7 Phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên

pdf
Số trang 7 Phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên 5 Cỡ tệp 7 Phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên 116 KB Lượt tải 7 Phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên 0 Lượt đọc 7 Phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên 3
Đánh giá 7 Phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

7 Phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên Đối với một người lãnh đạo doanh nghiệp nếu có thể sử dụng toàn bộ khả năng của nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí khai thác được tiềm năng vô hạn để một người có thể làm bằng ba người thì không gì lý tưởng bằng. Đây không phải là điều không thể làm được. Chỉ cần bạn giỏi trong việc khích lệ tình cảm, ý chí, phát huy triệt để lòng nhiệt tình và hăng say của nhân viên là có thể thực hiện được bước này. Sau đây là 7 phương pháp phát huy tính tích cực của nhân viên rất phong phú đa dạng. 1. Sự động viên về tiền lương. Hầu hết mọi nhân viên đều hy vọng mình có được thu nhập vừa ý từ công việc. Đãi ngộ tiền lương là phương pháp quan trọng đáp ứng được sự cần thiết trong sự sinh tồn của họ. Có được thu nhập cao về tiền lương không những cho họ cảm thấy cuộc sống được bảo đảm mà còn là biểu hiện tượng trưng về địa lý, vai trò trong xã hội và thành tựu cá nhân, có ý nghĩa tâm lý rất quan trọng. 2. Sự động viên về tiền thưởng. Tiền thưởng là thù lao ngoài sức lao động mục đích của chế độ tiền thưởng là khích lệ tính tích cực lao động vượt mức của mọi người. Trong thực tế khi phát huy tác dụng của việc khích lệ thông qua tiền thưởng, phải chú ý ba điểm sau: Thứ nhất, phải giữ lời hứa, không được để mất lòng tin với nhân viên. Một lần mất lòng tin có thể gây ra hàng trăm, hàng nghìn lần khó khăn trong việc khích lệ. Thứ hai, không được chạy theo chủ nghĩa bình quân. Sự khích lệ về tiền thưởng nhất định phải làm cho nhân viên có biểu hiện tốt nhất trong công việc là người được vừa ý nhất, như vậy có thể làm cho người khác hiểu rõ ý nghĩa thực tế của tiền thưởng. Thứ ba, khiến cho sự gia tăng tiền thưởng quan hệ mật thiết với sự phát triển của doanh nghiệp, để cho nhân viên hiểu được rằng, chỉ khi doanh nghiệp phát triển hưng vượng thì tiền thưởng của bản thân mới không ngừng được nâng cao, mà sự nhận thức này của nhân viên có thể có được hiệu quả về tinh thần tập thể” cùng hội cùng thuyền” 3. Sự khích lệ trong công việc. Sự khích lệ trong công việc chính là sự phong phú của công việc. Sở dĩ sự phong phú của công việc có tác dụng khích lệ là vì nó có thể giúp cho nhân viên. Hình thức chính của sự phong phú trong công việc bao gồm: Mở rộng thành tựu cá nhân, tăng thêm cơ hội khen thưởng, đưa thêm nhiều hoạt động mang tính thách thức và khiến họ phải chịu trách nhiệm, tạo cơ hội thăng tiến hoặc trưởng thành cho mỗi cá nhân. Để cho nhân viên làm việc có hứng thú hơn và khó khăn hơn sẽ giúp nhân viên cùng với việc hoàn thành công việc hàng ngày còn có thể học làm một số công việc khó hơn. Có thể khích lệ nhân viên đi học những lớp học buổi tối để nâng cao kỹ năng, từ đó có thể đảm nhận những công việc khó hơn. Được làm công việc khó hơn sẽ tạo cơ hội cho nhân viên phát huy được bản lĩnh cá nhân, như vậy có thể làm tăng khả năng của họ, giúp họ trở thành một nhân viên có giá trị. Nếu một nhân viên không ngừng phát triển trong công việc, họ thường trở nên vui vẻ, hưng phấn, sức sáng tạo và tài trí thông minh của họ cũng có thể được phát huy triệt để. Khen ngợi chân thành. Khi nhân viên có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc, phải có sự khen ngợi chân thành tùy vào mức độ xuất sắc, không nên dùng những lời