16 bí quyết để hái ra tiền: phần 2 - nxb Đại nam

pdf
Số trang 16 bí quyết để hái ra tiền: phần 2 - nxb Đại nam 43 Cỡ tệp 16 bí quyết để hái ra tiền: phần 2 - nxb Đại nam 615 KB Lượt tải 16 bí quyết để hái ra tiền: phần 2 - nxb Đại nam 0 Lượt đọc 16 bí quyết để hái ra tiền: phần 2 - nxb Đại nam 2
Đánh giá 16 bí quyết để hái ra tiền: phần 2 - nxb Đại nam
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 43 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐỊNH LÝ THỨ TÁM Sản-xuất tăng giá vốn hạ ĐỂ TRÁNH THUA LỖ VÌ TIẾT KIỆM NGUYÊN. LIỆU VÀ QUẢNG CÁO KHÔNG NHẰM CHỖ ĐỊNH LÝ THỨ TÁM SẢN-XUẤT TĂNG GIÁ VỐN HẠ. ĐỊNH LÝ nầy sẽ làm cho các nhà chế-tạo quan-tâm vì nó liên-quan với sự sản-xuất. Nhưng-trong vài phương-diện nó cũng liên-quan đến việc bán và việc phân-phát hànghoá. Nó chứng tỏ rằng càng chế-tạo nhiều càng có lợi – rằng chuyên-chở bằng hoả xa rẻ hơn bằng xe bò — rằng những vật chế-tạo bằng máy rẻ hơn bằng tay và bán một lố dao bao giờ cũng rẻ hơn một con dao. Tuy nhiên người ta vẫn thấy có thừa-trừ, nhưng sự thừa-trừ ấy chỉ là bề ngoài mà thôi, và sở-dĩ có thừa- trừ là do sự sơ-sót của những người “chế-tạo nhiều” hoặc do vài điềukiện đặc-biệt của những người “chế-tạo ít”. Dầu sao đi nữa, định-lý nầy vẫn đứng vững. Định-lý nầy sẽ cắt-nghĩa cho ta rõ lối dùng dụng-cụ tinh-xảo. Nó chỉ cho ta hiểu tại sao người ta dám xài 25 triệu để chỉ dựng lên một lò đúc. Đối với những kẻ chưa nhận rõ bước tấn-triển của sự sản-xuất (production) thì việc tiêu-tốn ấy có vẻ kỳ-quặc, nhưng thật ra thì một cái lò đúc nặng 12 triệu rưởi kí-lô sản-xuất ra vàng và đồng giá rẻ hơn cái lò đúc 25 kí-lô. Thí-dụ như giá thép ngày xưa không thể nào rẻ như ngày nay được. Anh có thể mua tám cân thép với mười xu được. Thép do thợ Pittsburg sản-xuất ngày nay rẻ hơn thép do bọn nô-lệ La-mã sản-xuất hồi xưa. Tại sao? Tại khoa-học và những phát-minh đã giúp cho sự sản-xuất tăng-gia rất nhiều. Tại hầm mỏ Mesaba (Minnesota). tôi thấy hai người lớn và một đứa bé điều-khiển một cái xuổng máy đổ vào những toa xe năm chục tấn khoáng-chất trong năm phút đồng hồ. Nếu công-việc ấy mà giao cho sức người thì phải dùng đến 1.000 người cầm xuổng xúc đổ vào toa xe cứ mỗi phút đồng-hồ một xuổng. Tôi thấy máy Bessemer luyện thành mười tấn sắt ra thép tròng mười phút. Ngày xưa công-việc ấy người ta phải làm ít nữa hai năm mới xong. Trong một xưởng máy ở Chicago, một số máy làm những khoen xích có sức làm mau đến 56 triệu khoen mỗi năm. Với sức sản-xuất phi-thường ấy thì giá vốn tất-nhiên rẻ đến tột bực. SẢN-XUẤT! Hai tiếng ấy chế-ngự nền kỹ-nghệ ngày nay. Người nào hiểu nghĩa hai [8] tiếng ấy trước, sẽ giàu hơn là giàu nữa. Họ sẽ thành triệu phú, tỉ- phú Rockerfeller và [9] A. Carnegie là hai người trong đám cự-phú ấy. A. Carnegie nói: “Tôi luôn-luôn sẵn-sàng chịu tốn năm triệu rười, nếu cần, để làm cho giá vốn một tấn đường rầy hạ bớt 50 xu. Tất cả bí-quyết làm ra bạc triệu của Carnegie ở đó: một dụng-cụ tân-xảo, sản-xuất nhiều, hạ giá-vốn; kết-quả: tăng-gia số lời. Những người cố