ADN sao chép theo kiểu bảo toàn, bán bảo toàn hay phân tán ?

pdf
Số trang ADN sao chép theo kiểu bảo toàn, bán bảo toàn hay phân tán ? 4 Cỡ tệp ADN sao chép theo kiểu bảo toàn, bán bảo toàn hay phân tán ? 145 KB Lượt tải ADN sao chép theo kiểu bảo toàn, bán bảo toàn hay phân tán ? 0 Lượt đọc ADN sao chép theo kiểu bảo toàn, bán bảo toàn hay phân tán ? 0
Đánh giá ADN sao chép theo kiểu bảo toàn, bán bảo toàn hay phân tán ?
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ADN sao chép theo kiểu bảo toàn, bán bảo toàn hay phân tán ? Thí nghiệm: Tại viện công nghệ California, Mathew Meselson và Franklin Stahl đã nuôi cấy tế bào E.coli qua một số thế hệ trong môi trường chứa các nucleotit tiền chất được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ nặng 15N. Các nhà khoa học sau đó chuyển vi khuẩn sang môi trường chỉ chứa đồng vị nhẹ 14N. Sau 20 phút và 40 phút, các mẫu vi khuẩn được hút ra tương ứng với hai lần sao chép ADN. Meselson và Stahl có thể phân biệt được các phân tử ADN có tỉ trọng khác nhau bằng phương pháp li tâm sản phẩm ADN được chiết rút từ vi khuẩn. Kết luận: Meselson và Stahl đã so sánh kết quả thực hiệm của họ với kết quả dự đoán tương ứng với các mô hình lý thuyết được minh họa dưới đây. Lần sao chép đầu tiên (lần 1) tạo ra một băng ADN lai "15N - 14N" duy nhất. Két quả này đã loại bỏ mô hình sao chéo kiểu bảo toàn. Lần sao chép thứ hai (lần II) tạo ra một băng ADN nhẹ và một băng ADN lai. Kết quả này đã loại bỏ mô hình sao chép kiểu phân tán. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã kết luận rằng ADN sao chép theo kiểu bán bảo toàn. Điều gì nếu Nếu Meselson và Stahl bắt đầu nuôi vi khuẩn trong môi trường chứa 14N rồi sau đó mới chuyển vi khuẩn sang môi trường chứa 15N, kết quả sẽ như thế nào ? Con người cũng tuân theo những quy luật di truyền và biến dị như ở các sinh vật khác Con người là một thực thể sinh vật nên cũng tuân theo những quy luật di truyền và biến dị như ở các sinh vật khác. Một số ví dụ về sự biểu hiện các quy luật di truyền ở người: - Định luật đồng tính và phân tính: da đen, tóc xoăn, môi dày, mũi cong, mắt nâu, lông mi dài là trội hoàn toàn so với da trắng, môi mỏng, mũi thẳng, mắt xanh, lông mi ngắn. Các tính trạng đều tuân theo đúng định luật Menđen. - Định luật phân li độc lập: sự d truyền nhóm máu, màu mắt là độc lập với sự di truyền hình dạng tóc. - Định luật liên kết gen và hoán vị gen: tật thừa ngón tay và tật đục nhân mắt do 2 gen nằm cùng trên một NST quy định nên có thể di truyền cùng nhau. - Định luật tương tác gen: chiều cao cơ thể được hình thành do tác động cộng gộp của nhiều cặp gen tạo thành một dãy dạng trung gian. - Di truyền giới tính: nam có NST giới tính là XY, nữ có NST giới tính là XX. Trên quy mô lớn, tỷ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1. - Di truyền liên kết với giới tính: bệnh máu khó đông, mù màu do gen lặn nằm trên NST X quy định và di truyền chéo. Tật dính ngòn tay 2, 3 do gen nằm trên NST Y và di truyền thẳng. Một số ví dụ về sự biểu hiện các quy luật biến dị ở người - Biến dị tổ hợp: các con cùng bố mẹ có kiểu gen khác nhau. - Đột biến gen: bệnh hồng cầu lưỡi liềm là do đột biến gen lặn Hbs thành gen trội HbS . Các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ... được di truyền theo gen đột biến trội; bạch tạng, điếc di truyền, câm điếc bẩm sinh được quy định bởi gen đột biến lặn. - Đột biến cấu trúc NST: ung thư máu do đột biến mất đoạn ở NST số 21 - Đột biến dị bội: hội chứng Đao do có 3 NST số 21. Các hội chứng tam nhiễm, Tơcnơ, hội chứng Claiphentơ là do đột biến dị bội ở NST giới tính. - Thường biến: trọng lượng cơ thể tăng giảm theo chế độ dinh dưỡng. Những người ở vùng núi cao, không khí loãng ooxxi có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người sống ở đồng bằng.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.