành màu hồng. - Cách làm: Đổ 30 ml nước cùng vài giọt dung dịch phenoltalein vào một cốc dung tích 100 ml và rót tiếp 50 ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Hỗn hợp dầu hỏa và nước trong cốc sẽ phân thành 2 lớp. Lấy một miếng natri cạo sạch, nhỏ bằng hạt đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 – 20 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi đó lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng. - Giải thích: Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước thì nó lập tức tác dụng với nước giải phóng hiđro. Bọt khí hidro bao bọc mẩu natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và mẩu natri lại bị chìm xuống. 2 NaOH + 2 H2O -> 2 NaOH + H2 C2. Bắn cháy tàu chiến địch - Hiện tượng: Con tàu giấy đang nổi trên mặt nước thì bỗng nhiên bốc cháy. Nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn, máu giặc nhuốm đỏ dòng sông. - Cách làm: Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẩu kim loại natri hoặc kali to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nước (đã được nhỏ thêm vài giọt phenoltalein không màu). Sau vài phút, tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng. – Giải thích: Nước từ từ thấm qua giấy, rồi tác dụng với natri (hoặc kali) theo phương trình hóa học sau: 2 Na + 2 H2O -> 2 NaOH + H2 2 K + 2 H2O -> 2 KOH + H2 Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí hidro thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH (hoặc KOH) làm cho phenoltalein không màu chuyển sang màu hồng. Chú ý: Trong thí nghiệm này, chỉ nên dùng mẩu natri hoặc kali to bằng hạt đậu. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt sẽ nổ gây nguy hiểm. D. NHỮNG MÀN ẢO THUẬT VUI D1. Chất chữa cháy lại … gây cháy Chúng ta đều biết rằng khí CO2 không cháy được nên được dùng làm chất chữa cháy trong các bình cứu hỏa. Thế mà trong một số trường hợp nó lại làm cho đám cháy bùng lên dữ dội hơn ! Để chứng minh điều này bạn có thể biểu diễn những thí nghiệm sau đây: Thí nghiệm 1: Natri cháy cùng CO2 – Hiện tượng: Nạp đầy khí CO2 vào một bình thủy tinh, đưa que đóm đang cháy vào bình, que đóm sẽ tắt ngay. Thả một mẩu Natri vào bình thì nó tự bốc cháy ngay trong khí CO2 ! – Cách làm: Trước khi biểu diễn, cho một ít nước vào bình thủy tinh chứa khí CO2. Lưu ý thả mẩu natri nhỏ bằng hạt đậu vào chỗ có nước. – Giải thích: Natri tác dụng với nước và bốc cháy trong môi trường khí CO2 theo phản ứng 2 Na + CO2 -> Na2O + CO Thí nghiệm trên cũng chứng tỏ rằng không thể dập tắt natri đang cháy bằng khí CO2 mà phải dùng cát hoặc đất khô. Thí nghiệm 2: Cháy trong khí cacbonic – Hiện tượng: Dùng kẹp sắt kẹp một đầu đoạn dây magie rồi đốt đầu dây kia đến khi cháy sáng. Sau đó đưa nhanh dây magie vào trong cốc đựng khí cacbonic, nó vẫn tiếp tục cháy sáng chói. – Giải thích: Magie có thể cháy trong khí cacbonic, phản ứng tạo ra magie oxit màu trắng bám đầy vào kẹp sắt và rơi xuống đáy cốc, đồng thời tạo ra những vụn cacbon màu đen ở đáy cốc. 2 Mg + CO2 -> 2 MgO + C Thí nghiệm 3: Đốt cháy bằng khí cacbonic – Hiện tượng: Thật là chuyện lạ đời ! Chúng ta ai cũng biết khí CO2 không duy trì sự cháy, nên được dùng làm chất chữa cháy. Bạn lấy cặp gắp một miếng bông giơ lên cho mọi người xem rồi cho luồng khí CO2 điều chế từ bình Kíp thổi vào miếng bông, miếng bông sẽ bùng cháy trước con mắt ngạc nhiên của mọi người. - Cách làm và giải thích: Những miếng bông làm thí nghiệm cần được chuẩn bị trước bằng cách rắc bột natri peoxit Na2O2 khô lên. Khi thổi khí CO2 vào, Na2O2 sẽ tác dụng với CO2 theo phương trình hóa học sau: 2 Na2O2 + 2 CO2 -> 2 Na2CO3 + O2 Phản ứng trên vừa tỏa nhiệt, vừa giả phóng ra O2 nên miếng bông cháy tức khắc. Chú ý: Những miếng bông đã tẩm bột Na2O2 dùng không hết không được để lại trong phòng thí nghiệm, chúng có thể tự bốc cháy do tác dụng của khí CO2 trong không khí. Tốt hơn hết là nên đốt ngay đi. D2. Mực bí mật – Kịch bản: Do bị gia đình ngăn cản, Romeo và Juliet không có cách nào liên lạc được với nhau. Nhưng có thế lực nào ngăn cản được tình yêu. Thế là một ngày kia, Romeo nhờ người đưa đến cho nàng 1 lá thư niêm phong kín. Tất nhiên là cha của Juliet biết chuyện và ông hết sức ngạc nhiên khi thấy đó chỉ là một tờ giấy trắng. Kì lạ thay, khi nàng Juliet đưa lá thư lại gần ngọn đèn thì những dòng chữ của người yêu lại hiện ra rõ ràng. Vậy điều kì diệu gì ẩn chứa sau lá thư đó ? - Cách làm: Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H2SO4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu. Khi hơ bức thư lên ngọn nến thì có nét chữ màu nâu đen hiện ra. - Giải thích: Dựa trên tính háo nước của H2SO4 để làm mực bí mật. Khi hơ nóng giấy, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H2SO4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen. (C6H10O5)n -> 6n C + 5n H2O (chất xúc tác: H2SO4 đặc) Xenlulozơ D3. Dùng dây kim loại đun sôi nước - Hiện tượng: Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức “nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt, mờ cả thành ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào, nó lại sôi sùng sục. - Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm “nước” và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ của dung dịch tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi. D4. Trổ tài thám tử Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, các chú công an thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. Và các bạn cũng có thể trổ tài thực hiện nghiệp vụ này ngay tại lớp học của mình ! - Cách làm: Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy. Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng một chất lỏng màu nâu đỏ. Sau một thời gian, lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy. Bạn chỉ cần thu chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm”. - Giải thích: Trên đầu ngón tay chúng ta có dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi. Khi ấn đầu ngón tay trên mặt giấy thì những thứ đó sẽ lưu lại trên mặt giấy, tuy vậy mắt thường rất khó nhận ra. Khi đem tờ giấy có vân tay đặt phía trên miệng lọ thủy tinh chứa cồn iot thì do bị đun nóng, cồn bay hơi rất nhanh, tiếp đến là iot “thăng hoa” bốc lên thành khí màu tím (Chú ý: Hơi iot độc, không được ngửi!), mà dầu béo, dầu khoáng và mồ hôi là các dung môi hữu cơ nên iot dễ tan vào chúng, tạo thành màu nâu trên các vân tay lưu lại. Thế là úm ba la, vân tay hiện ra.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.