thu hẹp dụng-cụ sản-xuất là những: “gánh nặng” cho nền kỹ-nghệ; và tệ hơn! đó là những kẻ-thù của nhân-loại. Chính họ có trách-nhiệm một phần nào-trong sự sinh-hoạt đắt-đỏ. Có 3 hạng người phá-hoại sự gia-tăng sản-xuất: 1 — Một vài nhà xã-hội học, có thiện-ý nhưng không thấy xa hay chống-bán với cơgiới (machinisme) bởi họ không thích cạnh-tranh và sợ nạn thất-nghiệp. Nhưng lịch-sử đã chứng tỏ rằng những lo-sợ của họ không có chưn đứng. Sự thật thì nhờ có những dụng-cụ tinh xảo người ta mới có thể bớt chi-phí sản-xuất, gia-tăng sự tiêu-dùng, khuếch-trương doanh-nghiệp và lẽ tất-nhiên gây thêm-nhiều việc làm. Hiện-giờ có nhiều thợ-máy hơn thời-kỳ dùng máy chạy bằng hơi nước. 2. — Vài nhà chính-trị đầu-óc hẹp-hòi. Những nhà chính-trị dầu ở bên Anh-Quốc, Hoa Kỳ hay ở Tây Tạng cũng hay có thói-quen chống với Đại-Kỹ-Nghệ. Những nhà chính-trị — cũng như Tử-thần — hay gây giặc với cái gì vĩ-đại; như vậy để cho các cử-tri chú-ý đến họ hơn. 3. — Một vài nhà kỹ-nghệ lạc bước vào đường doanh-nghiệp. Hoặc do một may-mắn nào hoặc nhờ thừa-hưởng sự-nghiệp của ông cha, họ đặng lên ngồi ghế giám-đốc một xưởng chế-tạo. Trong trường-hợp ấy, lẽ dĩ-nhiên họ không hiểu gì đến những nguyên-tắc căn-bản của nền kỹ-nghệ. Nếu họ có sự-sản đó là nhờ của ông cha để lại chứ không phải do tay họ làm ra. Những người như thế làm sao không thù-ghét sự khuếch-trương? CHẾ TẠO VỚI GIÁ RER-— Từ xưa nay các nhà sản-xuất đều cố-gắng đạt đến mụcđích ấy. Chính đó là lẽ-sống của nền kỹ-nghệ hiện-đại, chính vì lẽ-sống ấy mà nhiều nhà máy vĩ-đại xuất-hiện khắp nơi. Bởi nơi mà người ta có thể làm cho giá hàng-hoá là giảm bớt, là ở xưởng chế-tạo chớ không phải tại cửa hàng. Nhờ sự tăng-gia sản-xuất mà đời sống của ta được tiện-nghi và rẻ. Một tờ báo Times 16 trang chỉ bán với giá 1 xu. Đi một quãng đường dài chỉ tốn bốn xu. Một quyển sách ngót 60.000 chữ giá 3 quan. Một chiếc đồng-hồ quả-quít bảo-đảm 1 năm giá sáu quan. Ai dám bảo kỹ-nghệ khuếch-trương lắm đời sống đắt-đỏ! Hiện giờ anh cũng như tôi có thể mua sắm bao-nhiêu vật món mà vua Càng-long không bao giờ biết. Nếu-nói đời sống xa-hoa đắt-đỏ —-còn có thể tin — nhưng xét cho kỹ khi so-sánh những tiện-nghi mình có thể mua với đồng tiền, thì xa-hoa cũng không phải là đắt-đỏ. Với 60 quan, anh có thể trọ ở [10] khách-sạn Savoy một ngày và có thể cho mình ảo-tưởng là một vị vương-giả! Nhờ có tăng-gia sản-xuất mới có thể làm cho đời sống rẻ bớt và mới có thể phổ-thông sự xa-hoa. Sản-xuất thật nhiều trong một thời-hạn thật ngắn, đó là nguyện-vọng của một người dân thành-thật muốn giúp cho nước nhà cường-thịnh. Về phương-diện bán hàng chúng ta còn lắm điều đáng nói về cái định-lý thứ tám nầy. Chúng ta luôn-luôn tìm được ở đó một luận-chứng để binh-vực những cửa hàng lớn chống lại cửa hàng nhỏ. Định-lý nầy sẽ chỉ cho ta thấy rằng một người bán dạo không thể bán rẻ hơn một cửa hàng lớn. Nếu quả thật người bán dạo ít sở-tổn hơn, thì con số bán của họ cũng chẳng được bao nhiêu! Những nhà hàng lớn như Woolsworth nhờ tổ-chức theo định-lý