Ảnh hưởng của vitamin và men tiêu hóa bổ sung vào thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) ương giống trong lồng trên biển

pdf
Số trang Ảnh hưởng của vitamin và men tiêu hóa bổ sung vào thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) ương giống trong lồng trên biển 6 Cỡ tệp Ảnh hưởng của vitamin và men tiêu hóa bổ sung vào thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) ương giống trong lồng trên biển 550 KB Lượt tải Ảnh hưởng của vitamin và men tiêu hóa bổ sung vào thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) ương giống trong lồng trên biển 0 Lượt đọc Ảnh hưởng của vitamin và men tiêu hóa bổ sung vào thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) ương giống trong lồng trên biển 9
Đánh giá Ảnh hưởng của vitamin và men tiêu hóa bổ sung vào thức ăn công nghiệp lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) ương giống trong lồng trên biển
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA VITAMIN VÀ MEN TIÊU HÓA BỔ SUNG VÀO THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM Lates calcarifer (BLOCH, 1790) ƯƠNG GIỐNG TRONG LỒNG TRÊN BIỂN EFFECT OF VITAMIN AND PROBIOTICS SUPPLEMENT IN COMMERCIAL DIETS ON GROWTH, SURVIVAL OF BARRAMUNDI Lates calcarifer (BLOCH, 1790) FINGERLINGS NURSED IN FLOATING SEA CAGE ThS. Ngô Văn Mạnh1, ThS. Châu Văn Thanh2, TS. Lục Minh Diệp3 TÓM TẮT Hai thí nghiệm độc lập được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin, men tiêu hóa vào 2 loại thức ăn công nghiệp khác nhau (CP và UP) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm giống ương bằng lồng nổi trên biển. Thí nghiệm 1: cá chẽm giống cỡ 2,92 cm (0,62 g) nuôi bằng thức ăn CP với 5 nghiệm thức bổ sung khác nhau: (1) thức ăn CP bổ sung vitamin, men tiêu hóa và dầu mực (CP-VMD), (2) thức ăn CP bổ sung men tiêu hóa và dầu mực (CP-MD), (3) thức ăn CP bổ sung vitamin và dầu mực (CP-VD), (4) thức ăn CP bổ sung dầu mực (CP-D) và (5) chỉ sử dụng thức ăn CP (đối chứng). Kết quả cho thấy, việc bổ sung men tiêu hóa, vitamin và dầu vào thức ăn CP không ảnh hưởng lên tỷ lệ sống của cá chẽm giống (P>0,05). Chiều dài cá ở nghiệm thức CP-D (6,69 cm) cao hơn nghiệm thức CP-VMD (6,45 cm) (P<0,05) và không có sự sai khác với các nghiệm thức còn lại (6,63 – 6,78 cm). Tuy nhiên, hệ số FCR ở nghiệm thức CP-VMD (0,99) tương đương với nghiệm thức đối chứng (1,17) và thấp hơn các nghiệm thức còn lại (1,25 – 1,28). Thí nghiệm 2: cá giống cỡ 3,74 cm (1,02 g) nuôi bằng thức ăn UP với 4 nghiệm thức bổ sung khác nhau: (1) thức ăn UP bổ sung dầu mực (UP-D), (2) thức ăn UP bổ sung men tiêu hóa và dầu mực (UP-MD), (3) thức ăn UP bổ sung vitamin và dầu mực (UP-VD), (4) chỉ sử dụng thức ăn UP (đối chứng). Kết quả cho thấy, việc có hoặc không bổ sung vitamin hay men tiêu hóa vào thức ăn không ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chẽm giống (P>0,05). Tuy nhiên, việc bổ sung thêm men tiêu hóa vào thức ăn lại làm tăng chi phí thức ăn (P<0,05). Từ khóa: thức ăn công nghiệp, vitamin, men tiêu hoá, sinh trưởng, tỷ lệ sống, cá chẽm giống, Lates calcarifer ABSTRACT Two independent experiments were performed to evaluate the effects of vitamin and probiotic supplements into two different commercial diets (CP and UP) on growth and survival of barramundi fingerlings cultured in floating cages. Experiment 1: barramundi fingerlings with size 2.92 cm (0.62 g) fed CP commercial diet with 5 different supplemented treatments: (1) CP diet supplemented vitamin, probiotic and squid oil ( CP-VMD), (2) CP