nói chung chung qua loa như “ cảm ơn anh đã cố gắng” mà phải dùng những lời nói cụ thể, mang tính phương hướng rõ ràng. “ Phương pháp quản lý của anh đối với nhóm người này thật là tuyệt vời, tôi thật không hiểu anh làm thế nào mà khiến họ làm việc xuất sắc như vậy, sau này cứ thế phát huy nhé!” 4. Khích lệ bằng sự ủng hộ. Mọi người trong doanh nghiệp có thể cảm nhận rõ một điều, đối với một nhân viên thì hai câu nói “tôi cho phép anh làm như vậy” và “tôi ủng hộ anh làm việc đó” có hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Một người quản lý doanh nghiệp tốt, phải thạo trong việc thúc đẩy nhân viên của mình có chủ kiến, biết suy nghĩ về phương pháp làm việc, ủng hộ ý kiến mang tính sáng tạo của nhân viên, tập trung trí tuệ của nhân viên, khai thác tài trí thông minh tiềm ẩn trong não bộ của nhân viên, để tất cả mọi người đều phải động não, dũng cảm sáng tạo. Phải biết yêu thích ý chí tiến thủ và ý kiến độc đáo của cấp dưới, biết yêu thích tính tích cực và tích sáng tạo ở họ, tạo lập một môi trường làm việc rộng rãi, ví dụ như tin tưởng nhân viên, để cho họ tham gia vào việc quản lý. Không có gì có thể sánh bằng việc tham dự đưa ra một số quyết định có lợi hơn cho việc thỏa mãn nhu cầu của nhân viên về việc giao tiếp và làm thế nào để mọi nhân viên đều được tôn trọng. Vì vậy, một người quản lý xuất sắc phải biết để cho nhân viên của mình tham dự vào việc đưa ra mục tiêu, tiêu chuẩn, như vậy sẽ làm cho họ càng cố gắng hơn, từ phát huy được tiềm năng lớn nhất trong họ. 5. Khích lệ bằng sự quan tâm. Được quan tâm và ưu ái, đó là nhu cầu về tinh thần của con người. Nó có thể nối liền về mặt tâm linh, tăng thêm tình cảm giữa con người với con người, khích lệ mọi người phấn đấu đi lên, khai thác tiềm năng của con người. Là một người quản lý doanh nghiệp, bạn cần phải có sự quan tâm đến toàn thể nhân viên, tạo môi trường làm việc hòa thuận, hữu nghị, ấm áp. Nếu một nhân viên được sống trong mọt tập thể đoàn kết, thương yêu lẫn nhau thì sự quan tâm, thông cảm và tôn trọng lẫn nhau có thể làm nảy sinh tâm lý hưng phấn vui vẻ, có lợi cho công việc. 6. Khích lệ sự cạnh tranh. Mọi người thường có tâm lý muốn trở thành người chiến thắng trong sự cạnh tranh. Tổ chức các cuộc thi với nhiều hình thức có thể phát huy lòng nhiệt tình của nhân viên. Có thể phát huy triệt để tính tích cực, khắc phục tâm lý ỷ lại của cá nhân mỗi nhân viên. Vì sự cạnh tranh lấy cá thể làm đơn vị nên sự thành bại của nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cố gắng và tài trí thông minh của bản thân mỗi người, không có điều kiện để sản sinh tâm lý ỷ lại, vì vậy có thể khích lệ cá nhân mỗi người phải cố gắng hơn. Có thể phát huy triệt để tài trí thông minh của cá nhân mỗi người, giúp cho mỗi cá thể có thể phát triển hoàn hảo. Trong quá trình cạnh tranh, mỗi nhân viên phải hoàn thành mọi nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn, điều này thúc đẩy họ phải cố gắng học tập và nâng cao bản thân. 7. Khích lệ thông qua việc nhấn mạnh. Nhấn mạnh ở đây bao gồm hai phương thức chính và phụ. Có sự khẳng định và khen thưởng đối với hành vi ấy được củng cố và duy trì, như vậy gọi là nhấn mạnh. Phải có sự biểu dương và khích lệ đối với những hành vi đúng đắn và những công việc mang lại thành tích. Sự biểu dương và khích lệ là biểu hiện của việc nhấn mạnh theo hướng chính. Ngược lại, sự phủ định và trừng phạt đối với một số hành vi, làm cho chúng giảm thiểu, mất đi. Thưởng phạt có cơ sở, tránh chủ nghĩa bình quân. Mục tiêu rõ ràng, đi dần từng bước từ những bước nhỏ. Tiêu chuẩn hợp lý, thưởng phạt vừa mức. Làm vừa lòng người khác, làm việc có phương hướng rõ ràng.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.