nầy mà không có một[11] món hàng nào bán tới giá mười xu . Nhờ bán nhiều mà người ta có thể ăn lời mỗi món hàng một, hai xu là cùng. Ta còn có thể đi xa hơn và quả-quyết rằng định-lý nầy còn bào-chữa thêm cho sự quảng-cáo nữa. Nó chứng-tỏ rằng với lối quảng-cáo khéo người ta không cần tăng giá hàng. Thường-thường sự quảng-cáo làm tăng sức bán hàng đến một mực nào đó khiến cho tiền quảng-cáo không còn là tiền tiêu-xài vô-ích mà trở thành tiền tiết-kiệm. Quảng-cáo làm tăng số bán, giảm bớt giá vốn, hạ bớt giá bán và tăng thêm lời. Nhưng nếu thế thì ai là người phải trả tiền quảng-cáo? Không ai trả cả. Sự quảng-cáo đã tự trả tiền cho nó rồi và còn để lại một số lời nữa. Nhưng muốn được vậy, người làm quảng-cáo phải biết khéo làm quảng-cáo mới được. Bất-cứ nơi nào mà nghề thủ-cũng còn thì hàng-hoá chế-tạo không tốt mà giá lại cao. Những pho tượng chạm, những bức tranh vẽ là nhưng sản-phẩm rất đắt giá bởi người ta chỉ sản-xuất mỗi thứ một pho hoặc một bức mà thôi. Kỹ-nghệ đã tiếp tay với nghệ-thuật để sang những bức tranh tuyệt-tác thành ra nhiều bổn, và nhờ đó mà ta có thể mua những bức kiệt-tác với một giá rẻ mạt. Nhờ có máy hát mỗi người chúng ta đều có thể nghe giọng hát của những danh-ca trên thế-giới bất-cứ lúc nào. Điều ấy chứng tỏ rằng sự sản-xuất càng tăng bao nhiêu thì giá bán càng rẻ bấy nhiêu. Định-lý nầy là một trong những nguyên-tắc căn-bổn làm nền-tảng cho văn-minh kỹnghệ và thương-mãi. Nếu người ta hiểu định-lý nầy rõ hơn và đem nó ra phổ-thông sớm hơn thì người ta tránh được biết bao việc làm điên-dại. Nếu tôi là một nhà kỹ-nghệ hay một nhà chế-tạo và nếu tôi muốn con tôi nối bước theo tôi, thì sau bữa điểm-tâm buổi sáng, tôi hội-họp chúng nó lại và hỏi: “Nầy các con, châmngôn trong ngày hôm nay là gì?” Và tất cả sẽ đồng thanh trả lời: ” TĂNG GIA SẢN-XUẤT ĐỂ HẠ GIÁ VỐN.” ĐỊNH LÝ THỨ CHÍN Giá vốn là tổng-số tiền mua ban đầu cộng thêm sở phí gìngiữ ĐỂ CHÚNG TA ĐỪNG MUA VẬT GÌ MÀ KHÔNG SUY NGHĨ VÀ KHÔNG DỰ BỊ TRƯỚC ĐỊNH LÝ THỨ CHÍN GIÁ VỐN LÀ TỔNG-SỐ TIỀN MUA BAN ĐẦU CỘNG THÊM SỞ PHÍ GÌN-GIỮ ĐÓ LÀ một sự thật rõ-ràng như hai với hai là bốn. Nhưng bởi không nhận biết cái định-lý giản-dị và khắc-nghiệt nầy mà lắm xưởng máy, lắm nhà buôn và lắm gia-đình sạtnghiệp. Nếu phải đổi định-lý này thành ra cách-ngôn, tôi sẽ nói: “Trước khi anh định khởicông làm một việc gì, anh hãy nhìn vào định-lý nầy hai lần.” Như phần nhiều định-lý của chúng tôi đã nêu ra định-lý này trong mấy chục năm sau đây đã trở thành quan-trọng lắm. Sở-phí để gìn-giữ (les frais d’entretier) dầu là thuộc về máy-móc hay là đồ dùng trong nhà đã tăng lên với một tỉ-lệ ghê-gớm đến nỗi có những công-việc kinh-doanh cơ-hồ suysụp vì nó. Vào thời xưa làm ăn dễ-dãi, sở-phí gìn-giữ gần như không có. Những máy-móc rắc-rối, cơ-khí phiền-tạp chưa ra đời, những kỹ-nghệ những nhà-buôn còn tiêu-sơ quá. Thưở ấy người ta làm việc để ” kiếm cơm hàng bữa “, với đồng lương tối-thiểu ấy, ngày nay bọn nô-bộc cũng không thèm. Người học nghề thì làm việc thí công, và trong các hiệu buôn bé