Ấn Độ - Lịch sử Phật giáo: Phần 2

pdf
Số trang Ấn Độ - Lịch sử Phật giáo: Phần 2 271 Cỡ tệp Ấn Độ - Lịch sử Phật giáo: Phần 2 2 MB Lượt tải Ấn Độ - Lịch sử Phật giáo: Phần 2 2 Lượt đọc Ấn Độ - Lịch sử Phật giáo: Phần 2 27
Đánh giá Ấn Độ - Lịch sử Phật giáo: Phần 2
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 271 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

(10) Xin tham khảo luận thư của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, và sự nghiên cứu của các Luận sư của Bộ này - Pháp sư Ấn Thuận - trang 37. (11) Ðại Chánh tạng-25, trang 192. (12) Ðại Chánh tạng-25, giữa trang 192. (13) Ðại Chánh tạng-25, đầu trang 70. (14) Vọng Nguyệt Phật Giáo Từ Ðiển - cuối trang 903. (15) Nước Ca Thấp Di La naylà bang Kamira của Ấn Ðộ, thuộc vùng tây bắc - chú của người dịch. Chương VII: Nghệ thuật Phật giáo vương triều vua A Dục và sau đó. TIẾT I. SỰ HƯNG SUY CỦA VƯƠNG TRIỀU. - Sự tàn lụi của vương triều Khổng Tước. Chính cuộc của Ấn Ðộ, tính từ khi tổ phụ của vua A Dục chưa kiến lập vương triều Khổng Tước, thì tại quốc nội, Ấn Ðộ không thể thống nhất được nổi, bởi các dị tộc từ tây bắc không ngớt xâm nhập vào nội địa Ấn Ðộ; lúc vương triều Khổng Tước hưng khởi, chính là lúc Ấn Ðộ đánh lui được thế lực của Hy Lạp do A Lịch Sơn để lại tại nước Ấn, mãi đến thời A Dục Vương, Ấn Ðộ mới xuất hiện cục diện đại thống nhất. Nhờ vua A Dục là vị quân vương hết lòng tin Phật, nhân đấy mà Phật giáo đại hưng. Sự sùng kính Phật giáo của vua A Dục được thể 225 hiện bằng những việc làm như: bố thí rộng khắp, ở dâu có nghèo đói, ở đó liền có kế sách cứu giúp. Ông cho kiến tạo tám vạn bốn nghìn tòa bảo tháp để phụng thờ xá lợi Phật. Ông cho tu sửa tất cả tịnh xá, nồng hậu cúng đường chư tăng, khiến giới ngoại đạo vì tham lợi dưỡng phong túc mà vào cung thất đề nghị vua A Dục lập chùa Kê Viên cho giới Tăng già của họ, và họ phá hòa hợp tăng của Phật giáo, làm cho tăng giới không hòa hợp để tụng giới trong bảy năm ròng. Vua A Dục đối với Phật giáo, thậm chí ông ba lần đem cả phù đồ (quốc độ) ra bố thí. Những việc làm của A Dục như vừa nêu dẫn đến ba hậu quả: 1. Phật giáo nhờ sinh hoạt đời sống dư dật, khiến nhiều phần tử trong tăng đoàn ngày càng đọa lạc, và trở nên phức tạp. 2. Quốc gia nhiều năm liền làm các Phật sự tu phước, khiến quốc khố trở nên trống rỗng. 3. Các hàng ngoại đạo thấy quốc vương thiên vị Phật giáo, và thường làm “vô giá đại thí” (bố thí không giới hạn), nên sinh lòng tật đố, ganh ghét Phật giáo. Cũng vì thế nên lúc tuổi về già các vương thất và đại thần giới hạn nhà vua chỉ được dùng nửa quả A Ma Lặc để cúng tăng. Nhưng những việc đại bố thí của vua A Dục không phải là điều mà đức Phật hy vọng, đức Thích Tôn thường luôn 226 khuyến khích