Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf
Số trang Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 7 Cỡ tệp Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 245 KB Lượt tải Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 0 Lượt đọc Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4
Đánh giá Ảnh hưởng của các nhân tố tài chính tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN AÛNH HÖÔÛNG CUÛA CAÙC NHAÂN TOÁ TAØI CHÍNH TÔÙI YÙ KIEÁN KIEÅM TOAÙN PHAÙT HAØNH CUÛA CAÙC DOANH NGHIEÄP NIEÂM YEÁT TREÂN THÒ TRÖÔØNG CHÖÙNG KHOAÙN VIEÄT NAM TS. Nguyễn Thị Lê Thanh* TS. Nguyễn Thị Khánh Phương B áo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập là sản phẩm nhiều đối tượng tin tưởng và sử dụng để đưa ra quyết định kinh tế. Đặc biệt là báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bài viết phân tích tổng quan nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về các nhân tố tài chính ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát hành ý kiến kiểm toán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ số liệu trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HNX và HOSE, trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2018, sử dụng Stata 14 để lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp OLS, FEM hay REM. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROE, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và Tổng tài sản là các nhân tố tài chính có ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán phát hành của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Ý kiến kiểm toán, báo cáo kiểm toán, doanh nghiệp xây dựng, thị trường chứng khoán, nhân tố tài chính. Effects of financial factors on audit opinions of listed enterpriseson the Vietnam stock market Audit reports on financial statements of independent auditors are products that many people trust and use to make economic decisions, especially the audit report of construction enterprises listed on the stock market. The article analyzes the overview of research in the world and in Vietnam on the financial factors affecting the audit opinion in the audit reports of enterprises in general and construction enterprises in particular. Since then, identify research gaps, build models and research hypotheses on factors affecting the issuance of audit opinions of construction enterprises listed on Vietnam’s stock market. This study uses secondary data from audited financial statements of construction enterprises listed on HNX and HOSE, in the period from 2010 - 2018, using Stata 14 to choose a suitable research model for OLS, FEM or REM. The research results show that ROE, net profit from business activities and total assets are the financial factors affecting the issuance audit opinion of construction enterprises listed on the Vietnamese stock market. Keywords: Audit opinions, audit reports, construction enterprises, stock market, financial factors. 1. Giới thiệu Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp xây dựng đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng GDP toàn quốc. Các doanh nghiệp xây dựng *Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 70 Số 143 - tháng 9/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN cung cấp cơ sở hạ tầng cho xã hội, với đặc thù chu kỳ sản xuất dài, giá trị công trình lớn, khả năng cần huy động vốn lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan... nên đây được coi là một ngành sản xuất có nhiều rủi ro. Do vậy, ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán của các doanh nghiệp xây dựng được nhiều đối tượng trong nền kinh tế quan tâm và là chủ đề được nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu. Theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế ISA 700 cũng như Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính thì: “Ý kiến chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với chuẩn mực kế toán và quy định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng”. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Từ tổng hợp thực tế ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng cho khoảng thời gian từ 2010 2018 không có ý kiến kiểm toán trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến được phát hành nên bài viết chỉ đưa ra tình huống phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ theo ISA/VSA705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: “Kiểm toán viên phải trình bày ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính”. Thông qua phân tích tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan, nhóm tác giả xác định được các nhân tố tài chính ảnh hưởng tới dạng ý kiến kiểm toán được phát hành. Dữ liệu dạng bảng được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán, gồm các nhân tố tài chính của tất cả các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là biến độc lập cùng biến phụ thuộc là ý kiến kiểm toán được phát hành, trong khoảng thời gian 2010 - 2018. Từ đó, xác định quan hệ giữa các nhân tố thông qua mô hình hồi quy bội. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 71 TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 2.1.1. Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu quốc tế Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến những nhân tố tài chính ảnh hưởng tới ý kiến phát hành trên báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên về báo cáo tài chính. Laitinen (1998) phát triển một mô hình sử dụng các biến kế toán để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận thấp sẽ có khả năng nhận được báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn. Ý kiến chấp nhận toàn phần có quan hệ cùng chiều với số lượng người lao động và vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Spathis (2013) chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán được phát hành dạng nào rất bị ảnh hưởng bởi thông tin tài chính, ví dụ khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác của Kirkos và các cộng sự (2007) cho kết quả rằng doanh nghiệp có lợi nhuận thấp thường có báo cáo kiểm toán với các ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Citron và Taffler (1992) tuyên bố rằng các doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu thường nhận được ý kiến kiểm toán trái ngược. Keasey và cộng sự (1988) kết luận rằng các doanh nghiệp nào với lợi nhuận có xu hướng giảm thì có khả năng nhận được ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần nhiều hơn. Nahandi và cộng sự (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán như thế nào. Kết luận của Nahandi và cộng sự cho thấy ảnh hưởng rõ ràng của các chỉ số dòng tiền tới ý kiến của kiểm toán viên, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa giá trị dòng tiền và ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần được phát hành. Ahmet (2016) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán với phạm vi nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần được phát hành nhiều hơn 72 Số 143 - tháng 9/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN với các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao hơn, lợi nhuận cao hơn, hiệu quả hoạt động, tỷ lệ phát triển cao hơn và tỷ suất nợ trên tổng tài sản thấp hơn. Như vậy, tổng quan các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các nhân tố tài chính có ảnh hưởng lớn tới dạng ý kiến kiểm toán được phát hành, gồm: Quy mô tổng tài sản; Khả năng thanh toán hiện hành; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh; Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và Dòng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tài chính ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán được phát hành. Chỉ có một vài nghiên cứu ở phạm vi luận văn thạc sĩ có đề cập tới vấn đề này. Điển hình là luận văn thạc sĩ của Lê Thiên Hương (2017) “Sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán - Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Việt Nam” của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả Lê Thiên Hương sử dụng công cụ SPSS với mô hình phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic. Nghiên cứu được thực hiện với phạm vi không gian là tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phạm vi thời gian là 3 năm 2013 - 2015. Kết quả cho thấy 2 biến tài chính có ý nghĩa thống kê gồm: Tỷ số thanh toán nhanh và ROA. Các biến này đều có tác động ngược chiều làm giảm khả năng công ty nhận ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc sử dụng một phương pháp phân tích trong SPSS để đưa ra mô hình mà chưa sử dụng phân tích để đánh giá, so sánh các mô hình khác nhau nhằm tìm ra mô hình phù hợp nhất. Đồng thời, một hạn chế nữa của nghiên cứu này là phân tích cho tất cả các doanh nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau vô hình trung đã đồng hóa sự khác biệt về quy mô, về tốc độ phát triển, về đặc điểm kinh doanh của các ngành nghề này. Tóm lại, qua tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế, chưa có một nghiên cứu toàn diện với phương pháp nghiên cứu đánh giá, phân tích các mô hình khác nhau để lựa chọn mô hình hồi quy tốt nhất về các nhân tố tài chính ảnh hưởng tới việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần đối với đặc thù các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là khoảng trống mà nhóm tác giả khai thác thực