tí-tẹo người mua không tìm thấy vật gì để mua cả. Còn những nghề làm có tiền thì chắcchắn không có bao nhiêu. Nói và sở-phí gìn-giữ thì ngày nay khác hẳn với ngày trước. Ngày nay chúng ta phải bỏ tiền ra luôn luôn. Mỗi một bước đường chúng ta đều thấy tốn kém; thật vậy, mỗi vật chúng ta mua hình như có một lỗ nẻ — lỗ nẻ để bỏ xu- lỗ nẻ để bỏ bạc cắc, — lỗ nẻ để bỏ bạc đồng. Tiền mua một vật gì chỉ là một số tiền trả trước đó mà thôi. Tiếp theo đó anh còn phải trả thêm nữa. Thí-dụ như anh mua một máy hát. Khi máy hát ấy vào tay anh rồi, anh đã có gì chưa? — Chưa có gì hết. Một mình nó, cái máy hát chưa dùng được việc gì. Cái máy hát ấy chỉ là một cái cớ để anh tốn-tiền mua đĩa hát trọn đời anh, nó chỉ là cái giấy vô cửa để anh có dịp tiêu-phí thêm tiền. Anh mua một chiếc xe hơi. Anh viết một ngân-phiếu. Anh thấy mang-máng rằng anh vừa tiêu một món tiền lớn và tiêu một lần thôi. Kế đó người ta đem đến cho anh một đơn hàng, rồi một đơn hàng khác để đòi tiền anh nữa. Khi anh trả đến cái đơn hàng thứ hai mươi rồi, anh bắt đầu nói rằng chiếc xe hơi của anh là một người làm công mà anh phải trả lương rất đắt: nó hút tiền của anh hơn người xếp kế-toán của anh nhiều. Có những thứ của-cải — như hột xoàng chẳng hạn — mới xem qua hình như không cần phải tốn tiền gìn-giữ, nhưng bề nào anh cũng mất lợi về số tiền bỏ ra mua nó — hột xoàng không làm ra lợi — ngoài ra nó còn có thể bị mất, bị trộm hơn là tiền anh để trong nhà băng. Những vật dùng để trang-sức là những vật luôn- luôn làm hao-tốn, vì một lý-do rất rõràng là món nầy kéo đến món kia. Nếu anh mua một tấm thảm của Đông-phương, anh phải đặt nó lên một sàng nhà xinh-đẹp. Sửa lại sàng nhà cho đẹp, anh phải nghĩ đến việc sơn nhà, quét vôi và do đó anh thấy cần phải mua một cái màn mới, đặt bàn ghế mới v.v.. Một vật mới sắm khiến ta phải thay đổi cả toàn-thể và khiến ta có những ước-muốn mới, nhu-cầu mới. Chữ Tổng-Cộng (Total) là một danh-từ giả-dối nhứt trong ngôn-ngữ thương-mãi. Danh từ ấy là một gánh nặng: anh càng mang lấy nó, nó càng trì nặng trên vai anh; đó là một danh-từ đáng chán và đáng sợ. Không biết bao nhiêu nhà doanh-nghiệp phải sạt-nghiệp vì không làm được một cái bản TỔNG-CỘNG. Một nguyên-giá tổng-cộng (prix coûtant total) không phải là một sản-phẩm giản-dị như [12] món xúp bột, mà là một sản-phẩm hết sức phiền-phức như là món bánh plum-pudding gồm có rất nhiều vị, và muốn dung-hoà các vị ấy cần phải có một tay đầu bếp thiện-nghệ. Kế-toán dùng để tính nguyên-giá ngày nay phải tiến-bộ hơn kế-toán của thời xưa nhiều lắm. Tôi có thể nói theo Kipling rằng: “Người chỉ biết mặt những con số, thì hiểu được gì trong những con số ấy? (Que connait-il des chiffres, celui qui ne connaít que les chiffres?) Những nhà kế-toán chỉ biết làm bộ máy sắp số, cộng, trừ, chia, mà không biết những con số ấy chứa-đựng cái gì, là những nhà kế-toán quá-thời rồi. Nhà kế-toán hiện-đại không phải là một người máy biết toán học, không phải là bộ máy cộng. Một nhà kế toán khác hẳn một bộ máy. Không có bộ máy nào