diet supplemented probiotic and squid oil (CP-MD), (3) CP diet supplemented vitamin and squid oil (CP-VD), (4) CP diet supplemented squid oil (CP-D) and (5) using only CP diet (control treatment). Results showed that the addition of probiotic, vitamin and squid oil in CP diet did not affect on survival rate of barramundi (P> 0.05). Standard length of fish in treatment CP-D (6.69 cm) was higher than CP-VMD treatment (6.45 cm) (P <0.05) and no difference with other treatments (6.63 to 6.78 cm). However, FCR of CP-VMD treatment (0.99) was similar to control treatment (1.17) and lower than other treatments (1.25 to 1.28). Experiment 2: initial size of fingerlings barramundi were 3.74 cm (1.02 g), fed UP diet supplemented with 4 different treatments: (1) UP diet supplemented squid oil (UP-D), (2) UP diet supplemented probiotic and squid oil (UP-MD), (3) UP diet supplemented vitamin and squid oil (UP-VD), (4) use of UP diet only (control treatment). Results showed that, whether or not the additional vitamins or probiotic into the UP diet did not affect on growth, survival rate and FCR of barramundi (P> 0.05). However, the addition of probiotic increased the feed cost (P <0.05). Keywords: commercial diet, vitamin, probiotic, growth, survival, fingerlings, barramundi, Lates calcarifer , , Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản - Trường Đại học Nha Trang 1 2 3 30 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790), là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đang được nuôi ở nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Singgapore, Indonesia, Hồng Kông, Đài Loan, Australia (Kungvankij và CTV, 1994; Schipp, 1996). Hiện nay, cá chẽm ở nước ta chủ yếu được nuôi thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn là cá tạp. Điều này ảnh hưởng đến tính bền vững của nghề nuôi cá chẽm do nhu cầu sử dụng cá tạp tăng cao, nguồn cung cấp cũng như giá thức ăn không ổn định và tác động xấu lên môi trường nuôi (Lê Anh Tuấn, 2000). Việc nghiên cứu phát triển ương và nuôi thương phẩm cá chẽm trong lồng trên biển bằng thức ăn công nghiệp hiện đang được thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ sống cũng như tốc độ sinh trưởng của cá chẽm nuôi theo mô hình này vẫn còn thấp. Mặt khác, một số nghiên cứu bổ sung vitamin vào thức ăn là cá tạp cho cá chẽm đã thực hiện cho thấy, cá tạp có bổ sung vitamin tổng hợp cho cá chẽm giống ăn, hệ số FCR giảm từ 7,44 xuống còn 3,83 và thức ăn không bổ sung vitamin cá sinh trưởng chậm hơn (Webster & Lim, 2002; Glencross, 2006). Do vậy, việc nghiên cứu bổ sung vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn công nghiệp để ương, nuôi cá chẽm nhằm cải thiện tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống khi nuôi bằng lồng trên biển là rất cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng cuả men tiêu hóa, vitamin và dầu mực bổ sung vào thức ăn công nghiệp CP đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm giống ương bằng lồng nổi trên biển Cá chẽm giống cỡ trung bình 2,92 cm (khối lượng 0,62 g) được nuôi thí nghiệm 45 ngày tại Vũng Ngán, Vĩnh Nguyên, Nha Trang trong các lồng nhỏ với thể tích 60 L/lồng với mật độ thả 6.000 con/m3 (tương đương 360 con/lồng). Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 nghiệm thức, lặp lại 4 lần: (1) thức ăn CP bổ sung men tiêu hóa + vitamin + dầu mực (CP-MVD), (2) thức ăn CP bổ sung men tiêu hóa + dầu mực (CP-MD), (3) thức ăn CP bổ sung vitamin + dầu mực (CP-VD), (4) thức ăn CP bổ sung dầu mực (CP-D) và (5) chỉ sử dụng thức ăn CP (CP). Thời gian thí nghiệm kéo dài 45 ngày. Thức ăn và phương pháp cho ăn: Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp của tập đoàn CP, Thái Lan (protein thô: 42%, lipid thô: 5%), men tiêu hóa sử dụng là BIOLIZYM của công ty Minh Dũng với thành phần là: Bacillus subtilis, Saccharomyces cerevisiae, Amylase và βGlucanase. Vitamin sử dụng có tên thương mại là BCOMAX-E, thành phần gồm vitamin: C, E, B1, B2, B5, B6, B12, PP, K3 của công ty TNHH thương mại và sản xuất Việt Viễn. Hàm lượng men tiêu hóa, vitamin, dầu mực và giá thành của 1 kg thức ăn được trình bày trong bảng 1. Tỷ lệ cho ăn hàng ngày theo hướng dẫn trên bao bì thức ăn là 6% khối lượng thân/ngày, ngày cho ăn 4 lần vào các thời gian 07h00, 10h00, 15h00 và 17h00. Bảng 1. Tỷ lệ phối trộn và chi phí cho 1 kg thức ăn CP của từng nghiệm thức Thành phần Thức ăn CP với chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau Đối chứng V-M-D D M-D V-D 1000 1000 1000 1000 1000 Dầu mực (mL) 10 10 10 10 Vitamin tổng hợp (g) 10 10 Vitamin C (g) 1 1 Men tiêu hóa (g) 6 Thức ăn CP (g) Giá 1 kg thức ăn (đ) 23.000 27.360 Hàng ngày vệ sinh lồng loại bỏ xác cá chết. Các thông số môi trường trong quá trình ương như nhiệt độ từ 26,0 – 28,5 oC, pH từ 8,2 – 8,3, độ mặn từ 32 – 34 ppt. Định kỳ và khi kết thúc thí nghiệm, cá ở các thí nghiệm được thu toàn bộ để cân và đếm số lượng xác định sinh khối, khối lượng trung bình 6 23.400 25.680 25.080 cá thể, chiều dài toàn thân, mức độ phân đàn và tỷ lệ sống. Để xác định lượng hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), lượng thức ăn hàng ngày của mỗi lồng được cân trước và sau mỗi ngày cho ăn. 1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng cuả men tiêu hóa, vitamin và dầu mực bổ sung vào thức ăn công TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 31 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012 nghiệp UP đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm giống ương bằng lồng nổi trên biển Cá chẽm giống cỡ trung bình 3,74 cm (khối lượng 1,02 g), nguồn cá giống và thể tích lồng nuôi tương tự thí nghiệm 1. Cá được thả nuôi với mật độ 2.800 con/m3 (tương đương 177 con/lồng). Thí nghiệm được bố trí theo 4 nghiệm thức bổ sung dinh dưỡng khác nhau theo dạng ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần: (1) chỉ sử dụng thức ăn Uni-President (UP), (2) thức ăn Uni-President bổ sung dầu mực (UPD), (3) thức ăn Uni-President bổ sung dầu mực + vitamin (UP-D-V) và (4) thức ăn Uni-President bổ sung dầu mực + men tiêu hóa (UP-D-M). Thức ăn công nghiệp của công ty Uni-President (UP) có hàm hượng protein thô 44%, lipid thô 11%. Các loại vitamin bổ sung gồm vitamin tổng hợp và vitamin C. Men tiêu hóa GEN-ONE với thành phần gồm các enzyme tiêu hóa như: protease, amylase, cellulase và nhóm vi sinh vật có lợi như: Bacillus subtilis, B. pumilis, B. lichenifomis. Dầu mực bổ sung vào thức ăn nhắm bao bọc lượng men và vitamin tránh thất thoát khi cho cá ăn. Tỷ lệ phối trộn và chi phí cho 1 kg thức ăn của từng nghiệm thức được trình bày ở bảng 2. Các chế độ cho ăn, chăm sóc tương tự như thí nghiệm 1. Bảng 2. Tỷ lệ phối trộn và chi phí cho 1 kg thức ăn UP của từng nghiệm thức Thức ăn UP với chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau Thành phần Thức ăn UP (g) Đối chứng D M-D V-D 1000 1000 1000 1000 10 10 10 Dầu mực (mL) Vitamin tổng hợp (g) 10 Vitamin C (g) 1 Men tiêu hóa (g) 6 Giá 1 kg thức ăn (đ) 22.000 2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu và xử