hiện nghiên cứu cho một khoảng thời gian khá dài 2010 - 2018. Bảng 1. Các nhân tố tài chính và mức độ ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên Tác giả Các nhân tố tài chính ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên ROA ROE LOINHUAN CFO SIZE CURRE Laitinen (1998) x x + x - x Spathis (2013) x x X x X x Kirkos và các cộng sự (2007) x x - x X x Citron và Taffler (1992) - - - x X - Keasey và cộng sự (1988) x x - x X x Nahandi và cộng sự (2003) x x X - X x Ahmet (2016) x x - x X - Lê Thiên Hương (2017) - x X x X - Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu 2.1.2. Khung phân tích Từ tổng quan nghiên cứu nhóm xác định mô hình nghiên cứu là: Đánh giá ảnh hưởng của các động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. nhân tố tài chính gồm: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng H3: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tài sản (ROA); tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến hữu (ROE); lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn (LOINHUAN); dòng tiền thuần trong kỳ (CFO); phần của kiểm toán viên. quy mô doanh nghiệp - tổng tài sản (SIZE); hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (CURRE) đến ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. Biến phụ thuộc là dạng ý kiến được phát hành năm nghiên cứu (CUR_OPI). Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra gồm: H1: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. H2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác H4: Dòng tiền thuần trong kỳ có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. H5: Tổng tài sản có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. H6: Khả năng thanh toán ngắn hạn có tác động ngược chiều đến việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của kiểm toán viên. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 73 TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN Hình 1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tài chính và mức độ ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán phát hành của kiểm toán viên 2.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu dừng của dữ liệu bảng nghiên cứu. 2.2.1. Dữ liệu nghiên cứu Sau khi có kết quả kiểm định tính dừng, nhóm thực hiện kiểm định hồi quy theo 3 mô hình: Pooled OLS (Kiểm định OLS thuần túy), FEM (Fixed effects model - Mô hình tác động cố định) và REM (Random effects model - Mô hình tác động ngẫu nhiên). Để quyết định mô hình nào là phù hợp nhất, nhóm thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm sàn HOSE và sàn HNX. Tổng số doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên 2 sàn giao dịch chính thức tính đến thời điểm nhóm tác giả thu thập thông tin (07/2019) là 95 doanh nghiệp (Nguồn: https:// www.stockbiz.vn/Industries.aspx). Dữ liệu được thu thập cho khoảng thời gian 9 năm từ năm 2010 - 2018. Tất cả các kiểm định đều được thực hiện trên Stata 14. 3. Kết quả và thảo luận 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Kết quả nghiên cứu Trước hết nhóm tác giả thực hiện kiểm tra tính 3.1.1. Thống kê mô tả Bảng 1. Bảng thống kê mô tả các biến Variable 74 Obs Mean Std. Dev. Min Max CUR_OPI 744 .2110215 .5415068 0 2 SIZE 754 1.73e+12 3.79e+12 4.01e+07 3.17e+13 CFO 743 8.26e+09 1.71e+11 -1.63e+12 1.31e+12 CURRE 754 3.666896 57.88658 .0009767 1590.118 ROA 743 .026977 .0578282 -.4716 .827 ROE 755 .0784723 .150113 -1.732527 .7944182 LOINHUAN 754 6.40e+10 2.38e+11 -1.95e+12 2.11e+12 Số 143 - tháng 9/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Biến ý kiến kiểm toán (CUR_OPI) có giá trị trung bình là 0.21110215 gần 0 tức là số lượng các doanh nghiệp xây dựng niêm yết có báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần nhiều hơn. ROA 509.4554 0.0000 ROE 446.4216 0.0000 LOINHUAN 523.5537 0.0000 Các biến LOINHUAN, CFO có giá trị trung bình Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ở Bảng 2 cho dương tức là bình quân các doanh nghiệp xây dựng thấy dữ liệu có dừng, phù hợp để thực hiện các niêm yết có lãi từ hoạt động kinh doanh và dòng phân tích tiếp theo. tiền thuần dương. Kết quả kiểm định tính dừng được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Kết quả kiểm định tính dừng của dữ liệu 3.1.1. Kết quả hồi quy Kết quả hồi quy cho các mô hình OLS thuần túy, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên được trình bày ở Bảng 3. P Statistic p-value CUR_OPI 211.3443 0.0220 thấy p value = 0.0000 <0.05 nên ở mức ý nghĩa 5% SIZE 385.6974 0.0000 bác bỏ giả thuyết Ho, lựa chọn mô hình FEM. CFO 590.0073 0.0000 CURRE 330.5683 0.0000 Kiểm định lựa chọn mô hình OLS và FEM cho Kiểm định Hausman có Pvalue = 0.6420 >0.05 