thay thế nhà kế-toán được. Nhà kế-toán không những là người điều-khiển con số, mà còn phải biết con số ấy có nghĩa gì, gợi ra cái gì, và biểu-thị cái gì. Phần đông các công-ty Huê-kỳ dùng những nhà kế-toán có tài và nhận thấy vai trò thiết-yếu của họ: họ lãnh lương-bổng rất hậu và được dự tất cả cuộc hội-họp của hội-đồng quản-trị. Một nhà kế-toán có tài đôi khi có thể cứu-vãn nổi những cửa hàng sắp khánh tận. Ngày nay, giá vốn không phải trước sau như một mà biến-đổi luôn-luôn; ấy là một sự đổi mới không ngừng, một vật linh-động và đồng-thời giả-dối. Anh tưởng rằng đã nắm chặc được nó trong tay: vút một cái nó đã trốn rồi; khi anh tìm nó lại được, anh thấy nó lớn hơn trước. Người nào có tài tính được giá vốn ấy là người biết tìm ra nguyên-do sự lãng-phí (gaspillage). Đó là một lời nói quả-quyết, quan-trọng đáng được ghi nhớ. Trong nhiều trường-hợp, những hãng dùng đến 500 công-nhơn thường có mướn một nhà chuyên-môn tính giá vốn. Ngoài lương-bổng, chủ còn cho y thêm tiền nhà, có khi tiền thuế mà công-việc làm chỉ là áp-dụng phương-pháp mới của kế-toán đặc-biệt. Nếu anh chưa có dịp thấy một nhà kếtoán chuyên-môn ấy làm việc, anh không thể quan-niêm nổi giá-trị của họ. Giá-vốn TỔNG-SỐ = GIÁ TIỀN MUA BAN ĐẦU + SỞ. PHÍ GÌN-GIỮ. Những chữ dùng để giải-thích định-lý nầy là TỔNG-SỐ và GÌN- GIỮ. Hai chữ ấy gợi ra hai ý nầy: nguyên-giá do tất cả những giá tiểu-tiết cộng lại mà ra và số tiền bỏ ra ban đầu thường kéo theo nó nhiều số tiền khác nữa. Trong doanh-nghiệp biết định giá-vốn TỔNG-SỐ là một việc thiết-yếu. Trước hết, anh nên biết (và không khó) giá trước kia như thế nào; kế đến, giá ngày nay như thế nào (cũng là điều dễ nữa); sau hết giá ngày sau ra làm sao: điều sau nầy hết sức hữu-ích và người ta có thể biết tinh-tường được. Anh có thể tiên-đoán các thứ giá một cách tinh-xác hơn là nhà khí-tượng tiên-đoán thời-tiết ngày mai. Anh còn có thể làm hơn nữa: trong nhiều trường-hợp, anh có thể quyđịnh giá được, ghi giá trước một cách chắc-chắn, anh không cần nhìn lại các giá cũ mà tiên-liệu được. Điều cốt-yếu của Khoa-học là tiên-liệu. Không biết trước được tương-lai ít nhiều, tức là không khoa-học. Nếu tôi biết trước được ba phút việc gì sẽ xảy ra ở Thị-trường chứngkhoán (Bourse), chắc-chắn tôi sẽ trở nên nhà giàu nhứt trên thế-giới.. Theo đó, anh thấy cần phải luôn-luôn xem-xét tinh-tường đầy-đủ các nguyên-giá (prix coûtant). Đối với một vấn-đề quan-trọng như vấn-đề nầy không thể ước-chừng được. Phải đem con số thay thế cho sự-kiện (les faits) và đem những bảng kê đồ-biểu thay thế cho con số. Khi một nhà kỹ-nghệ hoặc một thương-gia tiếp nhận mỗi bữa thứ hai, vào buổi trưa, một bảng đồ-biểu (statistique) trong đó ghi bằng mười hàng chữ những kết quả mỗi ngành hoạt-động của cửa hàng y trong tuần-lễ trước, người ấy có cảm-giác cầm vững công-việc của mình trong tay. Nếu trong bảng đồ-biểu ấy đường cong chỉ “lên” thì mọi việc đều trôi chảy, ngành hoạt-động thuộc về đồ-biểu ấy có thể tự sức mình chạy được; nếu đường cong chỉ “xuống”, thì sự trục-trặc