lý số liệu Định kỳ và khi kết thúc thí nghiệm, cá ở các thí nghiệm được thu toàn bộ để đếm số lượng, xác định khối lượng trung bình, chiều dài tiêu chuẩn (SL), mức độ phân đàn và tỷ lệ sống. Để xác định lượng hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau, lượng thức ăn và số cá chết của mỗi lồng nuôi được theo dõi và ghi nhận hàng ngày. Số lượng cá để cân và đo chiều dài thân mỗi lần được lấy ngẫu nhiên 30 con/lồng; số cá này được gây mê trong khoảng 0,5 phút bằng loại thuốc mê Ethylen Glycon Mono-Phenylether với nồng độ 300 ppm. - Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (SGR): SGR (%/ngày) = LnW2 − LnW1 x 100% t 2 − t1 Với W1 , W2 : khối lượng thân trung bình tại thời điểm t1 và t2 theo thứ tự - Hệ số phân đàn về chiều dài: CV (%) = Trong đó: S X x 100% S: độ lệch chuẩn, X : chiều dài thân trung bình. 32 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 22.400 24.680 24.080 - Tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau (%) = (B – F - M) x 100% / B - Tỷ lệ sống (%) = F x 100% / B - Tỷ lệ chết (%) = M x 100% / B Trong đó: B là số cá thả ban đầu, F số cá khi kết thúc thí nghiệm, M tổng số cá chết quan sát được hàng ngày trong quá trình thí nghiệm. - Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) = khối lượng thức ăn cho ăn / khối lượng cá gia tăng - Chi phí thức ăn (đ/g cá tăng) = hệ số FCR x giá của 1 g thức ăn (đ) Số liệu thu được từ nghiên cứu được xử lý thống kê bằng các phần mềm SPSS và Excell. Các giá trị trung bình được so sánh theo phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA). So sánh sự khác nhau giữa các trung bình sau phân tích phương sai (post hoc test) theo kiểm định Ducan với độ tin cậy 95%. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của men tiêu hóa, vitamin và dầu mực bổ sung vào thức ăn công nghiệp CP đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm giống ương bằng lồng nổi trên biển Việc có hoặc không bổ sung vitamin, men, dầu Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012 vào thức ăn cho cá chẽm không ảnh hưởng lên sinh trưởng khối lượng, hệ số phân đàn, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá (P>0,05). Sau 46 ngày ương cá đạt khối lượng từ 7,32 – 7,87 g, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRW) từ 5,19 - 5,37%/ngày; hệ số phân đàn (CV) 11,85 - 14,08%; tỷ lệ sống từ 33,57 - 40,00% và hệ số FCR 1,17 – 1,28. Hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn (30,15 – 41,33%) và cá chết do bệnh là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống. Chiều dài tiêu chuẩn của cá khi kết thúc thí nghiệm từ 6,45 – 6,91 cm, chiều dài cá ở nghiệm thức cho ăn thức ăn có bổ sung vitamin, men tiêu hóa và dầu (CP-VMD) thấp hơn nghiệm thức cho ăn thức ăn bổ sung dầu mực (CP-D) (P<0,05), và không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức còn lại. Bảng 3. Sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chẽm giống ương bằng thức ăn công nghiệp CP với chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau (n =4, cỡ cá thả: SL= 2,92 cm, BW = 0,62 g) Chế độ bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn CP Chỉ tiêu CP-VMD 6,45±0,11 Chiều dài (cm) CP-MD a CP-VD 6,78± 0,13 ab 6,65±0,16 CP-D ab 6,91±0,05 Đối chứng b 6,63 ± 0,12ab Khối lượng (g) 7,57 ± 0,41 7,97 ± 0,42 7,32 ±0,24 7,87 ± 0,33 7,64 ± 0,46 SGRW (%/ngày) 5,26 ± 0,44 5,37 ± 0,38 5,19 ±0,34 5,35 ±0,34 5,27 ± 0,47 Hệ số CV (%) 14,08 ±1,29 12,56 ± 0,61 13,12 ±1,01 13,18± 0,72 12,96 ±1,26 Tỷ lệ sống (%) 34,58 ± 2,49 33,57 ± 2,35 35,70 ± 2,36 36,94 ± 3,61 40,00 ± 1,52 Tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau (%) 31,46 ± 7,76 38,68 ± 2,96 30,15 ± 3,60 41,33 ± 3,62 33,34 ± 3,88 Hệ số FCR 0,99± 0,14 a 1,25 ± 0,08 b 1,28 ± 0,04 b 1,28 ± 0,03 b 1,17 ± 0,02 ab Chi phí thức ăn (đ/g cá tăng) 27,16 ± 2,90 31,94±3,11 31,99±0,99 29,96±0,68 26,96±0,50 Số liệu trình bày: trung bình ± SE. Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) CP: thức ăn công nghiệp nuôi cá chẽm của Tập đoàn CP, Thái Lan; D: dầu mực; M: men tiêu hóa; V: vitamin Theo thời gian nuôi, sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá khá đều giữa các nghiệm thức (hình 1a, b). Hệ số phân đàn (CV) tăng mạnh trong khoảng thời gian nuôi từ ngày 1 đến 8 và hệ số này ổn định đến khi kết thúc thí nghiệm (hình 2a). Chính mức độ phân đàn tăng trong thời gian đầu dẫn đến tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn tăng nhanh từ ngày nuôi thứ 8 trở đi (hình 2b), đây là nguyên nhân chính gây hao hụt cá trong quần đàn. Hệ số FCR ở nghiệm thức CP-MVD (0,99) thấp hơn các nghiệm thức bổ sung dinh dưỡng khác (từ 1,25 – 1,28) và tương đương với nghiệm thức đối chứng (bảng 3). Theo Webster & Lim (2002) thì bổ sung vitamin vào cá tạp sẽ giảm hệ số FCR và cải thiện tốc độ sinh trưởng. Mặt khác những nghiên cứu trên các loài tôm he cũng cho thấy, bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn không những cải thiện sinh trưởng, giảm FCR mà còn tăng cường khả năng đề kháng của đối tượng nuôi. Tuy nhiên kết quả trong thí nghiệm này cho thấy, việc bổ sung men tiêu hóa, vitamin, dầu vào thức ăn không những không cải thiện tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống mà còn làm tăng chi phí thức ăn. Do vậy, không cần bổ sung những thành phần dinh dưỡng trên vào thức ăn CP trong quá trình ương cá chẽm giống. Hình 1. Sinh trưởng chiều dài (a) và khối lượng (b) của cá chẽm theo thời gian nuôi TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 33 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012 Hình 2. Sự phân đàn (a) và tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau (b) của cá chẽm giống theo thời gian nuôi 2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của men tiêu hóa, vitamin và dầu mực bổ sung vào thức ăn công nghiệp UP đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá chẽm giống ương bằng lồng nổi trên biển Việc có hoặc không bổ sung vitamin, dầu mực hay men tiêu hóa vào thức ăn Uni-President không ảnh hưởng lên sinh trưởng, phân đàn (CV), sinh khối, tỷ lệ sống và FCR của cá (P > 0,05). Sau 45 ngày nuôi chiều dài và khối lượng trung bình của cá lần lượt là 7,75 – 8,22 cm và 11,97 – 12,67 g. Tốc độ sinh trưởng về khối lượng (SGR) từ 5,47 – 5,58%/ngày, hệ số phân đàn từ 10,02 – 11,42%. Tỷ lệ sống 91,35 – 93,98% và hệ số FCR từ 0,75 – 0,80. Tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau trong quần đàn tăng nhanh từ ngày thức 5 đến ngày thứ 15 (hình 4b), tỷ lệ này ở thời điểm kết thúc thí nghiệm thấp (từ 0,56 – 4,52%) Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm này cao hơn thí nghiệm 1 có thể là do cá thí nghiệm lớn hơn (1,02 g so với 0,62 g) và lồng nuôi cá định kỳ 5 ngày thay một lần (thí nghiệm 1 không thay lưới lồng) nên cá ít bị nhiễm bệnh chết. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin hoặc men tiêu hoá vào thức ăn lại góp phần làm tăng chi phí thức ăn (P < 0,05). Chi phí khi sử dụng thức ăn UP để tăng 1g cá chẽm là thấp nhất (16,55đ/g), cao nhất là nghiệm thức UP-DM (19,60đ/g), các nghiệm thức thức ăn UP-D và UP-DV lần lượt là 17,50 và 18,18 đ/g. Bảng 4. Sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chẽm giống ương bằng thức ăn công nghiệp UP với chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau (n =3, cỡ cá thả: SL= 3,74 cm, BW = 1,02 g) Chế độ bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn UP Chỉ tiêu UP UP-D UP-DM UP-DV Chiều dài (cm) 8,22 ± 0,63 7,75 ± 1,12 7,85 ± 1,57 7,93± 1,50 Khối lượng (g) 12,57 ± 0,27 12,20 ± 0,45 11,97 ± 0,38 12,67 ± 0,34 SGR (%/ngày) 5,58 ± 0,55 5,51 ± 0,08 5,47 ± 0,07 5,57 ± 0,12 Hệ số CV (%) 10,02 ± 0,38 11,42 ± 0,38 11,16 ± 0,55 10,43 ± 0,24 Tỷ lệ sống (%) 93,98 ± 3,78 91,53 ± 2,14 92,09 ± 2,55 92,28 ± 1,88 Tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau (%) 3,58 ± 1,81 0,56 ± 0,99 4,52 ± 1,46 3,39 ± 0,99 Hệ số FCR 0,75 ± 0,02 0,78 ± 0,02 0,80 ± 0,04 0,76 ± 0,03 16,55 ± 0,74 a 17,50 ± 0,84 ab 19,60 ± 1,31 b 18,18 ± 1,09 ab Chi phí thức ăn (đ/g cá gia tăng) Số liệu trình bày: trung bình ± SE. Ký tự mũ trên cùng hàng khác nhau chỉ sự khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) UP: thức ăn công nghiệp nuôi cá chẽm của công ty Uni-President; D: dầu mực; M: men tiêu hóa; V: vitamin tổng hợp Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc bổ sung dầu, men và vitamin vào thức ăn công nghiệp Uni-President không những không đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao tỷ lệ sống và giảm hệ 34 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG số FCR mà còn làm tăng chi phí thức ăn. Do đó, việc bổ sung dầu, men và vitamin trong quá trình ương giống cá chẽm bằng thức ăn công nghiệp Uni-President bằng lồng trên biển là không cần thiết. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2012 Hình 3. Sinh trưởng chiều dài (a) và khối lượng (b) của cá chẽm theo thời gian nuôi Hình 4. Sự phân đàn (a) và tỷ lệ ăn thịt lẫn nhau (b) của cá chẽm giống theo thời gian nuôi IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Việc bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn công nghiệp CP hay UP không có ý nghĩa đối với việc góp phần cải thiện tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chẽm giống mà còn làm chi phí thức ăn tăng cao hơn so với thức ăn không bổ sung các chất dinh dưỡng này. Do vậy, trong quá trình ương giống cá chẽm bằng thức ăn công nghiệp CP hay UP không cần thiết phải bổ sung dầu mực, men tiêu hóa và vitamin. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Anh Tuấn, 2000. Nguồn lợi “cá tạp” ở biển Việt Nam- thành phần, sản lượng, các hướng sử dụng chính và tính bền vững khi làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản. Trong: Kỷ yếu hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 379-387. 2. Kungvankij P., Pudadera, B.J., Tiro L.B., Potestas I.O., Tookwinas S., Ruangpan L., 1994. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer Bloch). Nguyễn Thanh Phương dịch. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 77 trang. 3. Glencross, B., 2006. The nutritional management of barramundi, Lates calcarifer – a review. Aquaculture Nutrition 12, 291 – 309. 4. Schipp G., 1996. Barramundi farming in the Northern Territory. Aquaculture Branch Fisheries Division, Department Primary Industry and Fisheries, GPO Box 990 Darwin NT 0801, 44 pages. 5. Webster C. D. & Lim C.E. (editors), 2002. Nutrient requirements and feeding of finfish for aquaculture. CABI Publishing, 2002. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 35
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.