nên lựa chọn mô hình REM với độ tin cậy 95%. Bảng 3. Kết quả hồi quy cho các mô hình Pooled OLS, FEM, REM (OLS) CUR_OPI (FEM) CUR_OPI (REM) CUR_OPI SIZE 1.48e-14* [1.86] 6.71e-15 [0.53] 1.48e-14* [1.86] CFO -1.94e-14 [-0.19] -2.22e-14 [-0.22] -1.94e-14 [-0.19] CURRE -0.000253 [-0.85] -0.000303 [-1.01] -0.000253 [-0.85] ROA 0.0685 [0.17] -0.00824 [-0.02] 0.0685 [0.17] ROE -0.393** [-2.49] -0.269 [-1.63] -0.393** [-2.49] -2.56e-13** [-2.48] -1.78e-13 [-1.58] -2.56e-13** [-2.48] 0.224*** [6.39] 0.232*** [7.74] 0.224*** [6.39] 0.2610 0.2615 0.2610 LOINHUAN _cons R2 t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 75 TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN Vậy, mô hình phù hợp nhất là mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả mô hình xác định CUR_OPI là: CUR_OPI = 0.224 + 1.48e-14 SIZE - 0.393 ROE - 2.56e-13 LOINHUAN 3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu Từ kết quả phân tích tương quan cho thấy các giả thuyết H2, H3 được chấp nhận. Nhân tố ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) và LOINHUAN (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh) có ảnh hưởng ngược chiều (tác động âm) tới việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần với các hệ số lần lượt là 0.393 và 2.56e-13 với mức ý nghĩa 5%. Nhân tố SIZE (Tổng tài sản) phản ánh quy mô doanh nghiệp xây dựng có tác động dương tới việc phát hành ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần với hệ số là 1.48e-14 với độ tin cậy 90%. Trong đó nhân tố ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) có ảnh hưởng lớn nhất. Như vậy, khá phù hợp so với tổng quan các nghiên cứu quốc tế tác giả đã phân tích phía trên. 4. Kết luận Bài viết này là nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính với dạng ý kiến kiểm toán được phát hành của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu thành công với số lượng quan sát khá lớn, là toàn bộ các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên 2 sàn giao dịch chính thức là HOSE và HNX trong khoảng thời gian khá dài từ năm 2010 đến năm 2018. Với việc thực hiện kiểm định tính dừng đã chứng tỏ bộ dữ liệu nghiên cứu là phù hợp. Bằng các kiểm định để lựa chọn ra mô hình tác động ngẫu nhiên là phù hợp nhất cũng là một điểm mạnh của nghiên cứu. Tuy nhiên, giới hạn của nghiên cứu là mới chỉ dừng ở các nhân tố tài chính, mà chưa nghiên cứu các nhân tố phi tài chính có thể ảnh hưởng tới dạng ý kiến kiểm toán được phát hành của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nghiên cứu tương lai có thể nghiên cứu nhóm nhân tố phi tài chính, hoặc kết hợp nhân tố tài chính và nhân tố phi tài chính để 76 Số 143 - tháng 9/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN có cái nhìn toàn diện về mối quan hệ này, đồng thời có thể phát triển nghiên cứu cho các ngành kinh doanh khác niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hoặc cũng có thể mở rộng nghiên cứu ở các sàn giao dịch UPCOM, OTC... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmet (2016), Determining Factors Affecting Audit Opinion: Evidence from Turkey, International Journal of Accounting and Financial Reporting, Vol.6, No.2; 2. Citron, D. B., & Taffler, R. J. (1992). The audit report under going concern uncertainties: an empirical analysis. Accounting and Business Research, 22(88), 337-345; 3. Dickey và Fuller (1981), Likelihood ratio statistics for autoregressive time series with a unit root, Econometrica, Vol.49, No.4; 4. Keasey, K., Watson, R., & Wynarczyk, P. (1988). The small company audit qualification: a preliminary investigation. Accounting and Business Research, 18(72), 323-334; 5. Kirkos, E., Spathis, C., Nanopoulos, A., & Manolopoulos, Y. (2007). Identifying qualified auditors’ opinions: a data mining approach. Journal of Emerging Technologies in Accounting, 4(1), 183-197; 6. Laitinen, E. K., & Laitinen, T. (1998). Qualified audit reports in Finland: evidence from large companies. European Accounting Review, 7(4), 639-653; 7. Lê Thiên Hương (2017) “Sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính chưa kiểm toán để dự đoán ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán - Nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; 8. Nahandi, Y.B., Sarokolaei, M.A. & Ghasemi, S., (2013). Evaluating the ability of cash flow ratios in predicting uditor’s opinion. International Journal of Advanced Studies in Humanities and Social Science, 1(4), 328-343; 9. Spathis, C.T. (2003). Audit qualification, firm litigation, and financial information: an empirical analysis in Greece. International Journal of Auditing, 7(1), 71-85.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.