sắp xảy ra: cần phải coi chừng ngành hoạt-động ấy, phải dùng sức bên ngoài tiếp-viện nó cũng như tiếp-viện một đạo binh, nếu đội binh ấy bắt đầu thấtthế trước kẻ thù. Đối với phần đông chúng ta, hình như trong công-việc doanh-nghiệp ai cũng cố-gắng để hạ giá vốn. Và sự thật là thế; sự thật ấy sẽ như thế mãi-mãi không có một đạo luật nào có thể bỏ qua vấn-đề hạ giá vốn được. ĐỊNH LÝ THỨ MƯỜI Trước khi ước lượng tiền lời, phải tính tổng-phí. …ĐỂ KHỎI TÍNH NHỮNG SỐ LỜI CAO HƠN SỐ LỜI THẬT SỰ ĐỊNH LÝ THỨ MƯỜI TRƯỚC KHI ƯỚC LƯỢNG TIỀN LỜI, PHẢI TÍNH TỔNG. PHÍ. NGƯỜI được trả tiền sau cùng là người bỏ tiền ra để kinh-doanh. Y phải dám bỏ tiền ra trong khi chưa có gì đảm-bảo sự lời-lãi. Nhiều nhà lý-thuyết ngây-ngô thường cho nhà doanh-nghiệp là ” tay bóc lột ” nhưng chính nhà doanh-nghiệp bị thiệt-thòi hơn cả. Người ta chửi họ nhưng người ta vấn ” móc túi ” của họ. Một nhà tư-bản có sáng-kiến dựng một công-cuộc làm ăn. Họ đem hết sự-nghiệp để thực-hiện, trả tiền nhân-công, nuôi những người cộng-sự chuyên-môn, trả trước các thuếvụ, nuôi sống đủ mọi hạng người. Người chủ có thể bị tai-hoạ, bị đắm tàu, bị cháy nhà, công-việc làm ăn có thể bị thất-bát song những người đã nhờ y mà sống có hề-hấn gì?Y vẫn phải trả tiền, trả đủ mọi thứ tiền, sau rốt khi còn dư phần nào y mới có quyền trả tiền công cho mình !.. Đôi khi, họ chỉ còn cái “cùi” không; lắm khi họ sạt-nghiệp. Và khi ấy chúng ta càng thấy rõ chân-lý của định-lý thứ 10 nầy: “Trước khi ước-lượng tiền-lời, phải tính các tổng-phí” Nhưng có mấy ai nhìn nhận công-trình của nhà tư bản. Người ta thường nghĩ lầm: các nhà tư-bản luôn-luôn “hốt của”, vì thế nhà tư bản bị người ta xem như kẻ thù của xã-hội. [13] Adam Smith cho rằng “sự làm việc là nguồn gốc của tài-sản ” nhưng không nói rõ ông định-nghĩa “sự làm việc” như thế nào. Sự thật thì tài-sản (la richesse) không do sự làm việc mà ra song là do khối óc. Bất-luận ở đâu và ở thời nào, người chỉ có sức làm việc bằng tay chân cũng không làm giàu đặng. Chính có những sáng-chế, những dụng-cụ, những máy-móc tối-tân, sự tìm ra những nguồn [14] lợi mới, làm nẩy sanh tài-sản. James Watt đã góp vào tài-sản của nhân-loại nhiều hơn tất cả những người lao-công của thời ông, hợp lại. Nếu có lợi, số lời ấy nhà tư-bản đã hưởng một cách xứng-đáng. Họ làm việc nhiều hơn ai cả; có ai đảm-bảo sự thua lỗ của họ; có ai trả lương hưu-trí cho họ? Họ làm những việc nhọc-nhằn hơn cả những công-việc bằng tay chân vì họ phải làm việc bằng đầu óc, phải quyết-định, phải dám chịu trách-nhiệm. Nhà tư-bản lý-tưởng cũng hiếm như nhà nghệ-sĩ có tài. Trong sự thành-công của họ, sự may rủi dự phần rất ít, và thường hơn do sự kiên-tâm trì-chí, sự phát-triển không ngừng con người họ. Thường khi người ta nhầm-lẫn nhà tư-bản với người chủ-xướng (promoteur), người đềxướng ra những công-cuộc kinh-doanh mới. Nhưng nhiệm-vụ của hai người khác nhan hẳn. Người chủ-xướng là người có nhiều sáng-kiến, nhưng họ có thể là người chỉ-huy rất
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.