việc bố thí, và Ngài cũng lưu lại lời dạy về việc bố thí với đầy lòng nhân ái; ấy là hãy lượng sức mình mà làm việc bố thí. Ðời sau các đệ tử Phật mỗi khi khuyên tín chúng bố thí, thì nên bắt chước tinh thần Bồ tát mà bố thí, ấy là xả bỏ tất cả mọi sở hữu về tài sản, thân mệnh để bố thí, dụng ý của lời khuyên là nhằm loại bỏ lòng tham đắm, nhưng lại trái ngược với thường tình của đời thường, tiếc thay! Vương triều Khổng Tước truyền được ba đời mới đến đời vua A Dục. Ba vị vua trước vua A Dục cũng đều là những vị vua sùng tín Phật giáo, và thế nước rất cường thịnh. Sau khi vua A Dục băng hà, quốc thế gặp phải tai biến cố đột ngột, nguyên do chính là do vị vua kế tiếp không đủ tài năng, và lại thù ghét Phật giáo, đó là vua Ðạt Ma Sa Ðà La, con vua A Dục, ông này tín phụng Kỳ Na giáo, nhà vua cho kiến lập rất nhiều tự viện Kỳ Na giáo khắp nơi thuộc Ngũ Ấn. Ðến đời cháu vua A Dục là vua Thập Xa, ông tin theo tà mạng ngoại đạo để tạo ba động Quật Tinh Xá. Ðời chắc vua A Dục là vua Ða Xa, ông lên ngôi vua nhưng không được lòng dân, và bị vị đại tướng là Bổ Sa Ða Ma Lợi (Pusymitra) dấy binh chống lại và giết chết vua Ða Xa, (đó là nhờ sự trợ lực của vị quốc sư thuộc giòng họ Bà La Môn và tự lập lên làm vua). Như vậy vương triều Khổng Tước trải qua sáu vị vua, trị vì được một trăm ba mươi bảy (137) năm (từ năm 322 đến 185 trước tây lịch) thì bị diệt vong. Sau vua A Dục, Phật giáo không những không được con cháu ông 227 kính trọng mà còn bị họ thù ghét. Do đó, tăng đồ bị tá tán, họ hướng về tây nam và tây bắc Ấn Ðộ để phát triển. Ðồng thời, sau khi vua A Dục khứ thệ, đột nhiên tộc người Ðạt La Duy Trà ở nam Ấn lại hưng khởi. Người Ai Cập và người Ba Tư lại tiến sâu vào mạn bắc Ấn. Khiến Ấn Ðộ một lần nữa rơi vào cục diện phân tranh. - Pháp nạn tại trung Ấn. Bổ Sa Mật Ða La là vị tướng lĩnh của vương triều Khổng Tước dưới thời vua Ða Xa, ông được vị quốc sư thuộc dòng Bà La Môn trợ giúp mà dấy khởi, và rồi tự xưng vương. Kinh đô của vương triều Khổng Tước là thành Hoa Thị, nên cũng tại đây ông kiến lập vương triều Hắc Ca. Ông vốn nhờ quốc sư Bà La Môn mà nên vương nghiệp. Do đó, ông tin nghe theo vị quốc sư này, và cho rằng vương triều Khổng Tước sở dĩ bị tiêu vong là do quá sùng tín Phật giáo - một tôn giáo vô thần, vô tránh (không tranh cãi hơn thua). Vì thế ông cho thực hành lại phép tu Mã tự (Asvanedha). Phép tu này trước đó bị vua A Dục nghiêm cấm. Sau khi tái thực hành phép tu Mã tự, ông có cuộc tây chinh và dành được ít nhiều thắng lợi, nhân đó giáo sĩ Bà La Môn cậy thế mà đại chấn hưng. Bà La Môn giáo núp dưới âm mưu chính trị, mở rộng cuộc vận động bài xích Phật giáo khắp nơi. Bấy giờ Phật giáo phải hứng chịu khổ ách cùng cực; chỉ tiếc trong các truyện ký không ghi lại 228 tường tận pháp nạn này. Hiện nay nhờ cuốn “A Dục Vương Truyện”, và bộ “ Xá Lợi Phất Vấn Kinh” v.v... để có được sự hiểu biết ít nhiều về giai đoạn này. Theo Xá Lợi Phất Vấn Kinh, thì vua Bổ Sa Mật Ða La hy vọng ông cũng sẽ lưu danh bất hủ giống như vua A Dục, nhưng ông cũng tự biết uy đức mình không thể sánh kịp với tiên vương (A Dục Vương). Tiên vương thì kiến tạo tám vạn bốn nghìn bảo tháp thờ xá lợi Phật, và dốc cạn tài vật quốc gia để cúng dường Tam Bảo mà lưu lại thịnh danh. Ngược lại, vua Bổ Sa Mạt Ða La la người “phá tháp diệt pháp”, không ngừng tàn diệt tứ chúng đệ tử Phật, thì làm sao lưu được thịnh danh. Ông sát hại tập thể bất luận đó là Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni, Sa di hay Sa di ni, không kể lớn nhỏ. Sự giết hại khiến máu chảy thành sông, và tàn phá chùa tháp hơn tám trăm ngôi, ngay cả các thanh tín sĩ(1) cũng bị phiền hà tù tội, và chịu nhiều hình phạt roi gậy. Ðương thời có năm trăm vị La hán vượt qua dãy núi phái nam nhờ đó mà thoát được kiếp nạn. Theo luận Ðại Tỳ Bà Sa(2), phần cuối quyển 125, chép: “Xưa có vị vua Bà La Môn tên là Bổ Sa Hữu đem lòng ganh ghét phương pháp, ông cho thiêu đốt kinh điển, hủy “tốt đổ ba” (tháp); phá Tăng già lam, hại Bí sô (Tỳ kheo) chúng, chỉ riêng khu vực biên cảnh giáp với nước Ca Thấp Di La, ông cho phá hủy năm trăm Tăng già lam (chùa tăng cư trú), huống nữa là các nơi khác”. Ðoạn văn trên là miêu tả vua Bổ Sa Mật Ða lúc ông tây chinh có được “tiểu chiến thắng”. Cùng lúc cũng tại vùng biên 229 cảnh nước Ca Thấp Di La, ông mở cuộc vận động bài Phật giáo. Còn đoạn văn được nói trong “Xá Lợi Phất Vấn Kinh” là chỉ tình hình tại thành Hoa Thị thuộc trung Ấn Ðộ. Việc năm trăm vị la hán vượt qua dãy núi phía nam, ấy là chỉ một bộ phận tăng nhân Phật giáo thoát khỏi nước Ma Kiệt Ðà ở trung Ấn dể đi đến nam Ấn Ðộ. Như vậy vương triều Hắc Ca của nước Ma Kiệt Ðà được hình thành sau Phật diệt độ và truyền đến vị vua thứ mười là Ðịa Thiên vương, thời gian là một trăm mười hai năm (trước tây lịch từ 185 đến 73 năm), và lại cũng do đại thần giòng Bà La Môn là Bà Tu Ðề Bà được một quốc sư Bà La Môn ủng hộ mà soán ngôi và kiến lập vương triều Ca Lạp Bà một cách riêng biệt, vương triều này truyền được bốn đời, đến đời vua Thiên Hộ là dứt, trước sau được bốn mươi lăm năm (trước tây lịch 28 năm) thì bị vương triều Án Ðạt La của vua Bà Ðà Ha (Sàtavàhana) ở ;nam Ấn tiêu diệt. Trong khi đó tại trung Ấn Ðộ, Bà La Môn giáo lại phục hưng, tuy kết cục cũng vẫn không cứu nổi sự suy tàn của Ma Kiệt Ðà (ở đây là vương triều Hắc Ca). Nhưng tại nam Ấn và tây Ấn, Phật giáo lại trở nên hưng thịnh nhờ thế nước tại hai khu vực này rất mạnh. Từ lúc trung Ấn bị Án Ðạt La của nam Ấn thôn tính, và kiến lập vương triều Án Ðạt La cũng tại nam Ấn Ðộ, và cùng với vương triều Quý Sương của bắc Ấn Ðộ đối địch nhau, tạo thành tình thế phân cục nam - bắc triều. 230 - Vương triều Án Ðạt La. Từ sau thời vua A Dục, lãnh thổ của đế quốc Ma Kiệt Ðà lần hồi bị thu hẹp, tại đông nam Ấn Ðộ, tộc người Án Ðạt La - phân chi của dân tộc Ðạt La Duy Trà, thừa lúc vương triều Khổng Tước đang hồi suy vi mà tuyên cáo độc lập. Ước khoảng từ năm 240 - 230 trước tây lịch. Vua Thi Ma Ca (Simuka) người hưng khởi vương triều Bà Ða Bà Ha và lập kinh đô tại đất Ðà na Yết Kiệt Ca (Dhanakataka), cao ngyên Ðưc Can (Deccan) cũng thuộc về vương triều này. Trước Công nguyên hai mươi tám năm, vương triều Bà Ða Bà Ha thôn tính toàn bộ vùng trung Ấn của Ma Kiệt Ðà. Sau Công nguyên khoảng một trăm năm lẻ sáu (106) năm, vua Kiều Ðạt Di Phổ Ðặc La, và vua Tất Ðạt Khải Nhĩ Ni (Gautamìputra Sàtakarni) bành trướng lãnh thổ sang tây Ấn Ðộ, nhưng thừa lúc vương triều Bà Ða Bà Ha bị suy yếu, các địa phương tại trung Ấn và tây Ấn liền tuyên bố ly khai. Khoảng năm 225 sau Công nguyên (có thể là năm 226), vương triều Bà Ða Bà Ha bị diệt vong. Về mặt tín ngưỡng tôn giáo, vương triều Bà Ða Bà Ha của tộc Án Ðạt La, phần lớn các vua tín phụng Bà La Môn giáo, trong đó cũng có một số vị quân vương tín phụng Kỳ Na giáo và Phật giáo, cũng có vị bảo hộ và hoằng dương Phật pháp. Vị anh chúa là Tất Ðạt KhảiNhĩ Ni cùng mẫu hậu bố thí tịnh xá Ðộng - Quật cho tăng đồ Hiền Vị Bộ. Lại có vua Bà Ða Bà Ha lấy hang động trên 231 đỉnh Hắc Sơn cúng ngài Long Thọ. Ðoán rằng đây có thể là vua Kiều Ðạt Di Phổ Ðặc La. Khoảng từ năm 170 201 sau tây lịch hoặc vua Da Kỳ Na Xá Lợi (Gautamìputra Yajnõasri). Riêng tại Tích Lan, có vị vua tên là Mộc Xoa Già Ma Ni kiến thiết tịnh xá, đại tháp, đồng điện v.v... tại vùng đất A Nậu La Ðà Bổ La, và cúng dường tăng già rất hậu. Tại đây vị quân vương làm người ngoại hộ; do đó, mà Phật giáo tại Tích Lan phát triển vô cùng thuận lợi. Khi Phật giáo chưa truyền đến Tích Lan, thì người dân tại đây cũng đã cất Vô Úy Sơn Tự để cúng dường cho Ni Kiền Tử (môn đồ Kỳ Na giáo). Họ cũng chuyển sang cúng dường ngôi đại tự cho trưởng lão Ma Ha Ðế Tu. Về sau nhờ có nhiều vị vua và đại thần hộ trì, nên tại Tích Lan cho kiến tạo được rất nhiều chùa tháp Phật giáo. Tích Lan vốn là một chi của Phật giáo Ấn Ðộ, do đó sách này sẽ dành một thiên để giới thiệu, ở đây chỉ xin sơ lược. - Vua Di Lan Ðà. Sau khi A Lịch Sơn Ðại xâm nhập Ấn Ðộ (năm 326 trước tây lịch), lại có một người Hy Lạp rất nổi tiếng tên là Ðức Di Ða Lợi Áo Tư (Demetrois) thống suất đại quân tái chiếm A Phú Hãn (Afghanistan), rồi từ A Phú Hãn xâm nhập Ấn Ðộ bằng cách vượt qua sông Tín Ðộ, chiếm hữu các địa khu thuộc thượng du sông Hằng, và đóng đô tại 232 Xá Kiệt (Xa Yết La - Sàkala) - Vua Di Lan Ðà thuộc tộc người Demetrois. - Vua Di Lan Ðà (Milanda) lên ngôi khoảng năm 160 trước Công nguyên. Ông là vị vua tịnh tín đối với Phật giáo, ông từng đến trước Na Già Tư Na (Nàgasena được dịch là Long Quân, hoặc dịch âm là Na Tiên) Tỳ kheo để hỏi Phật pháp. Sự kiện này được biên tập thành bộ sách, đó là bộ “Di Lan Ðà Vấn Kinh” được viết bằng văn tự Ba Lị, mà bản Hán dịch vơi tên là “Na Tiên Tỳ Kheo Kinh”. Theo Ấn Ðộ Thông Sử của Chu Tường Quang, trang 88 chép là vào khoảng năm 155 trước Công nguyên, Khách Bố Nhĩ (Kabul) và tổng đốc của Bàng Giá Phổ là Mai Na Ðà (Menander) thống suất đại quân Hy Lạp tấn công nước Ma Kiệt Ðà, vì thế mà Ma Thâu La, A Du Ðà (Ayodhyà), Mạt Ðệ Mật Ca (Madhyamika) cũng thường xuyên bị vậy hãm, mãi tới khi thành Hoa Thị thuộc vương triều Hăc Ca cử đại quân đánh bại quân Hy Lạp, và buộc họ phải thối lui. Sau đó vài năm, Bổ Sa Mật Ða La xưng vương và cho thực hành phép Mã tự. Phép Mã tự dùng ngựa làm vật để hiến tế; phàm ngựa được hiến tế mà chạy qua bang nào, thì bang (nước) đó được làm phép Mã tự, tức là cho quân gia nhập sĩ gia nhập đội bảo vệ lễ cúng ngựa, nếu không ắt phát sinh chiến tranh. Quân đội Hy Lạp nhân đó bắt được cháu của Bổ Sa Mật Ða La người thống suất đội bảo vệ tế mã, và đánh nhau với Bà Tô Mật Ða La (Vasumtra - tướng của vương triều Hắc 233 Ca), quân tướng Hy Lạp đánh bại quân của Tô Mật Ða La hai bên bờ sông Ấn hà. Mai Na Ðà được nói trên đây là vua Di Lan Ðà, gọi giản đơn là vua Di Lan. Trước ông đến nước Ấn Ðộ Ðại Hạ, đồn trú tại Kabul và làm tổng đốc tại Bàng Giá Phổ. Sau đó ông kế vương vị nước Ðại Hạ. Lãnh thổ do ông thống trị bao gồm Afghanistan, lưu vực Ấn Ðộ hà, Lạp Gia Phổ Ðại Na (Rajaputana) và một bộ phận của đông bộ Ấn Ðộ. Sau khi ông chết, thì Ấn Ðộ Ðại Hạ bị chia đôi, vị vua sau cùng có tên là Hạng Mậu Tư (Hermanes), vào năm 50 trước Công nguyên, ông đầu hàng Ðại Nguyệt Thị (Cơ Tộc - Scythian) thuộc vương triều Quí Sương. - Vương triều Quí Sương. Kế tiếp sau người Hy Lạp xâm nhập Ấn Ðộ là tộc người Ðại Nguyệt Thị, tộc người này xâm nhập vào vùng tây bắc Ấn Ðộ. Theo “Hán Thư Tây Vực Truyện” chép: “Ðại Nguyệt Thị vốn định cư tại Ðôn Hoàng bị họ Hạnh Ðốn đánh phá, nhân đấy Lão Thượng Ðơn tàn sát tộc Ðại Nguyệt, dùng đầu của tộc Ngyệt Thị bị giết làm đồ đựng thức uống. Từ đó tộc Nguyệt Thị bỏ chạy khỏi dải Ðôn Hoàng, vượt qua Ðại Uyển, đánh phá phái tây nước Ðại Hạ, nhưng lại thần phục Ðại Hạ. Lập thành triều đình và đóng đô ở phái bắc Quy Thủy”. Tây Vực Truyện cho biết là tộc Nguyệt Thị: “Có năm Linh hầu, một là Hưu Mật Linh hầu, hai là Song Mi Linh hầu, ba là Quí Sương Linh 234
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.